Hàng loạt sai phạm trong phát triển điện mặt trời tại tỉnh Bình Thuận đã được Thanh tra Chính phủ chỉ ra tại thông báo kết luận thanh tra quản lý, đầu tư xây dựng các công trình điện theo Quy hoạch điện VII và Quy hoạch điện VII điều chỉnh.
Nhiều dự án điện mặt trời có hành vi chiếm dụng đất
Theo cơ quan thanh tra, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất tại Bình Thuận để xây dựng các dự án điện mặt trời có nhiều vi phạm.
Cụ thể, việc UBND tỉnh Bình Thuận cho các doanh nghiệp gồm: Công ty CP Năng lượng Thiên Niên Kỷ, Công ty CP Đầu tư và Xây lắp điện số 8 Bình Thuận, Công ty CP năng lượng Hồng Phong 1, Công ty CP năng lượng Hồng Phong 2, Công ty CP Đức Thành Mũi Né, Công ty CP điện mặt trời Trường Thành - Bình Thuận, được thuê đất 50 năm với mục đích xây dựng công trình năng lượng là không có cơ sở pháp luật.
UBND tỉnh Bình Thuận còn phê duyệt và cho thuê đất vượt hạn mức theo quy định để các doanh nghiệp xây dựng dự án điện mặt trời trên địa bàn, một số doanh nghiệp chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai.
Thanh tra Chính phủ cũng điểm tên hàng loạt sai phạm trong khởi công thực hiện dự án. Cụ thể, Công ty cổ phần điện mặt trời đã khởi công Nhà máy điện mặt trời Phong Phú, đường dây điện trên diện tích 56,32ha trước khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho thuê đất, bàn giao đất. "Đây là hành vi chiếm dụng đất, bị nghiêm cấm, quy định tại Luật Đất đai 2013", kết luận nêu.
Còn Công ty Cổ phần Năng lượng Thiên Niên Kỷ đã khởi công xây dựng dự án Nhà máy điện mặt trời Hồng Phong 5.2 ngày 16.6.2020, vận hành thương mại ngày 24.12.2020 vi phạm quy định tại các quyết định cho thuê 55,47ha đất của UBND tỉnh Bình Thuận, không thực hiện đúng cam kết tại các văn bản xin thuê đất.
Điều đáng nói, đến thời điểm thanh tra, dự án này vẫn chưa được Thủ tướng cho phép xây dựng trên đất quy hoạch dự trữ khoáng sản quốc gia tại tỉnh Bình Thuận.
Tương tự, Công ty Cổ phần Đức Thành Mũi Né (chủ đầu tư Nhà máy Điện mặt trời Mũi Né) và Công ty cổ phần Hà Đô Bình Thuận (chủ đầu tư Nhà máy Điện mặt trời Hồng Phong 4) cũng xây dựng nhà máy trên đất dự trữ khoáng sản quốc gia khi chưa được Thủ tướng cho phép triển khai.
Kết luận cũng chỉ ra Công ty TNHH Điện Mặt Trời Trường Lộc Bình Thuận, Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Đại Phong, Công ty cổ phần điện gió Hồng Phong 1, Công ty cổ phần Năng lượng Hồng Phong 1, Công ty cổ phần Năng lượng Hồng Phong 2, Công ty CP Năng lượng Hòa Thắng, Công ty CP điện Mặt Trời, Công ty CP Đầu tư và Xây lắp điện số 8 Bình Thuận thực hiện đầu tư xây dựng các nhà máy điện mặt trời, điện gió trên đất quy hoạch dự trữ khoáng sản quốc gia khi chưa có ý kiến cho phép của Thủ tướng, chưa được thuê đất.
Với những vi phạm trên, ngoài trách nhiệm của các chủ đầu tư dự án, trách nhiệm quản lý đất đai thuộc về UBND tỉnh Bình Thuận; UBND huyện nơi các dự án xây dựng.
Loạt vi phạm về điện tại các địa phương được chuyển cơ quan điều tra thế nào?
Với tỉnh Đắk Nông, những vi phạm khuyết điểm được chỉ ra liên quan đến việc chấp thuận chủ trương đầu tư, chuyển mục đích sử dụng đất, cho thuê đất thực hiện dự án. Do vậy, Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng giao Bộ Công an tiếp nhận hồ sơ, tài liệu vụ việc để xem xét, điều tra xử lý theo quy định của pháp luật.
Bao gồm, việc quản lý, sử dụng đất thực hiện đầu tư xây dựng 5 dự án điện gió chồng lấn lên quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng bô xít tại tỉnh Đắk Nông; xây dựng dự án Nhà máy thủy điện Đắk Giun 2, 3 có 25,23ha rừng tự nhiên chưa được chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang xây dựng công trình năng lượng.
Tại Ninh Thuận, Thanh tra Chính phủ đã chuyển đến Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an hồ sơ vụ việc vi phạm pháp luật trong quản lý, sử dụng đất để đầu tư 4 dự án điện mặt trời chồng lấn lên quy hoạch thủy lợi thuộc dự án hệ thống thủy lợi Tân Mỹ.
Tại Đắk Lắk, tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư 5 dự án nhà máy điện mặt trời Xuân Thiện - Ea Súp, dự án điện mặt trời Long Thành 1, dự án trang trại điện mặt trời BMT trong khi không phù hợp với quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch thủy lợi. Dự án điện gió Ea Nam chưa được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; các dự án điện gió Krông Búk 1, Krông Búk 2, Cư Né 1, Cư Né 2 chưa phù hợp với quy hoạch sử dụng đất…
Theo đó, Thanh tra Chính phủ đã chuyển đến Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an hồ sơ vụ việc vi phạm pháp luật trong quản lý đất đai, cho Công ty TNHH đầu tư Long Thành 1 thuê 60ha đất để xây dựng dự án điện mặt trời Long Thành 1 chồng lấn lên quy hoạch vùng tưới hồ chứa nước la Mơr; cũng như xử lý kinh tế với các đơn vị liên quan.
Tỉnh Ninh Bình đề xuất Tập đoàn Điện lực Việt Nam không tiếp tục đầu tư nâng cấp Nhà máy nhiệt điện Ninh Bình và xem xét dừng vận hành...
Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) cho biết, ngay sau Tết nguyên đán, Công ty Điện lực Điện Biên đã chủ động lên phương án đảm bảo điện cho các chuỗi các sự kiện nhân Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.
19 km đoạn cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt chính thức cho thông xe vào ngày 30/6. Trong những ngày này, các đơn vị thi công đang gấp rút triển khai, đẩy nhanh tiến độ, đáp ứng yêu cầu đề ra.
Sự trở lại của ông Donald Tusk trên cương vị Thủ tướng Ba Lan được kỳ vọng sẽ mang lại sự ổn định trong mối quan hệ với Ukraine, nhưng những thách thức về kinh tế vẫn đang tồn tại và khó có thể tìm thấy hồi kết cho các xung đột về lợi ích, ít nhất là trong ngắn hạn.
Lào Cai - Sau 4 năm quy hoạch khu tái định cư của thôn Láo Vàng, người dân sống trong vùng có nguy cơ sạt lở cao vẫn chưa được...
Thông qua thống kê của Cục Hàng không Việt Nam (HKVN), tính chất di chuyển 'lệch đầu' đã thể hiện rõ nét vào thời điểm trước kỳ nghỉ lễ 1 tuần. Dữ liệu cho thấy chặng bay từ Hà Nội đi Huế, Quy Nhơn, Quảng Bình, Nha Trang, Phú Yên, Điện Biên sắp cạn vé trong ngày đầu tiên nghỉ lễ.
Cục Thú y bước đầu kết luận nguyên nhân chính gây bệnh tiêu chảy ở đàn bò sữa tỉnh Lâm Đồng là do nhiễm Pestivirus tauri (BVDV type 2) sau khi tiêm vắc xin NAVET-LPVAC của Công ty Navetco.
Có 2 trong 16 dự án trọng điểm chưa đủ điều kiện để triển khai việc thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng theo quy định. Trong 14 dự án đủ điều kiện, mới 5 dự án có kết quả bàn giao mặt bằng.
Video: Nắng nóng gay gắt, nông dân phấn khởi thu hoạch dưa Những ngày này, thời tiết tại miền Trung xuất hiện nắng nóng gay gắt, nhiều nơi vượt mức 40 độ C. Đây cũng là thời điểm hàng chục hộ dân trồng dưa non, dưa lê, … trên địa bàn xã Cẩm Sơn, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh tất bật vào vụ chính. Xã Cẩm Sơn hiện có hơn 100 hộ dân trồng dưa non và dưa lê với diện tích trên 11ha. Năm nay gia đình bà Nguyễn Thị Loan (thôn Phúc Sơn, xã Cẩm Sơn) xuống...