Dù đã nhiều lần ra quân xử lý nhưng tình trạng vỉa hè, lòng đường tại Hà Nội bị chiếm dụng vẫn tiếp tục tái diễn. Trước đề án “Thu phí sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố”, chuyên gia đô thị cho rằng, cơ quan triển khai cần lắng nghe ý kiến người dân.
Vỉa hè, lòng đường vẫn bị chiếm dụng dù đã ra quân xử lý
Thực tế, thành phố Hà Nội đã nhiều lần ra quân giành lại vỉa hè, lập lại trật tự đô thị. Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian ngắn, tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường lại tái diễn.
Tại phố Vĩnh Hồ (phường Thịnh Quang, quận Đống Đa, Hà Nội), hàng quán, xe cộ vô tư chiếm dụng vỉa hè, thậm chí cả sân chơi và khu tập thể dục của người dân.
Thường xuyên di chuyển qua con phố này, anh Lê Hoài Nam (quận Đống Đa, Hà Nội) cảm thấy bất bình khi vỉa hè bị sử dụng sai mục đích, người đi bộ phải đi dưới lòng đường.
“Chẳng biết từ bao giờ vỉa hè lại ngang nhiên trở thành nơi đỗ xe la liệt. Dưới lòng đường thì hàng rong bủa vây tứ phía. Điều này không chỉ làm ảnh hưởng đến mĩ quan đô thị mà còn gây nên tình trạng giao thông lộn xộn” - anh Nam nói.
Anh Nam kể, để len lỏi giữa hàng dài phương tiện dừng đỗ trên vỉa hè là điều rất khó. Thế nên, anh cùng nhiều người dân khác phải đi xuống lòng đường đông đúc xe cộ.
“Dù tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn nhưng không có lựa chọn nào khác. Tôi mong cơ quan chức năng xử lý triệt tình trạng lấn chiếm vỉa hè để đảm bảo an toàn cho người đi bộ” - anh Nam nói.
Tại phố Hai Bà Trưng (quận Hoàn Kiếm), rất nhiều phương tiện dừng đỗ trái phép, nhất là ở vỉa hè phía trước các trụ sở cơ quan hành chính, doanh nghiệp.
Tương tự, tại phố Quang Trung ( quận Hoàn Kiếm), những xe máy xếp hàng 2, hàng 3 khiến cho toàn bộ không gian vỉa hè chỉ còn lại duy nhất một lối nhỏ cho người ra vào gửi xe.
Hầu hết, những nơi này chỉ cắm biển trông giữ xe nhưng không ghi rõ giấy phép do UBND quận cấp, không có bảng niêm yết giá vé giữ xe ban ngày và ban đêm theo quy định.
Cần lắng nghe ý kiến người dân
Trước đó, Sở Giao thông Vận tải TPHCM đưa ra đề án “Thu phí sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố trên địa bàn TPHCM”. Ở Hà Nội, Đề án tương tự cũng đã từng được thí điểm ở một số tuyến phố và tính hiệu quả của nó đến bây giờ cũng chưa thể xác định được.
Chia sẻ với báo Lao Động, TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, nguyên Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội nhận định, vỉa hè cần được quản lý chặt chẽ bởi chúng gắn với kiến trúc không gian hai bên, là đặc thù của từng tuyến phố, từng đô thị.
“Từ 2015 đến nay, Thành phố Hà Nội đã 4 lần ra quân để dẹp vỉa hè, lòng đường. Hà Nội đã thí điểm đề án trên ở một số nơi tại quận Hoàn Kiếm, tiêu biểu là phố Lý Thường Kiệt. Cần làm thế nào để đảm bảo hài hòa các lợi ích của những gia đình tiếp cận vỉa hè và người đến thuê vỉa hè mới là điều quan trọng” - ông Nghiêm nói.
Cũng theo ông Nghiêm, Luật Đất đai (sửa đổi) có rất nhiều quy định về quyền của người sử dụng đất, trong đó có đất công cộng, đất vỉa hè và đất của những người là chủ sở hữu các ngôi nhà liền kề vỉa hè. Vì vậy, cho thuê lòng đường, hè phố là một giải pháp đề xuất nhưng cần phải nghiên cứu những quy định của Luật Đất đai (sửa đổi).
TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm cho hay, hiện nay, chưa có bất kỳ nghiên cứu cụ thể nào để phân loại vỉa hè theo từng tiêu chí riêng, tất cả chỉ mới là cảm nhận ban đầu. Về lâu dài, phải có cái nhìn tổng thể, phân loại vỉa hè và xác định chức năng của từng tuyến phố.
“Cơ quan triển khai đề án cần thực hiện theo ý dân chứ không được tự quyết. Bởi đề án cho thuê lòng đường, hè phố có thể giúp khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên về đất đai, tăng thêm nguồn thu.
Tuy nhiên, điểm bất lợi đó là không chỉ ảnh hưởng đến đời sống của người dân ở từng khu vực mà còn tăng thêm áp lực về mặt giao thông” - ông Nghiêm chia sẻ.
Mất điện kéo dài, thêm phí máy nổ? Tình trạng mất điện kéo dài khiến không ít khách sạn, nhà nghỉ, homestay khốn đốn. Chị Lê Hồng Nhung (tại phường Hùng Thắng, TP. Hạ Long) là chủ của nhiều căn hộ cho thuê cho biết, từ đầu hè đến nay, lượng khách hàng trả phòng tăng lên, nguyên nhân bởi tâm lý lo ngại tình trạng mất điện trong ngày hè nắng nóng. Vụ việc đang gây tranh cãi nhiều trên các diễn đàn xã hội là chị N.N.H. (Thanh Hoá) đặt phòng nghỉ 2...
UBND TP Hà Nội giao 16.777m2 đất cho UBND huyện Đông Anh để xây dựng 2 trường học. Trong đó, 6.640m2 đất để triển khai dự án xây dựng Trường mầm non Xuân Canh và dự án Trung tâm mầm non thôn Nhuế (xã Kim Chung) có diện tích 10.137m2.
Trong lúc lùi ôtô vào bãi giữ tại tầng 4 chung cư cao cấp ở TP Thủ Đức, nữ tài xế húc đổ bức tường khiến xe chênh vênh trên sàn cách mặt đất khoảng 20 m.
Bộ Công an khuyến cáo người dân, đặc biệt là những người đã trở thành nạn nhân của lừa đảo trên internet, không nên tin tưởng vào các trang web, fanpage hoặc tài khoản mạng xã hội quảng cáo các dịch vụ như 'tiếp nhận hồ sơ', 'hỗ trợ khôi phục tiền bị treo', 'thu hồi tiền bị lừa đảo'...
Để biết người dân bị ảnh hưởng của bão lũ cần gì nhất thì các đoàn cứu trợ nên liên lạc thông qua kênh chính thức là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Chữ thập Đỏ.
Đoạn đường sắt qua đèo Hải Vân đã chính thức thông đường sau sự cố tàu hàng bị trật bánh khi qua đèo ở Đà Nẵng.
Sau khi vụ việc xảy ra, UBND huyện Krông Pa, Gia Lai đã huy động hơn 100 người từ các lực lượng đi tìm cán bộ Bảo hiểm xã hội huyện nhưng chưa có kết quả. Trước đó, người này để xe máy cùng chìa khoá dưới cầu rồi đi đâu không rõ. Theo ông Thảo, gần đây anh N. và vợ đã ly hôn Khoảng 4h ngày 22/4, anh N. rời khỏi khu tập thể và nhắn tin cho chú ruột báo không ăn trưa, sau đó điện thoại mất liên lạc. Kiến ThứcLực lượng chức năng huyện Krông Pa đã...
TPHCM - Dù không có bằng lái A2, nhưng Ngọc Trinh điều khiển xe mô tô phân khối lớn lưu thông, biểu diễn trên đường với các động tác lái...
Ông Lê Quốc Minh cho rằng điểm đầu vào cao không phải là yếu tố đánh giá chất lượng nguồn nhân lực báo chí. Thậm chí, những em tốt nghiệp điểm cao nhất trường cũng chưa chắc sẽ thành nhà báo giỏi.