Để 6 nước Mekong - Lan Thương vươn lên mạnh mẽ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề xuất xây dựng khu vực hiện đại và phát triển; xanh, bền vững và bao trùm; hòa bình và hợp tác.
Chiều 25-12, Hội nghị Cấp cao hợp tác Mekong - Lan Thương (MLC) lần thứ tư với chủ đề Chung tay xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai và hiện đại hóa giữa các nước Mekong - Lan Thương được tổ chức theo hình thức trực tuyến.
Tham dự Hội nghị có Thủ tướng, trưởng đoàn các nước Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam. Đây là những quốc gia có sông Mekong - Lan Thương chảy qua.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có bài phát biểu quan trọng tại Hội nghị.
Hội nghị tập trung đánh giá kết quả hợp tác Mekong - Lan Thương trong ba năm qua và thảo luận phương hướng cho giai đoạn tới. Các nhà lãnh đạo nhấn mạnh những đóng góp quan trọng của MLC đối với hòa bình, hợp tác và phát triển tại tiểu vùng Mekong và khu vực, đồng thời khẳng định tiếp tục phối hợp chặt chẽ, cùng nhau xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai hoà bình, thịnh vượng giữa các nước Mekong - Lan Thương.
Kết thúc hội nghị, các nhà lãnh đạo đã thông qua Tuyên bố Nay Pyi Taw, Kế hoạch hành động hợp tác Mekong - Lan Thương giai đoạn 2023-2027 và Sáng kiến Hành lang đổi mới sáng tạo Mekong - Lan Thương.
Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh hợp tác Mekong - Lan Thương đã trở thành cơ chế quan trọng gắn kết các nước Mekong và Trung Quốc, là hình mẫu hợp tác cùng phát triển và cùng thắng.
Qua bảy năm hình thành và phát triển, MLC đã đạt được những thành tựu nổi bật với ba nét lớn là: Cơ chế hợp tác ngày càng hoàn thiện hơn; nội dung ngày càng thực chất hơn; tình hữu nghị và hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân sáu nước ngày càng sâu sắc hơn.
Thủ tướng khẳng định Chính phủ Việt Nam luôn coi trọng và sẽ tiếp tục cùng Trung Quốc và các nước Mekong thúc đẩy hợp tác Mekong - Lan Thương ngày càng phát triển mạnh mẽ, hiệu quả và bền vững.
Thủ tướng cho rằng, trước những chuyển đổi nhanh chóng và sâu sắc của kinh tế thế giới, để sáu nước Mekong - Lan Thương vươn lên mạnh mẽ, cần một tư duy mới toàn diện hơn, cùng cách tiếp cận toàn dân, toàn khu vực, toàn cầu và những giải pháp mới, quyết liệt, sáng tạo, đột phá. Với quan điểm như vậy, Thủ tướng đã đề xuất ba nội dung ưu tiên của MLC trong giai đoạn tới gồm:
Thứ nhất, xây dựng khu vực Mekong - Lan Thương hiện đại và phát triển, với phương châm là khơi thông, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực; phát huy mọi tiềm năng, thế mạnh của từng nước cũng như của cả sáu quốc gia; coi nội lực là cơ bản, chiến lược và ngoại lực là quan trọng, đột phá.
Nhiệm vụ trọng tâm là thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng các nền kinh tế Mekong - Lan Thương độc lập, tự chủ gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả.
Thứ hai, xây dựng khu vực Mekong - Lan Thương xanh, bền vững và bao trùm, bảo đảm sự hài hoà giữa hiện tại và tương lai, giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường, lấy con người làm trung tâm, là chủ thể, là động lực, là nguồn lực và là mục tiêu của phát triển, không để ai bị bỏ lại phía sau.
Ưu tiên trước mắt là hỗ trợ các nước thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc 2030, Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu và các cam kết về cắt giảm khí thải carbon hướng đến xây dựng nền kinh tế xanh, tuần hoàn.
Đồng thời, cần tăng cường hợp tác toàn lưu vực về bảo tồn môi trường sinh thái, phòng chống thiên tai, quản lý và sử dụng hiệu quả, bền vững, công bằng và hợp lý dòng sông chung Mekong - Lan Thương, đặc biệt là không làm thay đổi dòng chảy tự nhiên của dòng sông.
Hướng tới tương lai tốt đẹp hơn cho người dân, sáu nước cần ưu tiên đầu tư cho phát triển con người, xây dựng hệ thống giáo dục và y tế bao trùm, hỗ trợ lực lượng lao động trẻ tiếp cận với khoa học và công nghệ hiện đại và tạo điều kiện để mọi người dân đều được hưởng lợi từ quá trình phát triển.
Thứ ba, xây dựng khu vực Mekong - Lan Thương hòa bình và hợp tác. Sáu nước cần không ngừng củng cố sự tin cậy, chân thành, đoàn kết đồng lòng, thúc đẩy lợi ích chung và đề cao chủ nghĩa đa phương; tăng cường tính bổ trợ giữa hợp tác Mekong - Lan Thương với ASEAN và các cơ chế hợp tác khu vực, tiểu vùng khác để sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả nhất, tạo cộng hưởng và lan toả lợi ích.
Đồng thời, cần ưu tiên hơn hợp tác văn hoá, giao lưu nhân dân, đặc biệt là giữa thế hệ trẻ.
Các đánh giá và đề xuất của Thủ tướng Phạm Minh Chính được Hội nghị đánh giá cao và đưa vào các văn kiện của Hội nghị.
Trong hơn 10 năm qua, kim ngạch thương mại song phương Việt Nam-Campuchia luôn duy trì tốc độ tăng trưởng ấn tượng, là điểm sáng trong quan hệ hợp tác giữa hai nước.
Báo cáo của Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) thuộc Liên Hiệp Quốc cho thấy thời tiết cực đoan đã khiến 2 triệu người thiệt mạng và gây thiệt hại hơn 4.300 tỉ USD kể từ năm 1970. Nước nghèo bị ảnh hưởng nặng nhất.
Chiều 14.11, Công an huyện Tây Hòa (Phú Yên) cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra vụ việc 4 học sinh tiểu học bị nước cuốn trôi trong lúc...
Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Vĩnh Phúc vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” đối với Bằng Thị Ngọc Lương, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Đạo Trù (Tam Đảo, Vĩnh Phúc).
Nhiều nhà phải đóng cửa thường xuyên, dùng khăn che, lót dưới khe cửa để tro bụi không len lỏi vào nhà, tuy nhiên, nhà vẫn tràn bụi, lá cây nhuốm màu đen.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga phủ nhận cáo buộc Tổng thống Vladimir Putin e ngại hội nghị thượng đỉnh về hòa bình Ukraine sẽ diễn ra trong tháng 6.
Cơ quan điều tra đã xác định được kẻ chủ mưu thuê nhóm người phá trắng diện tích rừng lớn ở huyện Ea H’leo (Đắk Lắk).
Nội dung về thí điểm chuyển đổi xe máy điện ở Cần Giờ được nêu tại hội thảo chính sách và giải pháp về giao thông vận tải cho phát triển kinh tế xanh tại TP.HCM, chiều 22-8.
Một ngày đầu tháng 3, chúng tôi vượt đường xa tìm đến công trình xây dựng nằm sâu trong xã A Vao, huyện Đa Krông, tỉnh Quảng Trị, để gặp hai người lính đã cùng trải qua thời khắc nóng bỏng trong sự kiện Trung Quốc nổ súng đánh chiếm Gạc Ma.