Rạng sáng 16-11, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân lên chuyên cơ rời Hà Nội, hướng đến điểm dừng chân đầu tiên trong chuyến công du là Brazil.
Khoảng 1h sáng 16-11, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân lên chuyên cơ. Máy bay cất cánh không lâu sau đó, đưa ông đến thành phố Rio de Janeiro của Brazil.
Cách đây 14 tháng, vào tháng 9-2023, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đến Brazil cho chuyến thăm chính thức. Còn lần này, cũng theo lời mời của Tổng thống Brazil Lula da Silva, Thủ tướng sẽ trở lại quốc gia lớn nhất Nam Mỹ để tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 năm 2024.
Đây là lần đầu tiên Thủ tướng Phạm Minh Chính dự thượng đỉnh G20. Càng đặc biệt hơn khi lời mời tham dự được gửi đến Việt Nam khi nước ta không đang giữ chức chủ tịch luân phiên của diễn đàn, cơ chế đa phương nào.
Tháp tùng Thủ tướng có Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ và Bộ trưởng các bộ Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Lao đông - Thương binh và Xã hội. Ngoài ra còn có lãnh đạo các bộ Quốc phòng; Công an; Ngoại giao; Công thương; Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam.
Việt Nam từng được mời dự G20 khi là Chủ tịch APEC năm 2017, Chủ tịch ASEAN năm 2010 và 2020. Năm 2019, khi Việt Nam không giữ cương vị chủ tịch luân phiên nào, Nhật Bản cũng đã mời lãnh đạo Việt Nam đến thượng đỉnh G20.
"Điều đó thể hiện cộng đồng quốc tế, trong đó có chủ nhà Brazil, ngày càng coi trọng vai trò của nền kinh tế Việt Nam trong nền kinh tế thế giới, cũng như ảnh hưởng và đóng góp của Việt Nam tại các cơ chế đa phương toàn cầu", Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Thanh Bình nhận định.
Trong lần thứ năm Việt Nam được mời, ngoài hội nghị thượng đỉnh, ta còn được mời tham dự các hội nghị của G20 ở các kênh ngoại giao, nông nghiệp và khoa học công nghệ.
Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Thanh Bình cho biết Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ phát biểu tại hai phiên họp của G20 trong ngày 18 và 19-11, với hai chủ đề quan trọng lần lượt là "Cuộc chiến chống đói nghèo" và "Phát triển bền vững và chuyển đổi năng lượng".
Người đứng đầu Chính phủ dự kiến chia sẻ những bài học quý báu về chống đói nghèo - một lĩnh vực Việt Nam nhiều kinh nghiệm và đã đạt thành tựu to lớn, được cả thế giới ghi nhận và đánh giá cao.
Đồng thời, ông cũng sẽ trao đổi quan điểm, cách tiếp cận và triển khai chiến lược phát triển bền vững, chuyển đổi năng lượng của Việt Nam trong giai đoạn tới. Trong dịp này, Thủ tướng cũng sẽ giới thiệu đến G20 việc Việt Nam sẽ đăng cai Hội nghị thượng đỉnh Đối tác vì tăng trưởng xanh và Mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) lần thứ tư vào năm 2025.
Để thể hiện sự đoàn kết trong tìm kiếm giải pháp về quản trị toàn cầu, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ hưởng ứng Lời kêu gọi hành động về cải cách quản trị toàn cầu.
Khẳng định cam kết trong ứng phó các thách thức toàn cầu, Thủ tướng cũng sẽ dự lễ phát động Sáng kiến "Liên minh toàn cầu chống đói nghèo" với tư cách thành viên sáng lập.
Ngoài các hoạt động trên, những cuộc tiếp xúc của Thủ tướng Phạm Minh Chính với lãnh đạo các nước, tổ chức quốc tế trong khuôn khổ hội nghị thượng đỉnh G20 sẽ là dịp để làm sâu sắc hơn nữa quan hệ trên nhiều lĩnh vực, nhất là thương mại, đầu tư, hợp tác phát triển và tiếp tục triển khai hiệu quả đường lối đối ngoại của Việt Nam.
Thủ tướng cũng sẽ có cuộc gặp với Tổng thống Brazil Lula da Silva để trao đổi các định hướng lớn và biện pháp thực chất nhằm thúc đẩy quan hệ song phương lên tầm cao mới.
Ngoài các hoạt động trên, người đứng đầu Chính phủ sẽ tham dự một số hoạt động song phương với Brazil nhân dịp kỷ niệm 35 năm ngày hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao, trong đó có tham gia lễ khánh thành biển kỷ niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh tại thành phố Rio de Janeiro.
5 người đàn ông, trong đó có một công dân Anh, bị buộc tội liên quan đến hoạt động thù địch nhà nước nhằm mục đích làm lợi cho Nga.
Nhóm dân quân ủng hộ Ukraine nói đã kiểm soát làng Gorkovsky ở tỉnh Belgorod của Nga, mục tiêu thứ hai từ khi nhóm này tấn công qua biên giới.
Ukraine đề nghị người dân tại tỉnh biên giới Kursk của Nga di tản sang nước này, khi giao tranh đang diễn ra căng thẳng tại khu vực.
Các nghị sĩ Chile bày tỏ ngưỡng mộ trước những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội cũng như truyền thống lịch sử, uy tín và vị thế quốc tế của Việt Nam.
Bộ trưởng Năng lượng Galushchenko nói các cuộc tập kích bằng UAV và tên lửa quy mô lớn của Nga khiến hạ tầng năng lượng Ukraine tổn thất hơn một tỷ USD.
Ông chủ WikiLeaks Assange đồng ý nhận tội trong thỏa thuận với Bộ Tư pháp Mỹ để tránh bị ngồi tù ở nước này và có thể quay về Australia.
Sau gần hai năm xung đột Nga - Ukraine, hầu hết lãnh đạo châu Âu vẫn ủng hộ Kiev, song họ đối mặt làn sóng mệt mỏi gia tăng từ người dân trong nước.
Bắc Kinh nói việc sử dụng vũ lực nhắm vào nhóm ly khai và sự can thiệp của các thế lực bên ngoài, không nhắm vào đại đa số người dân Đài Loan.
Tướng Kulishov nói NATO đang tăng cường hoạt động huấn luyện gần biên giới phía đông để chuẩn bị cho kịch bản tấn công Nga bằng vũ khí hạt nhân.