Trong chương trình Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 43 và các Hội nghị Cấp cao liên quan tại Jakarta, Indonesia, chiều 7.9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự các Hội nghị Cấp cao ASEAN với Australia và ASEAN với Liên Hợp Quốc.
TTXVN đưa tin, phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định qua chặng đường gần 50 năm phát triển quan hệ, ASEAN và Australia đã trở thành láng giềng gần gũi, đối tác tin cậy và người bạn chân thành của nhau.
Thủ tướng nhấn mạnh, để hướng tới những tầm cao mới trong 50 năm tiếp theo và xa hơn nữa, cần tăng cường gắn kết kinh tế - thương mại theo hướng cân bằng, bền vững, cần phối hợp triển khai Hiệp định AANZFTA, thúc đẩy tự do hóa thương mại và đầu tư, tăng cường kết nối.
Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu thêm, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là đột phá chiến lược cho quan hệ ASEAN - Australia, hướng tới tương lai phát triển bền vững cho người dân. Theo đó, mong muốn hai bên phối hợp đẩy mạnh hơn nỗ lực này, đáp ứng tốt hơn yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới.
Thủ tướng cũng mong muốn Australia tiếp tục quan tâm, hỗ trợ phát triển tiểu vùng Mekong, trong đó có khu vực Đồng bằng sông Cửu Long thông qua khuôn khổ Đối tác Mekong - Australia.
Hội nghị cấp cao ASEAN - Liên Hợp Quốc lần thứ 13 chia sẻ tầm nhìn và cam kết đề cao chủ nghĩa đa phương, thượng tôn pháp luật và tăng cường phối hợp ứng phó các thách thức toàn cầu.
Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh trong bối cảnh ngày nay, ứng phó với các vấn đề toàn cầu chỉ có thể thành công thông qua cách tiếp cận toàn cầu, toàn dân và đề cao chủ nghĩa đa phương, đảm bảo công bằng, công lý.
Thủ tướng kỳ vọng Đối tác toàn diện ASEAN - Liên Hợp Quốc phải thực sự trở thành một trong những ngọn cờ đầu trong củng cố đoàn kết quốc tế, kiên trì hợp tác đa phương, bảo đảm vững chắc hòa bình, an ninh và thúc đẩy phát triển thịnh vượng, bền vững trên thế giới.
Để thực hiện mục tiêu đó, Thủ tướng nhấn mạnh cần phối hợp tích cực triển khai Lộ trình gắn kết Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025 và Chương trình Nghị sự của Liên Hợp Quốc về Phát triển bền vững đến 2030; đề nghị Liên Hợp Quốc đặc biệt quan tâm, hỗ trợ Việt Nam và các nước lưu vực sông Mekong trong quản lý, sử dụng bền vững nguồn nước, nâng cao năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng, nhất là tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam.
Đồng thời, Thủ tướng đề nghị hỗ trợ Việt Nam triển khai thành công Thỏa thuận Đối tác chuyển dịch năng lượng bình đẳng (JETP), chuyển đổi sang kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn Liên Hợp Quốc tiếp tục ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN tại khu vực, phối hợp chặt chẽ với ASEAN thúc đẩy các giá trị hướng tới hoà bình, tăng cường đối thoại, hợp tác, xây dựng lòng tin, hình thành các chuẩn mực ứng xử giữa các quốc gia trên tinh thần thượng tôn pháp luật.
Khẳng định Việt Nam là thành viên tích cực, chủ động của ASEAN và Liên Hợp Quốc, Thủ tướng nhấn mạnh Việt Nam sẽ không ngừng nỗ lực với trách nhiệm cao nhất, đóng góp cho công việc chung của Liên Hợp Quốc, tăng cường tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình, đồng thời nỗ lực hoàn thành tốt những trọng trách quốc tế được giao, trong đó có vai trò là thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2023-2025, vì sự phát triển bền vững, thịnh vượng của mọi quốc gia, mọi khu vực và toàn thế giới.
Tại các hội nghị kể trên, trao đổi về các vấn đề khu vực và quốc tế, ASEAN và các đối tác đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì và bảo đảm môi trường hòa bình, an ninh và ổn định ở khu vực, trong đó có Biển Đông, là quan tâm và lợi ích chung của các nước.
Các đối tác khẳng định ủng hộ các nỗ lực, cách tiếp cận cân bằng, khách quan và lập trường chung của ASEAN trong các vấn đề này.
Chia sẻ ý kiến với các nước, Thủ tướng Phạm Minh Chính tái khẳng định lập trường chung về Biển Đông, đề nghị các đối tác ủng hộ thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), xây dựng Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC) hiệu lực, hiệu quả, thực chất, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, góp phần đưa Biển Đông thành vùng biển của hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển bền vững.
Hôm nay (25/7), tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội, Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chính thức bắt đầu.
Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ sử dụng ‘chuẩn cơ sở giáo dục đại học’ để xem xét điều kiện hoạt động của các trường và quy hoạch, sắp xếp mạng lưới cơ sở giáo dục đại học.
Năm 2023, số trường mẫu giáo tại Trung Quốc đã giảm hơn 5% trong khi số trẻ em nhập học giảm hơn 11%.
Liên quan đến vụ việc gia đình liệt sĩ Trần Đình Dũng tố bà Nguyễn Thị Hạnh giả mạo giấy tờ để hưởng chế độ vợ liệt sĩ, đại diện...
Quảng Nam đang khẩn trương thông báo cho 279 tàu cá, 1.440 ngư dân còn trên biển, chủ động phòng tránh cơn bão số 2 , trên vùng biển quần...
Sau khi bắt giang hồ “Hoàn Xuyến”, Công an tỉnh Lâm Đồng đã bắt thêm con trai người này với cùng tội danh.
Bạn đọc có email vananhxxx@gmail.com hỏi: Người buộc đối tượng bảo trợ xã hội lao động nặng nhọc , độc hại, nguy hiểm bị phạt thế nào?
Vietlott 22/6. Kết quả xổ số Vietlott Power 6/55 hôm nay thứ Năm ngày 22/6/2023 sẽ được cập nhật nhanh chóng và chính xác nhất trên VTC News. Xổ số Power 6/55 sẽ được quay số mở thưởng vào 18h00 các ngày thứ 3, thứ 5 và thứ 7 hàng tuần. Kết quả và giá trị giải thưởng Vietlott hôm nay 22/6 sẽ cập nhật đầy đủ sau 18h30. Vietlott 22/6 - Xổ số Power 6/55 22/6 - Vietlott Power 22/6 - Kết quả xổ số Vietlott thứ Năm ngày 22/6/2023 Xem lại kết quả XS...
Theo thầy Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Du (TPHCM), phụ huynh không nắm thông tin, không đọc thông tin là kẽ hở cho các đối tượng lừa đảo.