Thông điệp của ông Kim Jong Un ở Nga

10:30 13/09/2023

Chuyến đi Nga của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un được giới quan sát nhận định đã hé lộ những tín hiệu thay đổi căn bản trong chính sách đối ngoại của Bình Nhưỡng.

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un lên tàu rời Bình Nhưỡng để đến Nga - Ảnh: KCNA

Tối 12-9, truyền thông Nga đưa tin ông Kim Jong Un đã đến vùng Primorsky của Nga bằng tàu hỏa và gặp giới chức Nga, sau đó dự kiến gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin. Cuộc gặp này được giới quan sát kỳ vọng sẽ đánh dấu cột mốc của nhiều thay đổi trong quan hệ Nga - Triều cũng như chính trị quốc tế.

Sẽ bàn về vũ khí?

Ông Kim đã khởi hành trên chiếc xe lửa quen thuộc từ ngày 10-9. Như thường lệ, Triều Tiên không thông tin về địa điểm và thời gian ông tới Nga. Trong cuộc họp báo ngày 12-9, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cũng chỉ xác nhận việc lãnh đạo Triều Tiên thăm Nga, gặp Tổng thống Putin ở "vùng Viễn Đông", thay vì chính xác là TP Vladivostok hay một địa điểm khác như truyền thông quốc tế đồn đoán.

  • Ông Kim Jong Un đã đến Nga bằng đoàn tàu bọc thép, chuẩn bị gặp ông Putin

  • Ông Kim Jong Un đã đi qua biên giới Nga - Triều Tiên

Giới quan sát phương Tây đặc biệt theo sát chuyến đi của ông Kim lần này vì nhiều lý do. Một trong những chi tiết được quan tâm nhất là các thảo luận liên quan tới quốc phòng.

Quan hệ Triều Tiên - Nga đã chứng kiến những kết quả tích cực thời gian qua, trong đó có việc thắt chặt hợp tác quốc phòng. Hồi tháng 6, ông Kim từng tuyên bố sẽ tăng cường hợp tác chiến lược với Matxcơva - điều khiến phía Mỹ lo ngại Triều Tiên đang lên kế hoạch cấp thêm thiết bị quân sự cho Nga.

Tuần trước Chính phủ Mỹ khẳng định các cuộc đàm phán vũ khí giữa Triều Tiên và Nga đang "phát triển tích cực", và những thảo luận tiếp theo có thể tập trung vào nỗ lực tìm nguồn cung vũ khí mới của Nga nhằm bổ sung sức mạnh cho "chiến dịch quân sự đặc biệt" ở Ukraine. Hàn Quốc cũng đang giám sát chặt chẽ khả năng Triều Tiên và Nga đàm phán vũ khí và chuyển giao công nghệ.

Nhìn chung giới phân tích phương Tây cho rằng Nga và Triều Tiên có thể đàm phán về một số vấn đề liên quan vũ khí. Cụ thể, kênh NBC News dẫn lời một số chuyên gia nói nhiều khả năng Nga sẽ nhờ Triều Tiên cung cấp đạn pháo và đổi lại, Matxcơva sẽ hỗ trợ Bình Nhưỡng thực phẩm và năng lượng.

Trong các thỏa thuận tiềm năng với Tổng thống Nga Putin, nhà lãnh đạo Kim Jong Un cũng có thể tìm kiếm sự hỗ trợ của Nga về công nghệ tiên tiến, phát triển tàu ngầm, tên lửa đạn đạo và vệ tinh, theo GS Leif-Eric Easley (Đại học Ewha, Seoul, Hàn Quốc). Dù vậy, ông Easley cũng lưu ý khả năng Nga khó chấp nhận chuyển giao công nghệ tiên tiến nếu chỉ để đổi lấy số đạn pháo nói trên.

Bước đi mới của ông Kim

Nỗi lo về vấn đề vũ khí của phương Tây gia tăng khi Hãng tin Nga Interfax cho biết ông Kim cũng có kế hoạch gặp Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu.

Thực tế trong mắt phương Tây, kể cả khi Triều Tiên cấp vũ khí cho Nga, chuyện này vẫn không ảnh hưởng lớn tới xung đột ở Ukraine. Cũng như ông Easley, một số nhà phân tích hiện đánh giá thấp khả năng Nga chuyển giao công nghệ cho Triều Tiên. Điều họ lo nhất là viễn cảnh Triều Tiên sẽ tranh thủ nguồn lực kinh tế từ việc bán vũ khí và viện trợ của Nga để tiếp tục theo đuổi chương trình vũ khí hạt nhân.

Tuy vậy về mặt chiến lược, chuyến đi lần này của ông Kim có thể phản ánh sự thay đổi đáng chú ý trong chính sách đối ngoại của Bình Nhưỡng.

Điều khiến nhiều người ngạc nhiên là ông Kim đã chọn Nga, thay vì Trung Quốc, làm địa điểm công tác nước ngoài đầu tiên sau ba năm Triều Tiên đóng cửa chống dịch COVID-19. Reuters dẫn lời một số nhà phân tích cho rằng chi tiết này phản ánh nỗ lực cân bằng quan hệ giữa Triều Tiên với hai nước láng giềng hùng mạnh.

Theo nhà nghiên cứu Artyom Lukin (Đại học Liên bang Viễn Đông, Nga), Triều Tiên cơ bản tự lập, tự chủ, không dựa vào một đồng minh cụ thể nào.

Từ những năm đầu ông Kim cầm quyền cách đây một thập niên, quan hệ giữa Triều Tiên và Nga, Trung Quốc khá lạnh nhạt. Ông Kim gần như không xuất ngoại, trong khi Matxcơva và Bắc Kinh cũng tuân thủ một phần lệnh trừng phạt quốc tế áp lên Triều Tiên.

Tới giai đoạn 2018-2019, ông Kim phát đi một số tín hiệu gợi lên hy vọng hòa giải với Hàn Quốc và Mỹ khi gặp lãnh đạo hai nước lúc đó là tổng thống Moon Jae In và tổng thống Donald Trump.

Hiện nay, sau đại dịch, ông Kim cũng tái khởi động các chương trình ngoại giao, trong đó thân thiện với cả đồng minh số 1 Trung Quốc lẫn Nga. Nói cách khác, Bình Nhưỡng đang tận dụng sự thay đổi lớn trong bức tranh chính trị thế giới để mở rộng hợp tác theo cách thực dụng và tự chủ, mà Nga chính là một người bạn cũ đang mang tới lựa chọn mới.

Viễn Đông và lợi ích chiến lược của Nga

Tổng thống Nga cho biết chính phủ của ông sẽ không cho phép tốc độ phát triển ở vùng Viễn Đông chậm lại vì đây là khu vực chiến lược của họ.

"Chúng tôi chắc chắn sẽ không giảm tốc độ phát triển ở khu vực đó, bởi vì sự phát triển của Viễn Đông là ưu tiên tuyệt đối của Nga, ưu tiên trực tiếp của toàn bộ nước Nga trong toàn bộ thế kỷ 21, bởi vì đây là khu vực khổng lồ với dân số ít nhưng tiềm năng to lớn. Tất nhiên, đây là lợi ích chiến lược của đất nước", ông Putin phát biểu tại Diễn đàn kinh tế phương Đông (diễn ra tại Vladivostok từ ngày 10 đến 13-9).

Ông Putin nhấn mạnh việc "không chỉ là giữ lấy khu vực này mà còn phát triển nó và khai thác nguồn tài nguyên tại đây để mang lại lợi ích" cho Nga.

Có thể bạn quan tâm
Hàng xóm vác dao giải quyết mâu thuẫn, 1 người tử vong

Hàng xóm vác dao giải quyết mâu thuẫn, 1 người tử vong

14:50 14/12/2023

Sau khi xảy ra mâu thuẫn, ông Chiển và ông T. (trú cùng bản Hữu Văn, xã Châu Kim, Quế Phong, Nghệ An) cầm dao, gậy đuổi đánh nhau. Hậu quả, ông Chiển bị thương nặng, ông T. tử vong.

Gia Lai: Khen thưởng học sinh dũng cảm cứu người bị đuối nước

Gia Lai: Khen thưởng học sinh dũng cảm cứu người bị đuối nước

21:00 13/04/2023

Chủ tịch UBND huyện tặng Giấy khen cho em Kpă Nguyên, học sinh lớp 4C, Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc, xã Kim Tân vì đã có hành động dũng cảm cứu người bị đuối nước vào ngày 28/3 vừa qua.

Cà Mau thành lập Khu bảo tồn biển rộng 27.000ha

Cà Mau thành lập Khu bảo tồn biển rộng 27.000ha

12:20 20/06/2024

Khu bảo tồn gồm vùng biển quanh các cụm đảo Hòn Khoai, Hòn Chuối và Hòn Đá Bạc, được thành lập nhằm bảo vệ và bảo tồn nguồn lợi thủy sản, các loài sinh vật biển, loài quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.

Bỏ 'công dân', chỉ giữ lại 'căn cước' thì không thể chỉ đích danh con người

Bỏ 'công dân', chỉ giữ lại 'căn cước' thì không thể chỉ đích danh con người

22:20 22/06/2023

Một số đại biểu Quốc hội cho rằng, tên gọi căn cước công dân như hiện tại chưa có vấn đề gì để chúng ta phải sửa đổi, đề nghị...

Muối 'cháy hàng' ở Trung Quốc, nhiều người sang Nga mua về

Muối 'cháy hàng' ở Trung Quốc, nhiều người sang Nga mua về

15:50 31/08/2023

Một số du khách Trung Quốc đã mua muối ở vùng Viễn Đông Nga mang về sau khi Nhật Bản xả nước nhiễm phóng xạ đã qua xử lý ra biển.

Thổ Nhĩ Kỳ quan ngại sâu sắc về căng thẳng leo thang ở Bờ Tây

Thổ Nhĩ Kỳ quan ngại sâu sắc về căng thẳng leo thang ở Bờ Tây

10:30 23/03/2023

Thổ Nhĩ Kỳ lên án việc Israel bãi bỏ luật rút quân 2005 về việc sơ tán người Israel khỏi 4 khu định cư ở vùng Bờ Tây bị chiếm đóng song song với việc rút quân đội khỏi Dải Gaza.

‘Nhận vơ’ 2 mảnh đất rồi rao bán, chiếm đoạt 300 triệu đồng

‘Nhận vơ’ 2 mảnh đất rồi rao bán, chiếm đoạt 300 triệu đồng

21:00 12/08/2024

Một người phụ nữ ở Đắk Lắk tự “nhận vơ” 2 mảnh đất của người khác là của mình để bán, chiếm đoạt 300 triệu đồng.

Tin tức thế giới 2-6: Mỹ nhắc lại ưu tiên ở Shangri-La; Nội bộ Israel lục đục vì chuyện ngừng bắn

Tin tức thế giới 2-6: Mỹ nhắc lại ưu tiên ở Shangri-La; Nội bộ Israel lục đục vì chuyện ngừng bắn

07:30 02/06/2024

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nhắc lại các cam kết an ninh ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương; Thủ tướng Ấn tin giành thắng lợi bầu cử.

Xác minh danh tính người phụ nữ chết trong khuôn viên trường Đại học Hạ Long

Xác minh danh tính người phụ nữ chết trong khuôn viên trường Đại học Hạ Long

14:50 07/08/2023

Khoảng hơn 7h ngày 7/8, khi đi làm nhiệm vụ, nhân viên một đơn vị ở tổ 2, khu Nam Trung (phường Nam Khê, TP Uông Bí, Quảng Ninh) phát hiện thi thể nữ giới nằm trong bồn hoa cây xanh. Sau khi nhận thông tin, lực lượng chức năng đưa thi thể đến Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển và tổ chức xác minh danh tính. Dựa vào nguồn tin trên mạng xã hội về một gia đình ở Hạ Long đăng tìm con gái bị tự kỷ đi khỏi nhà, cơ quan chức năng đã mời gia đình đến nhận...

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới