Nói về việc cô giáo bị học sinh nhốt, ném dép ở Tuyên Quang, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn nói đó là việc không thể chấp nhận được, nhưng phải làm rõ nguyên nhân và tìm hiểu khách quan.
Chiều 6-12, tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ, báo chí nêu việc một nhóm học sinh có hành vi ép, nhốt và xúc phạm cô giáo ở Tuyên Quang và đề nghị lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết quan điểm và có giải pháp thế nào để tránh trường hợp tương tự xảy ra.
Trả lời câu hỏi này, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn cho biết ngay hôm qua, bộ đã có văn bản gửi UBND tỉnh Tuyên Quang yêu cầu phải tiếp tục chỉ đạo, xác minh, làm rõ.
"Việc xảy ra cho thấy mức độ nghiêm trọng và việc này không thể chấp nhận được", ông nói và cho biết bộ đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo sở, nhà trường làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm các bên liên quan.
"Sự việc xảy ra khiến chúng ta đều bức xúc, nhưng ở đây cần làm rõ, xem xét tổng thể trách nhiệm nếu có của giáo viên, liên quan đến nhà trường, lãnh đạo nhà trường và trách nhiệm của học sinh, phụ huynh để có các biện pháp xử lý trước mắt, cần thiết chấn chỉnh.
Từ việc xử lý nghiêm cũng phải rút kinh nghiêm sâu sắc việc này", ông Sơn nói và khẳng định vấn đề bạo lực học đường là vấn đề chung, cần quan tâm.
Về các giải pháp, thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng đầu tiên chính là giáo dục, thứ hai liên quan công tác quản lý. Về biện pháp, kỷ luật là với vụ việc cụ thể. Còn căn cơ, lâu dài cần quan tâm biện pháp giáo dục.
Trong đó, cũng phải nhìn lại đội ngũ giáo viên. Cụ thể, từ quy trình đào tạo, bồi dưỡng cho đến quá trình sử dụng, đánh giá chuyên môn, phẩm chất, kỹ năng trong việc xử lý...
Bên cạnh đó, cũng cần đánh giá việc dạy và học, nhất là giáo dục đạo đức ở từng trường, lớp học. Việc học sinh chấp hành như thế nào, theo dõi thường xuyên thế nào với học sinh cũng cần xem xét.
"Để xảy ra vụ việc như vậy dẫn tới rất nhiều hậu quả. Vì vậy, phải tìm hiểu các nguyên nhân sâu xa trong quan hệ giữa thầy trò, tư tưởng, đạo đức, diễn biến tâm lý trong lớp, trong trường như thế nào, quản lý nhà trường, lớp... nhằm ngăn chặn từ sớm, không để xảy ra", ông Sơn nói thêm.
Đối với phụ huynh, ông nói giáo dục không chỉ trong nhà trường, mà có mối quan hệ chặt chẽ với phụ huynh, gia đình. Vì vậy, trong từng trường hợp cụ thể, sự phối hợp với gia đình rất quan trọng.
Cùng với đó là vấn đề xã hội và giáo dục học sinh không chỉ trong gia đình, nhà trường, mà là toàn xã hội.
UBND tỉnh Hải Dương vừa ban hành Kế hoạch tổ chức tuyển dụng giáo viên, nhân viên các cơ sở giáo dục công lập ngành Giáo dục và Đào tạo...
Cần Thơ – Liên quan đến đội ngũ giáo viên và các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, Bí thư Thành ủy Cần Thơ Nguyễn Văn Hiếu cho...
Theo kế hoạch tuyển sinh lớp 10 năm học 2023-3024, Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) TP Đà Nẵng sẽ tuyển thẳng học sinh là người dân tộc rất...
Hà Nội đề xuất hỗ trợ 50% học phí đối với học sinh thuộc hộ cận nghèo từ ngày 1.1.2024.
Lễ trao huy chương nhằm khích lệ tinh thần binh sĩ Lữ đoàn 128 sau nhiều ngày chiến đấu mệt mỏi bỗng hóa thảm kịch khi một tên lửa giáng xuống.
Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) TP.Hải Phòng vừa ban hành văn bản hướng dẫn tuyển sinh vào các lớp đầu cấp năm học 2023 - 2024.
Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo tước quyền tự xác định chỉ tiêu tuyển sinh trong 5 năm đối với một số trường đại học do vi phạm về tuyển sinh.
Theo các chuyên gia giáo dục, trong xét tuyển đại học, các chứng chỉ ngoại ngữ như một yếu tố xét tuyển thêm, không phải là tấm vé 'thông hành'.
Có 37 học sinh đạt được danh hiệu Học sinh 3 tổt cấp thành phố. Chính các em sẽ là những mảnh ghép góp phần xây dựng hình ảnh con người Cần Thơ 'Trí tuệ - Năng động - Nhân ái - Hào hiệp - Thanh lịch'.