Chính phủ Thụy Điển sắp cập nhật cuốn sổ tay tư vấn khẩn cấp có từ thời Chiến tranh Lạnh khi chiến sự Nga - Ukraine sắp bước sang năm thứ ba.
Theo đài Euronews, việc chính phủ Thụy Điển cập nhật sổ tay tư vấn khẩn cấp về tấn công hạt nhân có từ thời Chiến tranh Lạnh phản ánh mối lo ngại của Stockholm về tình hình an ninh ngày càng xấu đi ở khu vực Biển Baltic - vùng biển được bao bọc bởi một số nước, trong đó có Nga và Thụy Điển.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Thụy Điển Carl-Oskar Bohlin chi biết trong một cuộc họp báo hồi đầu tuần qua, cuốn sách nhỏ sẽ bao gồm những bài học quân đội nước này rút ra từ chiến sự Nga - Ukraine, cũng như lời khuyên về những việc cần làm trong trường hợp xảy ra tấn công hạt nhân.
Bộ trưởng Quốc phòng Thụy Điển nói thêm mối đe dọa quân sự đối với Thụy Điển đã gia tăng từ năm 2018. Điều này càng làm tăng nguy cơ Stockholm bị tấn công, bao gồm tấn công mạng và cả tấn công phá hoại.
Được phát hành lần đầu trong thời kỳ Chiến tranh thế giới II, cuốn sách nhỏ 31 trang này đưa ra lời khuyên thực tế về các cuộc tấn công mạng, khủng bố, đại dịch, các mối đe dọa về môi trường và chiến tranh.
Cuốn sách cũng đưa ra lời khuyên về tự vệ, tạo dựng một lớp phòng thủ về mặt tâm lý, an ninh kỹ thuật số cũng như những việc cần làm trong một cuộc không kích.
Một mục mới được cập nhật nói về cách cầm máu vết thương, cùng đoạn trích về các cuộc tấn công hạt nhân.
"Trong trường hợp bị tấn công bằng vũ khí hạt nhân, hóa học hoặc sinh học, hãy tìm nơi trú ẩn an toàn giống như khi bị không kích. Một nơi trú ẩn có thể bảo vệ chúng ta tốt nhất. Sau một vài ngày, lượng bức xạ giảm mạnh”, phần nói về các cuộc tấn công hạt nhân sắp được cập nhật viết.
Cuốn sổ tay cũng cập nhật sự kiện Thụy Điển chính thức gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) hồi tháng 3 vừa qua, chấm dứt 200 Stockholm trung lập, không tham gia các liên minh bên ngoài.
Hơn 5 triệu bản cập nhật mới sẽ được gửi qua thư đến các hộ gia đình từ ngày 18 đến ngày 29-11, đồng thời chính phủ Thụy Điển cũng phát hành bản kỹ thuật số của cuốn sổ tay này...
Bộ trưởng Bohlin cho biết mục đích cuối cùng của kế hoạch phát hành sổ tay tư vấn khẩn cấp nhằm cung cấp cho các hộ gia đình "kiến thức họ cần để có thể hành động nhanh chóng trong tình huống khẩn cấp".
Báo TG&VN điểm lại một số hoạt động nổi bật của đối ngoại Việt Nam trong tuần từ 19-26/8.
Thúc đẩy hành động toàn cầu về biến đổi khí hậu là thông điệp chính trong chuyến thăm dài ngày tới Đông Nam Á lần này của Giáo hoàng Francis.
Đại sứ Việt Nam tại Nga khẳng định Thủ tướng dự hội nghị BRICS mở rộng là hoạt động đối ngoại cấp cao có ý nghĩa quan trọng, khẳng định chính sách đối ngoại nhất quán của Việt Nam độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa.
Xuân Quê hương 2024 tại Myanmar diễn ra trong không khí đầm ấm, gắn bó nhau hơn của những người Việt xa xứ, với đầy đủ hương vị quê nhà.
Giới chức Paris phát hiện 5 chiếc quan tài phủ quốc kỳ có dòng chữ 'Lính Pháp ở Ukraine' gần chân tháp Eiffel và đã bắt ba nghi phạm để điều tra.
Tổng thống Mỹ Biden tuyên bố Mỹ sẽ 'không từ bỏ Ukraine' bất chấp việc viện trợ bị đưa khỏi dự luật chi tiêu, còn quan chức EU khẳng định Ukraine cần thêm viện trợ quân sự và EU sẽ tiếp tục hỗ trợ.
Kẻ trộm trả lại tượng gà trống vàng cho dân làng Bessan, tây nam đất nước, sau khi đánh cắp món đồ này gần 25 năm trước.
Tổng thống Macron đang tích cực thúc đẩy ý tưởng triển khai sĩ quan huấn luyện tới Ukraine, song động thái này có thể khiến Pháp đối mặt nhiều vấn đề.
Nhóm ly khai MNDAA dường như đã giành quyền kiểm soát một cửa khẩu ở bang Shan của Myanmar, tại khu vực giáp biên giới với Trung Quốc.