Ngày 11/10, ngày làm việc cuối cùng trong chương trình Hội nghị cấp cao ASEAN, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN-Liên hợp quốc lần thứ 14.
Hội nghị cấp cao ASEAN-Liên hợp quốc lần thứ 14 |
Toàn cảnh Hội nghị cấp cao ASEAN-Liên hợp quốc lần thứ 14. (Ảnh: Quang Hòa) |
Tại Hội nghị cấp cao ASEAN-Liên hợp quốc (LHQ) lần thứ 14, Tổng thư ký LHQ đánh giá cao quan hệ Đối tác toàn diện ASEAN-LHQ đang phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết, hiện đã thực sự trở thành mối quan hệ đối tác mang tầm chiến lược, mong muốn cùng ASEAN đẩy mạnh ưu tiên hợp tác trên 4 lĩnh vực bao gồm kết nối, tài chính, khí hậu, và bảo đảm hòa bình, trong đó nhấn mạnh coi trọng vai trò của ASEAN là người kết nối, kiến tạo và sứ giả hòa bình.
Lãnh đạo các nước ASEAN đánh giá cao kết quả Hội nghị thượng đỉnh Tương lai của LHQ tháng 9 vừa qua, góp phần thúc đẩy chủ nghĩa đa phương và hợp tác quốc tế về các vấn đề cấp bách như biến đổi khí hậu, an ninh lương thực, ứng phó với thách thức, khủng hoảng, vì mục tiêu phát triển bền vững. ASEAN sẽ tiếp tục thúc đẩy hợp tác với LHQ trong ứng phó các thách thức an ninh phi truyền thống, chống khủng bố và tội phạm xuyên quốc gia, buôn bán động vật hoang dã, nghị sự phụ nữ - hòa bình và an ninh, bảo đảm an ninh lương thực, chuyển đổi năng lượng bền vững, y tế, phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm, nông nghiệp, phúc lợi xã hội, xóa đói nghèo, giáo dục chất lượng cao, phát triển du lịch bền vững, quản lý thiên tai, bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu… cũng như các nỗ lực chung giải quyết các vấn đề khu vực và toàn cầu, thúc đẩy hòa bình, ổn định, thịnh vượng và phát triển bền vững.
Nhấn mạnh tầm quan trọng của mối quan hệ Đối tác toàn diện ASEAN-LHQ và kết quả triển khai Kế hoạch hành động 2021-2025 với tỷ lệ triển khai 90%, ASEAN và LHQ nhất trí tiếp tục tăng cường và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ và hợp tác, hỗ trợ các nỗ lực xây dựng Cộng đồng của ASEAN, góp phần giải quyết hiệu quả các thách thức toàn cầu và khu vực, vì hòa bình, thịnh vượng và phát triển bền vững. Hai bên nhất trí xây dựng Kế hoạch hành động giai đoạn 2026-2030, cũng như phối hợp triển khai hiệu quả Lộ trình tương hỗ gắn kết Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025 và Chương trình nghị sự của LHQ về Phát triển bền vững đến 2030.
Hội nghị cấp cao ASEAN-Liên hợp quốc lần thứ 14 tại Vientaine, Lào. (Ảnh: Quang Hòa) |
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị cấp cao ASEAN-Liên hợp quốc lần thứ 14 tại Vientiane, Lào, ngày 11/10. (Ảnh: Quang Hòa) |
Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính chúc mừng Tổng thư ký LHQ đã tổ chức thành công chuỗi sự kiện trong Tuần lễ cao cấp của Đại hội đồng LHQ khóa 79 với tâm điểm là Hội nghị thượng đỉnh Tương lai với ý nghĩa lịch sử, góp phần tăng cường hợp tác quốc tế và củng cố chủ nghĩa đa phương nhằm thúc đẩy thực hiện các mục tiêu chung, đặc biệt là các Mục tiêu phát triển bền vững. Trước những vấn đề xảy ra hiện nay trên thế giới đều tác động đến toàn cầu, toàn dân, toàn diện, Thủ tướng nhấn mạnh phải đề cao chủ nghĩa đa phương, kêu gọi đoàn kết quốc tế, nhất là vai trò, vị trí trung tâm, quan trọng của LHQ và cá nhân Tổng thư ký LHQ.
Trên nền tảng vững chắc đã được ASEAN và LHQ xây dựng trong những thập kỷ qua, Thủ tướng đề nghị hai bên cần tăng cường phối hợp hành động ứng phó với các thách thức toàn cầu, đóng góp tích cực cho phát triển xanh và bền vững. ASEAN và LHQ cần phối hợp chặt chẽ, bảo đảm sự kết nối, bổ trợ lẫn nhau trong triển khai Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2045 và các “Văn kiện vì tương lai” vừa được thông qua tại Hội nghị thượng đỉnh Tương lai.
Nhân dịp này, Thủ tướng gửi lời cảm ơn LHQ đã nhanh chóng hỗ trợ các nước ASEAN khắc phục những thiệt hại nặng nề do cơn bão Yagi gây ra, đồng thời mong muốn LHQ tiếp tục phối hợp, hỗ trợ ASEAN, trong đó có các nước tiểu vùng sông Mekong tăng cường khả năng chống chịu trước thiên tai và chủ động quản lý, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu, thúc đẩy chuyển đổi năng lượng công bằng.
Hội nghị cấp cao ASEAN-Liên hợp quốc lần thứ 14 |
Các nhà Lãnh đạo tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN-Liên hợp quốc lần thứ 14, ngày 11/10. (Ảnh: Quang Hòa) |
Thủ tướng nhấn mạnh, trên cơ sở cùng chia sẻ lợi ích và giá trị trong việc đề cao chủ nghĩa đa phương, tôn trọng luật pháp quốc tế, ASEAN và LHQ cần tiếp tục phối hợp để đóng góp tích cực, hiệu quả vào nỗ lực chung bảo đảm môi trường hòa bình, an ninh và ổn định trên thế giới và khu vực Đông Nam Á. ASEAN sẵn sàng phối hợp chặt chẽ với LHQ tiếp tục thúc đẩy gìn giữ hoà bình, tăng cường đối thoại, hợp tác, xây dựng lòng tin, hình thành các chuẩn mực ứng xử giữa các quốc gia trên tinh thần thượng tôn pháp luật. Theo đó, mong muốn LHQ quan tâm, đóng góp tích cực hơn nữa cho duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, ủng hộ lập trường chung của ASEAN về Biển Đông, giải quyết các tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, nỗ lực sớm đạt được Bộ Quy tắc COC thực chất, hiệu lực, phù hợp với luật pháp quốc tế, nhất là Công ước UNCLOS 1982, góp phần xây dựng Biển Đông trở thành vùng biển hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển bền vững.
Đánh giá cao và ủng hộ các nỗ lực, sáng kiến và đóng góp của LHQ và cá nhân Tổng thư ký LHQ nhằm giải quyết các xung đột và điểm nóng, trong đó có các cuộc xung đột ở Trung Đông hiện nay, Thủ tướng bày tỏ quan ngại về những ý kiến chỉ trích, thiếu công tâm, hành động gây cản trở, khó khăn cho Tổng thư ký LHQ trong việc thực hiện trọng trách của mình, nhất là các nỗ lực trung gian hoà giải, cứu trợ nhân đạo và thúc đẩy đối thoại giữa các bên liên quan hướng tới giải pháp lâu dài, bền vững.
Thủ tướng bày tỏ nhất trí cao với lời kêu gọi của các nước, của LHQ và cá nhân Tổng thư ký LHQ về việc các bên liên quan cần chấm dứt tình trạng bạo lực, ngừng bắn ngay lập tức; đảm bảo việc cung cấp viện trợ nhân đạo khẩn cấp cho người dân; thả con tin và thúc đẩy đàm phán hoà bình trên cơ sở “giải pháp hai nhà nước”, phù hợp luật pháp quốc tế, các Nghị quyết liên quan của LHQ, đáp ứng lợi ích chính đáng của các bên liên quan và nhất là những người dân vô tội.
GS.TS Nguyễn Lân Việt, Chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam - nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Y Hà Nội - người trực tiếp tham chữa trị cho bệnh nhân nhận định đây là trường hợp hiếm gặp trong y học. Hình ảnh siêu âm tim và chụp cắt lớp vi tính cho thấy khối phình động mạch chủ rất lớn có đường kính lên đến gần 10cm (kích thước bình thường là dưới 3cm, nếu từ 5,5cm trở lên thì cần phải phẫu thuật). “Chỉ riêng khối phình này, nếu không phát hiện kịp...
Là một tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Với sự nỗ lực, cố gắng của cả hệ thống chính trị các cấp, cùng sự chung tay góp sức của nhân dân, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Hoà Bình đã đạt được những thành tựu quan trọng. Nó thực sự trở thành “cú hích” cho sự phát triển vùng nông thôn trong tỉnh.
Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt huyện Sơn Hà, Quảng Ngãi 'đắp chiếu', khuôn viên sạch như công viên, còn vây quanh nhà máy là những núi rác lớn.
Nhóm người nhỏ tuổi cướp tài sản ở một quán nước xã Hàm Ninh (TP Phú Quốc) bị lực lượng công an địa phương bắt giữ.
Công an thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, đang điều tra vụ cố ý gây thương tích xảy ra vào tối 10/10 tại xã Thiện Nghiệp (thành phố Phan Thiết, Bình Thuận).
Mâu thuẫn khi tranh giành khách, hai tài xế xe buýt ở Nghệ An rượt đuổi, chèn ép nhau trên quốc lộ 1, bị công an tạm giữ hình sự.
Sáng 1/3, tại Bến tàu không số K15 (quận Đồ Sơn, TP. Hải Phòng), Hội Truyền thống đường Hồ Chí Minh trên biển Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 56 năm cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 và 4 tàu của Đoàn tàu không số đi làm nhiệm vụ đặc biệt trong chiến dịch.
* Xin cho hỏi người theo các tôn giáo, ca sĩ, cầu thủ, vận động viên, du học, xuất khẩu lao động có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Bạn đọc diac****@gmail.com gửi câu hỏi.
Liên quan đến bài viết với nội dung ' quán phở ở Hà Nội đuổi khách khỏi quán vì ngồi xe lăn' của một nam TikToker đang gây xôn xao...