Thủ tướng nói về nguy cơ nửa diện tích ĐBSCL chìm dưới mực nước biển

11:30 05/04/2023

TPO - Theo Thủ tướng, lưu vực sông Mekong đang đứng trước những thách thức rất lớn. Là quốc gia nằm ở cuối nguồn sông Mekong, Việt Nam đang cảm nhận rõ nét nhất những tác động nặng nề này. Năm 2020, lượng phù sa xuống Đồng bằng sông Cửu Long đã giảm chỉ còn bằng 1/3 lượng phù sa của trước đó 15 năm.

Tiền Phong Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone chào đón Thủ tướng Phạm Minh Chính tới dự Hội nghị (Ảnh: Dương Giang). 1
Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone chào đón Thủ tướng Phạm Minh Chính tới dự Hội nghị (Ảnh: Dương Giang).

Sáng 5/4, tại Thủ đô Vientiane (Lào) Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Phiên họp hẹp và Phiên toàn thể Hội nghị Cấp cao Ủy hội sông Mekong quốc tế lần thứ 4.

Tác động chưa từng có

Phát biểu tại phiên họp hẹp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, với bốn nước Việt Nam, Lào, Campuchia và Thái Lan, dòng sông Mekong hùng vĩ bao đời qua đã là nguồn nước, nguồn tài nguyên, nguồn sống, là mạch nguồn gắn kết hàng chục triệu người dân sinh sống trên lưu vực.

Tuy nhiên hiện nay, lưu vực sông Mekong đang đứng trước những thách thức rất lớn. Nhu cầu gia tăng về tài nguyên cho các hoạt động phát triển kinh tế, xã hội của các quốc gia, cộng hưởng với những tác động chưa từng có của biến đổi khí hậu đã và đang tạo nên áp lực ngày càng lớn đối với tài nguyên và môi trường sinh thái.

“Với tốc độ suy giảm hiện tại, các nhà nghiên cứu ước tính vào năm 2040 vùng Đồng bằng sông Cửu Long chỉ còn không tới 5 triệu tấn phù sa/năm”, Thủ tướng Phạm Minh Chính nói.

Là quốc gia nằm ở cuối nguồn sông Mekong, Thủ tướng cho biết, Việt Nam đang cảm nhận rõ nét nhất những tác động nặng nề này. Năm 2020, lượng phù sa xuống Đồng bằng sông Cửu Long đã giảm chỉ còn bằng 1/3 lượng phù sa của trước đó 15 năm.

Theo Thủ tướng, những thiệt hại nghiêm trọng mà Đồng bằng sông Cửu Long phải đối mặt, ảnh hưởng trực tiếp tới sinh kế của hơn 20 triệu người dân Việt Nam sinh sống tại lưu vực cũng như an ninh lương thực và an ninh nguồn nước của Việt Nam và khu vực.

Tiền Phong Phiên họp hẹp Hội nghị Cấp cao Ủy hội sông Mekong quốc tế lần thứ 4. 1

Phiên họp hẹp Hội nghị Cấp cao Ủy hội sông Mekong quốc tế lần thứ 4.

Báo cáo của nhiều tổ chức nghiên cứu độc lập đều đánh giá Đồng bằng sông Cửu Long là một trong những khu vực địa lý chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trên thế giới về các tác động tiêu cực biến đổi khí hậu như lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, sạt lở. “Nếu không có các giải pháp đồng bộ và kịp thời, dự báo đến cuối thế kỷ này, một nửa diện tích Đồng bằng sông Cửu Long sẽ chìm dưới mực nước biển”, Thủ tướng nêu.

Mọi chính sách cần lấy con người làm trung tâm

Trước tình hình đó, Thủ tướng đề nghị cần tiếp tục khẳng định cam kết mạnh mẽ, nghiêm túc tuân thủ và thực hiện hiệu quả Hiệp định Mekong 1995, nhất là các nguyên tắc nền tảng về bình đẳng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, sử dụng công bằng và hợp lý tài nguyên nước, duy trì hợp lý dòng chảy trên dòng chính, ngăn ngừa và hạn chế tác động tiêu cực, nhất là đối với các nước hạ nguồn.

Tiền Phong Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại phiên họp. 1

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại phiên họp.

Tập trung thực hiện tốt các kế hoạch, chiến lược, tuân thủ Bộ Quy chế sử dụng nước và kết quả Nghiên cứu chung, coi đó là cơ sở cho mọi hành động của Uỷ hội và mỗi quốc gia thành viên.

Theo Thủ tướng, mọi chính sách và hành động liên quan của Uỷ hội và các nước thành viên cần lấy con người làm trung tâm, với cách tiếp cận toàn dân, toàn diện và toàn lưu vực, nhằm bảo đảm sinh kế bền vững của người dân, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân sinh sống trong lưu vực, nhất là cư dân sinh sống trên và dọc sông, đối với các tình huống bất trắc xảy ra như dịch bệnh, thiên tai, bão lũ…

“Chúng ta cần đầu tư nâng cấp mạng lưới quan trắc, sớm xây dựng quy trình quản lý và vận hành các công trình thủy điện bậc thang trên dòng chính sông Mekong, đồng thời thiết lập hệ thống chia sẻ số liệu vận hành thời gian thực của các công trình thủy điện trên cả dòng chính và dòng nhánh”, Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu.

Tiếp tục triển khai các nghiên cứu đánh giá tác động môi trường, xã hội và kinh tế của các kế hoạch khai thác, sử dụng nước và các nguồn tài nguyên liên quan trong lưu vực. "Đây là việc hết sức cần thiết để thiết lập các cơ sở khoa học đáng tin cậy phục vụ quá trình ra quyết định”, Thủ tướng nói.

Thủ tướng cũng đề nghị phát huy tinh thần “tự do giao thông thủy” như đã được nêu tại Hiệp định Mekong 1995 để tăng cường mạnh mẽ kết nối giữa các nền kinh tế, thúc đẩy giao thương giữa các nước thành viên, phối hợp và hợp tác trong việc phát triển vận tải an toàn và có hiệu quả, bền vững về môi trường đường thủy trên sông Mekong, không gây hại đến nguồn nước và môi trường sinh thái.

Việt Nam cam kết tạo mọi thuận lợi cho các phương tiện vận tải thủy của các nước quá cảnh Việt Nam, đảm bảo kết nối giao thông thủy xuyên suốt giữa các quốc gia ven sông đúng như tinh thần của Hiệp định Mekong.

“Việt Nam một lần nữa khẳng định luôn đề cao vai trò của Ủy hội và cam kết hợp tác chặt chẽ với các quốc gia thành viên để triển khai thành công các chiến lược, kế hoạch và chương trình hành động của Ủy hội, vì mục tiêu xây dựng lưu vực sông Mekong thịnh vượng về kinh tế, công bằng về xã hội, lành mạnh về môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu, vì hòa bình, ổn định, phát triển và thịnh vượng chung của Cộng đồng ASEAN”, Thủ tướng nêu rõ.

Có thể bạn quan tâm
Từ lá thư của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng: Đừng khoác 'đồng phục' cho tất cả học sinh

Từ lá thư của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng: Đừng khoác 'đồng phục' cho tất cả học sinh

08:30 05/09/2023

Lá thư của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng gửi ngành giáo dục nhân ngày khai giảng đã gửi gắm, nhắn nhủ nhiều điều đến các thầy cô, học sinh.

Đâm anh họ nhiều nhát vì nghĩ người này lấy trộm điện thoại

Đâm anh họ nhiều nhát vì nghĩ người này lấy trộm điện thoại

16:10 07/09/2023

Nghĩ người họ hàng lấy trộm điện thoại của em ruột mình nên Hiếu đã cãi nhau rồi rút dao đâm người kia gây thương tật 34%.

Khởi tố nam thanh niên bắn vỡ kính ô tô trộm giấy tờ rồi đòi tiền chuộc

Khởi tố nam thanh niên bắn vỡ kính ô tô trộm giấy tờ rồi đòi tiền chuộc

19:10 27/06/2023

Ngày 27/6, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng khởi tố Lê Văn Hưng (26 tuổi, quê huyện Nghĩa Hành, Quảng Ngãi, tạm trú 34/2 Mẹ Nhu, phường Thanh Khê Tây, quận Thanh Khê, Đà Nẵng) về hành vi “Cưỡng đoạt tài sản” và “Cố ý làm hư hỏng tài sản”. Theo kết quả điều tra ban đầu, 1h ngày 17/6, Hưng chạy xe máy Vision BKS 76F1-354.91 từ phòng trọ đến địa bàn phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng tìm xe ô tô đậu đỗ ven đường để phá cửa...

Thưởng nóng 1 cá nhân dũng cảm tố giác tội phạm bỏ trốn

Thưởng nóng 1 cá nhân dũng cảm tố giác tội phạm bỏ trốn

18:00 04/05/2023

Phú Thọ - Công an huyện Cẩm Khê vừa tổ chức trao thưởng cho 1 cá nhân đã dũng cảm cung cấp thông tin, hỗ trợ lực lượng công an...

Khởi tố nhóm thanh niên trộm nhiều xe máy ở Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh

Khởi tố nhóm thanh niên trộm nhiều xe máy ở Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh

21:50 04/04/2024

Ngoài 5 vụ, trộm 6 chiếc xe máy tại Hưng Yên, Mạnh khai nhận đã cùng đồng bọn gây ra nhiều vụ trộm xe máy khác ở tỉnh Bắc Ninh và TP Hà Nội.

Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Đồng Tháp thăm đoàn viên bị tai nạn lao động

Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Đồng Tháp thăm đoàn viên bị tai nạn lao động

08:20 06/05/2024

Ngày 5.5, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Đồng Tháp Huỳnh Thị Tuyết Vui đã đi thăm và trao quà cho đoàn viên bị tai nạn lao động .

Dự án Đường tỉnh 918 hơn 320 tỉ đồng, gần 3 năm chưa bàn giao hết mặt bằng

Dự án Đường tỉnh 918 hơn 320 tỉ đồng, gần 3 năm chưa bàn giao hết mặt bằng

15:30 09/03/2023

Cần Thơ – Dự án Đường tỉnh 918 (ĐT918) giai đoạn 1 được UBND TP. Cần Thơ phê duyệt tháng 10.2020. Tuy nhiên, đến nay công tác giải phóng mặt...

Xưởng gỗ rộng hàng trăm mét vuông tại Ninh Bình bốc cháy lúc rạng sáng

Xưởng gỗ rộng hàng trăm mét vuông tại Ninh Bình bốc cháy lúc rạng sáng

13:10 29/12/2023

Ninh Bình - Một vụ hỏa hoạn xảy ra vào tại một xưởng sản xuất đồ gỗ trên địa bàn xóm 6, xã Cồn Thoi, huyện Kim Sơn, Ninh Bình...

Khánh thành tuyến đường nối 2 cao tốc huyết mạch của miền Bắc

Khánh thành tuyến đường nối 2 cao tốc huyết mạch của miền Bắc

18:40 07/07/2024

Dự lễ khánh thành tuyến đường bộ nối cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương và yêu cầu phấn đấu hoàn thành nâng cấp tuyến đường nối này lên cao tốc vào cuối năm 2025.

Co loi xay ra
Co loi xay ra