Thường vụ Quốc hội đề nghị không thành lập tòa phúc thẩm chuyên biệt

10:10 26/05/2024

Mặc dù tán thành việc thành lập các tòa án sơ thẩm chuyên biệt nhưng Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị không thành lập tòa phúc thẩm chuyên biệt.

Ảnh minh họa hội đồng xét xử tại phiên tòa - Ảnh: TUYẾT MAI

Theo chương trình, ngày 28-5, Quốc hội sẽ thảo luận dự án Luật Tổ chức Tòa án nhân dân sửa đổi.

Tán thành lập các tòa án sơ thẩm chuyên biệt

Tại báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết nhiều ý kiến tán thành đề xuất thành lập tòa án sơ thẩm chuyên biệt. Trong đó đề nghị quy định ngay trong dự luật các tòa án sơ thẩm chuyên biệt.

Có ý kiến đề nghị không cần quy định các tòa án chuyên biệt cụ thể trong dự luật. Một số ý kiến không tán thành đề xuất thành lập tòa án chuyên biệt.

Một số ý kiến đề nghị làm rõ vấn đề liên quan đến tòa án chuyên biệt (như nhiệm vụ, quyền hạn của các tòa án này, nơi đặt trụ sở, số lượng, phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ, tiêu chuẩn, điều kiện của thẩm phán...).

  • Đổi tên tòa án cấp huyện, tỉnh có phải ‘bình mới rượu cũ’?ĐỌC NGAY

Có ý kiến đề nghị phân biệt tòa án sơ thẩm chuyên biệt với tòa chuyên trách. Cũng có ý kiến đề nghị thành lập các tòa phúc thẩm chuyên biệt...

Về các ý kiến này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu rõ thực tiễn cho thấy, án hành chính rất khó và phức tạp, xảy ra ngày càng nhiều ở các lĩnh vực quản lý Nhà nước.

Nếu không có quy định phù hợp, có thể ảnh hưởng đến tính độc lập của thẩm phán và hội thẩm nhân dân khi xét xử, giải quyết loại án này.

Vụ việc sở hữu trí tuệ và vụ việc phá sản tuy số lượng chưa nhiều, nhưng tính chất phức tạp và ngày càng tăng theo sự phát triển kinh tế của đất nước.

Giải quyết vụ việc sở hữu trí tuệ, phá sản cần có đội ngũ cán bộ chuyên sâu về pháp luật, được đào tạo, hiểu biết về các lĩnh vực chuyên môn.

Việc thành lập tòa án sơ thẩm chuyên biệt hành chính, sở hữu trí tuệ và phá sản (gọi chung là tòa án chuyên biệt) để giải quyết các vụ việc đặc thù nêu trên, đáp ứng yêu cầu thực tiễn và hội nhập quốc tế về tư pháp.

Do đó, tiếp thu ý kiến đại biểu, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành việc thành lập các tòa án chuyên biệt, đồng thời quy định các tòa án chuyên biệt cụ thể ngay trong dự thảo luật để phù hợp với quy định của Hiến pháp.

Về đề nghị thành lập tòa phúc thẩm chuyên biệt, Thường vụ Quốc hội nhận thấy, Tòa án nhân dân cấp cao có các tòa chuyên trách (dân sự, kinh tế, hành chính,...) để xét xử phúc thẩm các bản án, quyết định của tòa án cấp sơ thẩm, bị kháng cáo, kháng nghị.

Về cơ bản, các thẩm phán công tác tại các tòa chuyên trách Tòa cấp cao có trình độ chuyên môn sâu về các lĩnh vực có liên quan. Việc xét xử của các tòa chuyên trách bảo đảm tính độc lập theo quy định của pháp luật.

Điều 50 dự luật quy định tòa cấp cao có thẩm quyền phúc thẩm các bản án, quyết định của tòa án chuyên biệt bị kháng cáo, kháng nghị.

Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị không thành lập tòa phúc thẩm chuyên biệt, bảo đảm không phát sinh thêm bộ máy.

Điều kiện bổ nhiệm thẩm phán

Báo cáo cũng nêu một số ý kiến không tán thành quy định về tuổi bổ nhiệm thẩm phán từ đủ 28 tuổi trở lên, thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao từ đủ 45 tuổi trở lên, có ý kiến đề nghị nâng tuổi bổ nhiệm thẩm phán từ 28 tuổi lên 30 tuổi.

Có ý kiến tán thành quy định của dự luật, có ý kiến đề nghị chỉ cần quy định có thời gian công tác pháp luật từ 5 năm trở lên...

Về nội dung này, Thường vụ Quốc hội nhận thấy dự luật quy định về độ tuổi để bổ nhiệm thẩm phán từ đủ 28 tuổi trở lên cơ bản tương thích với điều kiện bổ nhiệm thẩm phán sơ cấp theo quy định luật hiện hành (có thời gian làm công tác pháp luật từ 5 năm trở lên).

Việc quy định độ tuổi bổ nhiệm thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao từ đủ 45 tuổi trở lên cũng tương tự về độ tuổi bổ nhiệm theo luật hiện hành.

Quy định tuổi bổ nhiệm thẩm phán như dự luật bảo đảm cho người được giới thiệu bổ nhiệm thẩm phán có đủ thời gian hoàn thành các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của luật này. Quy định tiêu chuẩn thẩm phán tại điều 94 là phù hợp.

Về đề nghị quy định cụ thể thời gian làm công tác thực tiễn pháp luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, điều 94 dự luật quy định các tiêu chuẩn chung với thẩm phán, trong đó có tiêu chuẩn có thời gian làm công tác thực tiễn pháp luật.

Điều 95 quy định điều kiện bổ nhiệm thẩm phán, trong đó quy định có thời gian làm công tác pháp luật từ 5 năm trở lên, có năng lực xét xử, giải quyết những vụ việc thuộc thẩm quyền của tòa án theo quy định của pháp luật. Do đó, đề nghị cho giữ như quy định dự luật.

Có thể bạn quan tâm
Đình chỉ vụ án đối với Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu

Đình chỉ vụ án đối với Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu

11:30 05/01/2024

Viện KSND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết, ngày 3/1, đơn vị đã có quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can Nguyễn Văn Hải, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh do xét thấy hậu quả do các hành vi của bị can gây ra đã được khắc phục, không còn nguy hiểm cho xã hội. Viện KSND tỉnh cũng hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn 'cấm đi khỏi nơi cư trú' và hủy bỏ quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với ông Hải. Trước đó, ngày 14/11/2023, ông Nguyễn Văn Hải đã...

Phát hiện 50 đối tượng dương tính ma túy tại nhà hàng Night Club

Phát hiện 50 đối tượng dương tính ma túy tại nhà hàng Night Club

21:20 13/07/2023

Trong số 50 đối tượng vừa bị phát hiện dương tính với ma túy tại nhà hàng Night Club, số 33-35 Bàu Trảng 3, phường Thanh Khê Tây, quận Thanh...

Hai thập kỷ truy tìm sát thủ rình rập phụ nữ đạp xe một mình

Hai thập kỷ truy tìm sát thủ rình rập phụ nữ đạp xe một mình

00:20 26/10/2023

Vụ án hai cô gái bị hãm hiếp, sát hại khi đạp xe buổi tối bế tắc suốt hơn hai thập kỷ và được phá nhờ cảnh sát giăng bẫy để lấy ADN của nghi phạm.

Tổ quốc nhìn từ biển: Cả nước vì Trường Sa

Tổ quốc nhìn từ biển: Cả nước vì Trường Sa

07:30 26/05/2023

TP - Kiên gan bền chí nơi tuyến đầu sóng gió, hình ảnh những người lính nơi đảo xa và nhà giàn DK1 chắc tay súng quyết giữ vững chủ quyền từng tấc đảo, sải biển thiêng liêng của Tổ quốc khiến mọi người trong đoàn công tác rưng rưng và cảm phục. Phút chia tay, những tiếng hô như vỡ tung lồng ngực vang lên át cả tiếng sóng biển gầm gào: Cả nước vì Trường Sa! Trường Sa vì cả nước!

Hà Nội mổ xẻ nguyên nhân cháy nhiều

Hà Nội mổ xẻ nguyên nhân cháy nhiều

20:30 01/07/2024

Phó giám đốc Công an Hà Nội và đại biểu HĐND đã chỉ ra hàng loạt nguyên nhân khiến thành phố xảy ra nhiều vụ cháy nghiêm trọng, làm nhiều người chết.

Ngư dân trúng mẻ cá chim vàng, thu về hơn 300 triệu sau một đêm ra khơi

Ngư dân trúng mẻ cá chim vàng, thu về hơn 300 triệu sau một đêm ra khơi

17:20 28/04/2024

Một nhóm ngư dân ở Hà Tĩnh vừa đánh bắt được một mẻ cá chim vàng hơn 1 tấn, thu về hơn 300 triệu đồng sau một đêm ra khơi.

Hai nhóm công nhân hỗn chiến khiến nhiều người bị thương

Hai nhóm công nhân hỗn chiến khiến nhiều người bị thương

16:10 02/01/2024

Trong quá trình thi công công trình tại Khu Công nghiệp Hoàng Mai 1 (thị xã Hoàng Mai, Nghệ An), 2 nhóm công nhân xảy ra mâu thuẫn nên đã lao vào hỗn chiến khiến nhiều người bị thương.

Lâm Đồng: Cả 3 đơn vị đăng kiểm xe cơ giới đã hoạt động trở lại

Lâm Đồng: Cả 3 đơn vị đăng kiểm xe cơ giới đã hoạt động trở lại

11:30 11/04/2023

Sau khi bị đóng cửa phục vụ điều tra về sai phạm đăng kiểm, hiện cả 3 trạm đăng kiểm của tỉnh Lâm Đồng đặt ở thành phố Đà Lạt, huyện Bảo Lộc và Đức Trọng, đã mở lại để phục vụ nhu cầu của người dân.

Cải tạo rạch ở Cần Thơ làm nhà dân lún, có nguy cơ sập đổ

Cải tạo rạch ở Cần Thơ làm nhà dân lún, có nguy cơ sập đổ

14:30 12/04/2024

Công trình cải tạo rạch Mương Củi ở Cần Thơ làm nền nhà người dân sụp lún, thiệt hại hàng trăm triệu đồng.

Co loi xay ra
Co loi xay ra