Thông điệp của ông Putin sau tuyên bố 'sẵn sàng cho chiến tranh hạt nhân'

20:20 14/03/2024

Trong vòng hai tuần, ông Putin hai lần cảnh báo về nguy cơ đối đầu hạt nhân, dường như nhằm phát thông điệp mạnh mẽ trước thềm bầu cử tổng thống Nga.

Trong Thông điệp Liên bang ngày 29/2, Tổng thống Vladimir Putin cáo buộc phương Tây đang tìm cách làm suy yếu Moskva và cảnh báo hậu quả của việc can thiệp vào nước Nga hiện tại sẽ thảm khốc hơn so với những giai đoạn trước.

"Các đối thủ nên nhớ rằng Nga sở hữu vũ khí có thể tấn công mục tiêu trên lãnh thổ của họ", ông Putin nói. "Điều này có thể dẫn tới cuộc xung đột sử dụng vũ khí hạt nhân, nguy cơ hủy diệt nền văn minh".

Hai tuần sau, trong cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình Rossiya-1 và hãng thông tấn RIA ngày 12/3, ông chủ Điện Kremlin lần nữa đề cập tới nguy cơ nổ ra chiến tranh hủy diệt với phương Tây. "Từ phương diện kỹ thuật quân sự, tất nhiên chúng tôi đã sẵn sàng. Lực lượng hạt nhân của chúng tôi luôn trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu", ông nói.

Những phát biểu liên tiếp của ông Putin về chiến tranh hạt nhân đã vấp phải phản ứng quyết liệt của Mỹ. Adrienne Watson, người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Nhà Trắng, cho rằng đây là phát ngôn "liều lĩnh và vô trách nhiệm", khẳng định Mỹ sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine.

Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng những lời cảnh báo của ông Putin không đồng nghĩa chiến tranh hạt nhân sắp xảy ra giữa Nga và phương Tây, mà chỉ là cách để lãnh đạo Điện Kremlin phát đi thông điệp mạnh mẽ tới cử tri Nga ngay trước thềm cuộc bầu cử tổng thống ngày 15-17/3.

Ông Putin thường xuyên đề cập đến mối đe dọa hạt nhân kể từ khi xung đột Ukraine bùng phát, khi các đồng minh phương Tây đoàn kết ủng hộ Kiev, hay vào những dịp quan trọng cần tập hợp sự ủng hộ của người dân Nga.

Cuộc bầu cử tổng thống sắp diễn ra được coi là một sự kiện trọng đại với Nga. Ann M. Simmons, nhà phân tích của WSJ, cho rằng mục đích của ông chủ Điện Kremlin là làm dấy lên nỗi lo ngại về nguy cơ đối đầu hạt nhân, từ đó nhấn mạnh thông điệp trước bầu cử rằng ông là người duy nhất có thể mang lại an ninh và ổn định cho Nga, cũng như có thể bảo vệ đất nước trước mối đe dọa từ phương Tây.

Jane Boulden, giáo sư tại Học viện Quân sự Hoàng gia Canada kiêm thành viên Trung tâm Chính sách Quốc phòng và Quốc tế tại Đại học Queen, cũng cho rằng cảnh báo mới của ông Putin thể hiện rõ mối quan hệ đối kháng giữa Nga và phương Tây. Song hiện tại, không có bất kỳ dấu hiệu rõ ràng nào cho thấy nguy cơ xung đột hạt nhân sắp xảy ra.

"Cuộc chiến của Nga ở Ukraine đã khiến quan hệ giữa Moskva và phương Tây trở nên căng thẳng chưa từng có, nhưng trong tình hình hiện tại, nó chưa thể leo thang thêm nữa", bà Boulden nói.

Ông Putin dường như cũng tìm cách tiết chế lời cảnh báo bằng cách nói rằng Tổng thống Mỹ Joe Biden và các chuyên gia Mỹ chuyên về quan hệ với Nga sẽ hiểu những nguy cơ có thể xảy ra khi khiến căng thẳng hạt nhân thêm trầm trọng.

"Mỹ có đủ chuyên gia trong lĩnh vực quan hệ Nga - Mỹ và kiềm chế chiến lược. Vì vậy, tôi không nghĩ có gì phải vội vàng chuẩn bị cho cuộc đối đầu hạt nhân", ông Putin nhấn mạnh.

Giáo sư Boulden nhận định mục tiêu ông Putin nhắm tới khi đưa ra thông điệp về "chiến tranh hạt nhân" là phục vụ cuộc bầu cử tổng thống đang cận kề và khẳng định vị thế của Nga.

"Ông ấy đang tìm cách phát tín hiệu với người dân Nga rằng đất nước mạnh mẽ nhưng cũng ổn định. Thông điệp gửi tới phần còn lại của thế giới là 'hãy nhớ rằng chúng tôi là một cường quốc hạt nhân'", bà nói.

Tuy nhiên, tiến sĩ Ira Helfant thuộc Chiến dịch Quốc tế Xóa bỏ vũ khí hạt nhân (ICAN), cho rằng dù thông điệp của ông Putin đưa ra thế nào, các mối đe dọa về vũ khí hủy diệt hàng loạt cần được xem xét một cách nghiêm túc, khi chúng cho thấy tình hình cực kỳ nguy hiểm mà thế giới đang đối mặt.

Ông Putin nói rằng "vũ khí sinh ra là để sử dụng" và Nga có nguyên tắc riêng trong kích hoạt vũ khí hạt nhân, nhưng tiến sĩ Helfant cảnh báo đây không phải là thứ các quốc gia mang ra để gây sức ép với nhau, thêm rằng các cường quốc phải bắt đầu đàm phán tham gia hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân và loại bỏ kho vũ khí của riêng họ.

Tiến sĩ Helfant cho rằng thời điểm căng thẳng Mỹ - Nga leo thang như hiện tại cũng là lúc thích hợp để bắt đầu quá trình đàm phán.

"Chúng ta cần nhớ rằng từng có giai đoạn căng thẳng tương tự vào năm 1962, sau cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba và năm 1983, đỉnh điểm của Chiến tranh Lạnh. Cả hai thời điểm đó đều dẫn đến những bước tiến nhanh chóng trong nỗ lực kiểm soát cuộc chạy đua vũ trang", ông nói.

Nga là quốc gia có kho vũ khí hạt nhân lớn nhất thế giới với khoảng 5.580 đầu đạn, theo Liên đoàn Các nhà khoa học Mỹ (FAS). Trong đó, khoảng 1.200 đầu đạn đã hết tuổi thọ song phần lớn còn nguyên vẹn. Khoảng 4.380 đầu đạn được cất trữ, sẵn sàng sử dụng cho các phương tiện phóng chiến lược tầm xa và lực lượng hạt nhân chiến thuật, theo FAS.

1.710 đầu đạn của Nga trong trạng thái sẵn sàng triển khai, gồm 870 trên tên lửa đạn đạo phóng từ đất liền, 640 trên tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm và khoảng 200 đầu đạn trên các máy bay ném bom hạng nặng.

Bộ Ngoại giao Mỹ năm ngoái cho biết Washington có 1.419 đầu đạn hạt nhân trong trạng thái sẵn sàng triển khai. Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Liên Xô có đỉnh điểm khoảng 40.000 đầu đạn hạt nhân, trong khi Mỹ có nhiều nhất khoảng 30.000 quả.

Trong phân tích năm 2024 về lực lượng Nga, FAS cho hay "dù các lời đe dọa hạt nhân của Nga đáng lo ngại, kho vũ khí và hoạt động hạt nhân của Nga không có nhiều thay đổi kể từ đánh giá của chúng tôi năm 2023".

Tuy nhiên, FAS cũng cảnh báo trong tương lai, số lượng đầu đạn được bàn giao cho lực lượng chiến lược của Nga có thể tăng lên, khi tên lửa mang một đầu đạn được thay thế bằng loại trang bị nhiều đầu đạn.

Hôm 23/2, nhân kỷ niệm Ngày Bảo vệ Tổ quốc, ông Putin tuyên bố Nga đã hiện đại hóa hầu hết lực lượng chiến lược trong "bộ ba hạt nhân" và sắp hoàn tất thử nghiệm một số hệ thống tấn công mới, nhưng không tiết lộ cụ thể.

Tổng thống Putin cũng từng tuyên bố Nga sẽ cân nhắc nối lại thử vũ khí hạt nhân nếu Mỹ có động thái tương tự. Năm ngoái, ông ký đạo luật hủy phê chuẩn Hiệp ước cấm thử vũ khí hạt nhân toàn diện (CTBT). CTBT được Nga ký năm 1996 và phê chuẩn năm 2020. Mỹ cũng ký hiệp ước này vào năm 1996 song chưa được quốc hội phê chuẩn.

Các quan chức Mỹ cho biết ông Putin từng cận kề quyết định sử dụng vũ khí hạt nhân trên chiến trường Ukraine vào mùa thu năm 2022, khi lực lượng Nga liên tiếp hứng chịu thất bại và tình báo Mỹ chặn thu được các cuộc trao đổi trong quân đội Nga về việc tiếp cận kho vũ khí hạt nhân.

Trong cuộc phỏng vấn tuần này, khi được hỏi liệu có từng cân nhắc sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Ukraine vào thời điểm đó hay không, ông Putin nói "chưa từng có nhu cầu làm như vậy".

"Chúng tôi có những nguyên tắc riêng của mình", ông Putin nói, ám chỉ học thuyết hạt nhân của Nga. "Nó nêu rõ rằng chúng tôi sẵn sàng sử dụng bất kỳ loại vũ khí nào, kể cả loại mà bạn đề cập, nếu đối mặt đe dọa với sự tồn vong của nhà nước hay chủ quyền, độc lập của chúng tôi bị tổn hại".

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov ngày 14/3 khẳng định những bình luận mới nhất của Tổng thống Putin về chiến tranh hạt nhân không phải lời đe dọa sử dụng loại vũ khí này.

"Tổng thống Putin không đưa ra lời đe dọa nào về việc sử dụng vũ khí hạt nhân trong cuộc phỏng vấn. Tổng thống chỉ nói về những lý do có thể khiến việc sử dụng vũ khí hạt nhân là điều không thể tránh khỏi", ông nói.

"Đây đều là những lý do đã nêu trong các tài liệu liên quan của chúng tôi, được cả thế giới biết đến. Hơn nữa, phương Tây luôn cố tình không chú ý đến lời nói của Tổng thống rằng ông chưa bao giờ nghĩ đến việc sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Ukraine, bất chấp những diễn biến đã phát triển trong quá trình giao tranh", Peskov cho hay. "Đây là hành vi cố tình bóp méo bối cảnh và không sẵn lòng lắng nghe Tổng thống Putin".

Thanh Tâm (Theo WSJ, Independent, CTV News, Newsweek)

string(23) "Can't connect to redis!"
Có thể bạn quan tâm
Giữa lúc quay lưng với phương Tây, Mali ký liền 3 thỏa thuận với tập đoàn hạt nhân Nga

Giữa lúc quay lưng với phương Tây, Mali ký liền 3 thỏa thuận với tập đoàn hạt nhân Nga

11:50 11/07/2024

Ngày 10/7, Tập đoàn Năng lượng hạt nhân nhà nước Rosatom của Nga cho biết, họ và chính quyền quân sự Mali đã ký 3 thỏa thuận hợp tác và thảo luận về các dự án này.

Lãnh đạo quốc tế ghi sổ tang: Sự nghiệp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ còn mãi

Lãnh đạo quốc tế ghi sổ tang: Sự nghiệp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ còn mãi

20:20 25/07/2024

Trong niềm tiếc thương sâu sắc trước sự ra đi mãi mãi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đoàn đại biểu nhiều nước anh em, bạn bè đã đến viếng và có những dòng chân tình về Tổng Bí thư.

Nga chỉ trích quan chức EU vì ủng hộ tấn công cầu Crimea

Nga chỉ trích quan chức EU vì ủng hộ tấn công cầu Crimea

22:10 08/05/2024

Bộ Ngoại giao Nga chỉ trích người phát ngôn chính sách đối ngoại EU 'kích động khủng bố' khi ủng hộ Ukraine tấn công cầu Crimea.

Bộ Ngoại giao gặp mặt các cơ quan thông tấn, báo chí nước ngoài thường trú tại Việt Nam dịp Xuân Giáp Thìn 2024

Bộ Ngoại giao gặp mặt các cơ quan thông tấn, báo chí nước ngoài thường trú tại Việt Nam dịp Xuân Giáp Thìn 2024

07:00 30/01/2024

Sáng ngày 29/1, trước thềm năm mới Giáp Thìn 2024, tại Nhà khách Chính phủ, Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã chủ trì buổi gặp mặt thường niên của Bộ Ngoại giao với các cơ quan đại diện nước ngoài và các cơ quan thông tấn, báo chí nước ngoài thường trú tại Việt Nam.

Đối ngoại trong tuần: Chủ tịch Quốc hội thăm chính thức Indonesia, dự Đại hội đồng AIPA-44; Việt Nam-Philippines đẩy mạnh hợp tác biển và đại dương

Đối ngoại trong tuần: Chủ tịch Quốc hội thăm chính thức Indonesia, dự Đại hội đồng AIPA-44; Việt Nam-Philippines đẩy mạnh hợp tác biển và đại dương

16:20 06/08/2023

Báo Thế giới & Việt Nam điểm lại một số hoạt động đối ngoại nổi bật của Việt Nam trong tuần từ ngày 31/7-6/8.

Việt Nam tham gia tích cực Khóa họp thường kỳ của Hội đồng Nhân quyền LHQ

Việt Nam tham gia tích cực Khóa họp thường kỳ của Hội đồng Nhân quyền LHQ

14:10 13/07/2024

Ngày 12/7, Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (LHQ) đã kết thúc khóa họp thường kỳ lần thứ 56 với 25 nghị quyết và quyết định được thông qua.

ASEAN tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm

ASEAN tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm

10:45 11/10/2024

Không chỉ thảo luận các vấn đề nội bộ, Hội nghị cấp cao ASEAN và các hội nghị liên quan đang diễn ra tại Lào còn là cơ hội để Hiệp hội khẳng định vai trò trung tâm của mình.

Nổ mỏ than ở Iran, ít nhất 51 người chết và 20 người bị thương

Nổ mỏ than ở Iran, ít nhất 51 người chết và 20 người bị thương

16:50 22/09/2024

Tối 21-9 giờ địa phương, một vụ nổ đã xảy ra tại mỏ than Tabas thuộc tỉnh Nam Khorasan (Iran), khiến ít nhất 51 người thiệt mạng và 20 người bị thương.

Ukraine lập quân đoàn mới chiêu mộ công dân ở nước ngoài

Ukraine lập quân đoàn mới chiêu mộ công dân ở nước ngoài

20:30 10/07/2024

Kiev thành lập 'Quân đoàn Ukraine' nhằm thu hút hàng trăm nghìn nam giới trong tuổi nhập ngũ đang sống ở nước ngoài về nước chiến đấu.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới