Thủ tướng cho biết đã ban hành chỉ thị yêu cầu thực hiện đồng bộ dữ liệu dân cư với dữ liệu thuế, ngân hàng, viễn thông.
Sáng 10-6, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị sơ kết 1 năm tháo gỡ "điểm nghẽn' trong triển khai đề án 06 và đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ phát triển thương mại điện tử.
Phát biểu khai mạc, Thủ tướng đánh giá việc triển khai Đề án 06 về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 là một trong những "điểm sáng" của chuyển đổi số.
Ông nói quá trình xây dựng, triển khai Đề án 06 hơn 2 năm qua có những đóng góp tích cực, quan trọng của đại tướng Tô Lâm, nguyên bộ trưởng Bộ Công an, tổ trưởng Tổ công tác Đề án 06 và thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, nguyên thứ trưởng Bộ Công an, tổ phó Tổ công tác.
Thủ tướng chúc mừng đại tướng Tô Lâm và thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc được Đảng, Nhà nước, nhân dân giao trọng trách cao hơn.
Về việc triển khai Đề án 06, ông lưu ý "tuyệt đối không được chủ quan, tự mãn, ngủ quên trong chiến thắng".
Ông cho biết đã chỉ đạo các giải pháp tháo gỡ, đồng thời ban hành chỉ thị yêu cầu thực hiện đồng bộ dữ liệu dân cư với dữ liệu thuế, ngân hàng, viễn thông... để định danh, xác thực cá nhân, tổ chức trên môi trường điện tử.
Việc này nhằm phòng ngừa hành vi gian lận, trốn thuế trong hoạt động thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số, kinh doanh xuyên biên giới.
Nhấn mạnh hội nghị này nhằm sơ kết một năm triển khai tháo gỡ các "điểm nghẽn" của Đề án 06, Thủ tướng đề nghị đại biểu đánh giá thẳng thắn, khách quan, có số liệu minh chứng cụ thể về kết quả thực hiện nhiệm vụ được đề ra.
Tinh thần được ông quán triệt là trung thực, "không tô hồng, không bôi đen"; nêu bật những việc đã làm được, những tồn tại, hạn chế, yếu kém, vướng mắc...
Tại hội nghị, trung tướng Nguyễn Văn Long, thứ trưởng Bộ Công an, đã báo cáo kết quả 1 năm triển khai công văn của Thủ tướng chỉ đạo giải quyết các "điểm nghẽn" về Đề án 06.
Về dữ liệu, kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại các bộ, ngành đạt 25,66%, địa phương đạt 29,7%.
Đến nay đã có 18 bộ, ngành, 1 doanh nghiệp nhà nước, 3 doanh nghiệp viễn thông và 63/63 địa phương đã hoàn thành kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính...
Về nguồn lực, trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, vốn ngân sách trung ương bố trí cho lĩnh vực công nghệ thông tin là 12.077 tỉ đồng, tăng 6,1 lần so với giai đoạn 2016 - 2020 (1.983 tỉ đồng).
Ngoài ra trong chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội đã bố trí 4.421 tỉ đồng cho 19 dự án chuyển đổi số của 8 bộ, cơ quan trung ương.
Báo cáo cũng đánh giá Đề án 06 vẫn còn tồn tại 6 "điểm nghẽn" về pháp lý, dịch vụ công trực tuyến, hạ tầng công nghệ, dữ liệu, an ninh an toàn bảo mật và nguồn lực triển khai.
Trong đó về dữ liệu, việc kết nối, chia sẻ, tái sử dụng dữ liệu theo hướng người dân, doanh nghiệp chỉ cung cấp thông tin 1 lần còn hạn chế.
Tỉ lệ số hóa, tái sử dụng hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính còn thấp (tỉ lệ khai thác, sử dụng lại thông tin, dữ liệu số hóa của bộ, ngành chỉ đạt 1,13%, của địa phương chỉ đạt 10,35%).
Qua thống kê trên Cổng dịch vụ công quốc gia, mới chỉ có Bộ Công an, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch khai thác, sử dụng lại thông tin dữ liệu đã số hóa để cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính. Các bộ, ngành còn lại chưa thực hiện.
"Người dân vẫn phải xuất trình giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp trong khi dữ liệu đất đai đã được số hóa trên môi trường điện tử.
Nguy cơ tác động đến năm 2025 sẽ không hoàn thành mục tiêu 50% thủ tục hành chính liên quan đến dữ liệu dân cư được cắt giảm", báo cáo nêu.
Về an ninh, an toàn bảo mật, vẫn còn 21/100 hệ thống thông tin chưa đáp ứng tất cả các tiêu chí an toàn, an ninh mạng, 11/100 hệ thống thông tin của 4 cơ quan chưa thực hiện kiểm tra, đánh giá an toàn, an ninh mạng.
Điều này dẫn đến nguy cơ kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, dẫn đến chưa cắt giảm, tối ưu quy trình nội bộ của các đơn vị, hệ thống bị tấn công, dữ liệu bị lộ lọt ảnh hưởng đến người dân và cơ quan quản lý nhà nước.
Năm học 2023-2024 là năm học đầu tiên Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) được áp dụng với học sinh lớp 4, lớp 8 và lớp 11 trên cả nước. Từ tháng 12/2022, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã phê duyệt danh mục sách giáo khoa (SGK) mới của các khối lớp 4, lớp 8 và 11.
Tổng cục trưởng Thông tin và Truyền thông đại chúng Usman Kansong cho biết Kominfo sẽ thiết lập một trung tâm báo chí với sức chứa 2.500 người để phục vụ Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 43.
Ngày 6/8, Đảng Cộng sản Hoa Kỳ (CPUSA) đã gửi điện mừng tới Đảng Cộng sản Việt Nam nhân dịp Chủ tịch nước Tô Lâm được bầu giữ chức Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá XIII.
Các học giả đánh giá cao Diễn đàn ASEAN - Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (AIPF), một sáng kiến của Indonesia, song cũng trăn trở về 'tuổi thọ' của nó.
Chiều 10-1, UBND xã Hưng Trạch (huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) cho biết chính quyền địa phương đang cùng gia đình lo hậu sự cho hai học sinh bị đuối nước trên sông Son.
Trường THCS&THPT Nguyễn Tất Thành, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội vừa công bố điểm chuẩn vào lớp 10 theo phương thức xét kết quả thi của Sở GD&ĐT Hà Nội.
Theo Quyết định số 370/QĐ-TTg, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà làm Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia Dân số và Phát triển.
Ngày 25/4, Thứ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Im Chon-il ra tuyên bố khẳng định 'sự ủng hộ lẫn nhau và đoàn kết' giữa Bình Nhưỡng và Moskva.
Nhà máy xử lý rác Thạnh Hóa (Long An) vẫn cháy âm ỉ tại 2 bãi rác lộ thiên, phát tán mùi hôi ảnh hưởng người dân chung quanh.