Tòa Hiến pháp Thái Lan tuần này xét xử và có thể ra phán quyết khiến Thủ tướng Srettha mất chức vì bổ nhiệm một bộ trưởng từng ngồi tù.
Hàng chục thượng nghị sĩ Thái Lan hồi tháng 5 đệ đơn kiện yêu cầu bãi nhiệm Thủ tướng Srettha Thavisin, do ông đã bổ nhiệm Pichit Chuenban, một luật sư từng ngồi tù, làm bộ trưởng Văn phòng Thủ tướng trong cuộc cải tổ nội các. Tòa án Hiến pháp Thái Lan sẽ xét xử vụ kiện trong tuần này.
Ông Pichit, có quan hệ thân thiết với Thủ tướng Srettha, từng ngồi tù 6 tháng vì tội danh liên quan đến tham nhũng năm 2008. Sau khi các thượng nghị sĩ đệ đơn kiện, ông Pichit đã tuyên bố rời nội các hôm 21/5 để bảo vệ Thủ tướng. Ông Srettha cũng khẳng định ông Pichit đã trải qua quá trình thẩm tra lý lịch kỹ lưỡng.
Thủ tướng Srettha cho biết nếu không bị phế truất sau phán quyết của Tòa Hiến pháp, ông sẽ tiến hành một đợt cải tổ nội các mới. Nếu ông bị bãi nhiệm, Pheu Thai, đảng chiếm đa số trong liên minh cầm quyền, sẽ phải đề cử một ứng viên mới thay thế vị trí của ông.
Ứng viên của Pheu Thai sẽ phải nhận được số phiếu ủng hộ quá bán từ 500 hạ nghị sĩ và 250 thượng nghị sĩ trong quốc hội để trở thành tân thủ tướng.
Tòa án Hiến pháp Thái Lan từng phế truất một số thủ tướng, song chuyên gia Thitinan Pongsudhirak nhận định ông Srettha sẽ không bị như vậy.
"Tôi nghĩ ông Srettha sẽ vượt qua vì rất khó tìm được người thay thế. Ông ấy cũng không làm gì sai và làm việc rất chăm chỉ", ông Thitinan nhận xét.
Paetongtarn Shinawatra, lãnh đạo đảng Pheu Thai cầm quyền, hồi tháng 5 cũng bày tỏ tin tưởng ông Srettha sẽ không bị bãi nhiệm và khẳng định bà chưa sẵn sàng trở thành thủ tướng.
"Sẽ không có chuyện gì với Thủ tướng. Ông ấy sẽ tiếp tục nỗ lực để xử lý các vấn đề kinh tế đang ảnh hưởng tới người dân", bà Paetongtarn nói.
Ông Srettha, 61 tuổi, vốn là trùm bất động sản mới gia nhập chính trường từ năm ngoái, trở thành Thủ tướng Thái Lan vào tháng 8/2023, chấm dứt ba tháng bế tắc chính trị ở nước này. Sau khi nắm quyền, ông Srettha cam kết ủng hộ hôn nhân đồng giới, đề xuất đảo ngược chính sách hợp pháp hóa cần sa và tuyên bố sẽ thực thi chính sách phát 10.000 baht (276 USD) cho người dân để kích thích kinh tế.
Ngọc Ánh (Theo AFP)
Nga trong đêm và cho đến sáng nay 16-10 đã tấn công nhiều vùng của Ukraine bằng drone, trong đó có vùng Kiev sát thủ đô.
Derek Chauvin, cựu cảnh sát ghì chết người đàn ông da màu George Floyd, được cho là bị một phạm nhân đâm trong nhà tù liên bang.
Quyết định của UAE cho phép Ấn Độ xây dựng ngôi đền Hindu, dự kiến khánh thành vào ngày 14/2, thể hiện quan hệ hợp tác thực sự sâu sắc giữa hai nước và nhận thức chung về “Hai quốc gia, Một tầm nhìn”.
Azerbaijan đã tiến hành một chiến dịch chớp nhoáng để kiểm soát Karabakh, khiến hàng nghìn người dân tộc Armenia phải rời bỏ nhà cửa và chạy trốn xung đột.
Ngày 29/1, Bộ Năng lượng Ukraine thông báo sẽ bắt đầu xây dựng 4 lò phản ứng hạt nhân mới trong năm nay.
Trong nhiều video chiến trường của Nga, có một 'thủ phạm' nổi bật, chịu trách nhiệm cho hàng chục vụ tấn công vào thiết bị của Ukraine: drone Lancet kamikaze.
Tư lệnh lục quân Ukraine thừa nhận giao tranh ở tỉnh Kharkov 'phức tạp', khi Nga liên tục tiến công bằng lực lượng và khí tài áp đảo.
Tình báo Thổ Nhĩ Kỳ có thể đã báo trước cho Nga về âm mưu tấn công thứ hai của tổ chức IS nhắm vào một trung tâm thương mại.
Ngoại trưởng Israel nói nước này sẽ tấn công trực tiếp lãnh thổ Iran nếu Tehran có hành động tương tự, trong bối cảnh căng thẳng song phương gia tăng.