Trong động thái có thể được nhìn nhận là một sự phát triển ngoại giao quan trọng, Thủ tướng Bangladesh Sheikh Hasina dự kiến đến thăm Ấn Độ trong tháng tới.
Thủ tướng Bangladesh ‘hâm nóng’ quan hệ với Ấn Độ |
Người dân Ấn Độ xếp hàng để bỏ phiếu bầu cử ở bang Tây Bengal, khu vực giáp biên giới với Bangladesh, Nepal và Bhutan. (Nguồn: AFP) |
Chuyến thăm của người đứng đầu chính phủ Bangladesh có ý nghĩa quan trọng khi diễn ra trong bối cảnh cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ (Lok Sabha) đã khởi động từ hôm 19/4 và dự kiến kéo dài đến 1/6. Bí thư Đối ngoại Vinay Kwatra dự kiến sớm đến thăm Dhaka để hoàn tất công tác chuẩn bị cho chuyến thăm, vốn được lên kế hoạch vào ngày 20/4 song bị hoãn lại.
Quy mô của cuộc bầu cử 545 ghế trong Hạ viện Ấn Độ năm nay thể hiện qua các con số: 969 triệu cử tri đã đăng ký, hơn 1 triệu điểm bỏ phiếu, hơn 2.400 chính đảng tham gia, khoảng 15 triệu nhân viên phục vụ, chi phí hàng nghìn tỷ Rupee… Trong những ngày này, bất chấp nắng nóng vượt quá 40 độ C ở nhiều khu vực, hàng triệu người Ấn Độ vẫn xếp hàng bên ngoài các điểm bỏ phiếu trên cả nước. |
Nhận định về thời điểm của chuyến thăm, bình luận viên kiêm nhà báo cấp cao của Bangladesh, ông Gautam Lahiri cho biết: “Nói chung, khi một quốc gia trải qua cuộc tổng tuyển cử, các hoạt động ngoại giao sẽ tạm ngừng cho đến khi chính phủ mới được thành lập. Nhưng đối với trường hợp của Bangladesh, điều đó có phần bất thường. Bộ Ngoại giao đã chủ động mời Thủ tướng Bangladesh Sheikh Hasina càng sớm càng tốt”.
Việc Ấn Độ gửi lời mời tới Thủ tướng Bangladesh đáng lưu ý khi bà Sheikh Hasina cũng lên lịch cho chuyến thăm Trung Quốc vào tháng Bảy tới, động thái được Ấn Độ theo dõi cẩn trọng trong bối cảnh Bắc Kinh đang nỗ lực gây ảnh hưởng đến Dhaka bằng mọi cách. New Delhi hy vọng sẽ là điểm đến đầu tiên trong chuyến công du song phương đầu tiên của bà Sheikh Hasina kể từ khi đắc cử nhiệm kỳ thứ 5 vào tháng Giêng vừa qua.
Thủ tướng Bangladesh ‘hâm nóng’ quan hệ với Ấn Độ |
Vấn đề sông Teesta đặt ra những thách thức đặc biệt cho cả Ấn Độ và Bangladesh, gia tăng khía cạnh địa chính trị khi có sự tham gia ngày càng tăng của Trung Quốc. (Nguồn: AFP) |
Ấn Độ còn một lý do đáng bận tâm khác, đó là sự tham gia của Trung Quốc vào dự án thủy điện Teesta - một mối lo ngại lớn khác đối với Ấn Độ. Dhaka từng kêu gọi New Delhi tiếp nhận dự án, nhấn mạnh vị trí của dự án nằm trong biên giới Bangladesh. Sông Teesta bắt nguồn từ dãy Himalaya, chảy qua khu vực Sikkim và Tây Bengal trước khi vào Bangladesh.
Điều cần lưu ý là vào năm 2020, Trung Quốc đã đề xuất việc nạo vét trên sông Teesta cũng như xây dựng các hồ chứa và bờ kè. Tuy nhiên, Dhaka đã tạm dừng dự án trị giá hàng triệu USD này.
Ấn Độ và Bangladesh đàm phán thỏa thuận chia sẻ nước Teesta kể từ khi chính phủ Liên đoàn Awami của Thủ tướng Sheikh Hasina lên nắm quyền vào năm 2009. Hai nước láng giềng từng chuẩn bị ký một thỏa thuận trong chuyến thăm Bangladesh năm 2011 của Thủ tướng Manmohan Singh.
“Biết rõ sự nhạy cảm của New Delhi đối với dự án được giao cho Trung Quốc, bà Hasina muốn gây ấn tượng với Ấn Độ để đảm nhận dự án đó trong khi chờ ký kết thỏa thuận chia sẻ nguồn nước”. (Bình luận viên Gautam Lahiri) |
Động lực cho một chuyến thăm sớm tới New Delhi của bà Sheikh Hasina, theo chuyên gia Lahiri, “có thể là một kịch bản an ninh phức tạp ở Myanmar, nơi giao tranh ác liệt đang diễn ra giữa chính quyền quân sự và các nhóm sắc tộc nổi dậy”.
Các cuộc gặp giữa bà Sheikh Hasina với các nhà lãnh đạo Ấn Độ tại New Delhi vào tháng tới dự kiến sẽ bao gồm cuộc thảo luận quan trọng về tình hình bất ổn ở Myanmar - mối quan tâm lớn đối với cả hai quốc gia láng giềng. Hai nước đã tạm thời đóng cửa lãnh sự quán ở Sittwe, điều này ảnh hưởng đến thương mại với Đông Nam Á, buộc cả hai phải tìm kiếm sự hợp tác chặt chẽ hơn trong các vấn đề an ninh.
Thủ tướng Bangladesh ‘hâm nóng’ quan hệ với Ấn Độ |
Thủ tướng Narendra Modi đón Thủ tướng Bangladesh Sheikh Hasina trong chuyến thăm New Delhi, ngày 6/9/2022. (Nguồn: ANI) |
Chuyến thăm của Thủ tướng Sheikh Hasina tới quốc gia đông dân nhất thế giới cũng gửi thông điệp tới các nước láng giềng về kết quả có thể dự đoán của cuộc tổng tuyển cử được xem là có quy mô lớn và phức tạp nhất thế giới.
Hơn nữa, theo ông Lahiri, sau cuộc thăm dò ý kiến của các phần tử cấp tiến ở Bangladesh với sự ủng hộ của phe đối lập, Đảng Dân tộc Bangladesh (BNP) - đảng đối lập lớn nhất tại nước này đã bắt đầu nâng cao quan điểm chống Ấn Độ.
“Vì vậy, để xoa dịu người dân, bà Hasina đang nỗ lực thực hiện dự án phát triển đồng bằng Teesta với việc xây dựng hồ chứa và nạo vét sông”, ông Lahiri nhận định.
Chính phủ do Đảng Bharatiya Janata (BJP) lãnh đạo lên nắm quyền ở Ấn Độ vào năm 2014 dưới thời Thủ tướng Narendra Modi và chuẩn bị hoàn thành nhiệm kỳ thứ hai. Trong thời kỳ này, chính phủ Liên đoàn Awami do bà Sheikh Hasina lãnh đạo nắm quyền ở Bangladesh và tháng Giêng vừa qua, bà đã đắc cử Thủ tướng Bangladesh nhiệm kỳ thứ 4 liên tiếp và là thứ 5 trong sự nghiệp chính trị của mình.
Theo chuyên gia về quan hệ quốc tế Harsh V. Pant, trong thập niên qua, quan hệ Ấn Độ-Bangladesh dưới "ngọn cờ" của ông Modi và bà Hasina không chỉ chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ mà còn mở rộng trên nhiều lĩnh vực, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của thời đại.
Thủ tướng Bangladesh ‘hâm nóng’ quan hệ với Ấn Độ |
Sau khi thành lập chính phủ mới sau cuộc bầu cử ngày 7/1, Thủ tướng Sheikh Hasina đến thăm Đức vào tháng Hai, tham dự Hội nghị An ninh Munich. (Nguồn: bdnews24) |
Hồi tháng Giêng, Thủ tướng Narendra Modi đã gửi thư chúc mừng tới người đồng cấp Sheikh Hasina với chiến thắng lịch sử của Liên đoàn Awami trong cuộc tổng tuyển cử lần thứ 12 ở Bangladesh. Năm ngoái, hai Thủ tướng có cuộc gặp song phương khi nhà lãnh đạo Bangladesh đến thăm quốc gia láng giềng với tư cách khách mời tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 từ ngày 9-10/9.
Đầu tháng này, Ngoại trưởng Bangladesh Hasan Mahmud xác nhận rằng Thủ tướng Sheikh Hasina "chắc chắn" thăm New Delhi, khả năng là sau cuộc tổng tuyển cử.
Thủ tướng Narendra Modi đã đến thăm Bangladesh vào tháng 3/2021, đúng vào dịp 50 năm ngày Độc lập của Bangladesh và hai nước láng giềng Nam Á này kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1971-2021). Đây cũng là dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Tổng thống đầu tiên Bangabandhu Sheikh Mujibur Rahman (1920-1975), thân sinh của Thủ tướng đương nhiệm Sheikh Hasina.
Cũng trong năm kỷ niệm lịch sử đó, Tổng thống Ấn Độ lúc bấy giờ là ông Ram Nath Kovind đã đến thăm Bangladesh. Điều hiếm có của ngoại giao Ấn Độ trong bối cảnh đại dịch Covid-19 khi cả Tổng thống và Thủ tướng đến thăm cùng một quốc gia.
Hai chuyến thăm tượng trưng cho mối quan hệ đối tác nửa thế kỷ giữa Ấn Độ và Bangladesh đã được củng cố, trưởng thành và phát triển như một hình mẫu cho quan hệ song phương cho toàn khu vực.
Năm năm sau, chuyến thăm của Thủ tướng Sheikh Hasina tới đất nước sông Hằng trong thời điểm đặc biệt sẽ ghi thêm dấu ấn đặc biệt?
Đồn đoán về những cuộc tấn công tiềm tàng của Iran vào Israel, khủng hoảng ở Bangladesh, bà Kamala Harris chính thức trở thành đại diện đảng Dân chủ ra tranh cử tổng thống Mỹ, xung đột Nga-Ukraine... là một số tin thế giới nổi bật.
Ngày 4-11, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã chấp nhận đơn từ chức của thống đốc vùng Rostov Vasily Golubev. Vùng Rostov được cho là nơi cung cấp nhiên liệu cho quân đội Nga đang tham chiến ở Ukraine.
Chủ và các nhân viên tại một nhà hàng ở tỉnh An Huy lĩnh án tù lên đến 12 năm vì tái sử dụng dầu từ nước lẩu khách ăn thừa.
Các đại biểu trao đổi về thực trạng hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và Kazakhstan hiện nay, đưa ra một số khuyến nghị đẩy mạnh hợp tác giáo dục đại học giữa hai nước trong thời gian tới.
Ít nhất 8 người thiệt mạng ở miền nam nước Mỹ sau khi bão Beryl quật ngã cây cối và gây ra ngập lụt nghiêm trọng trước khi suy yếu vào hôm 9-7.
Hamas cho biết ít nhất 210 người Palestine thiệt mạng khi đặc nhiệm Israel đột kích một trại tị nạn ở miền trung Gaza để giải cứu 4 con tin.
Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam do Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dẫn đầu đã đến Pháp, bắt đầu các hoạt động từ ngày 4-10 với nhiều nội dung quan trọng.
Lầu Năm Góc cho biết thông tin ông Austin nhập viện được giữ kín phần nào vì lý do riêng tư và không phát hiện sai phạm có chủ đích.
Hải quân Mỹ hiện là lực lượng lớn thứ hai trên thế giới, sau đối thủ Trung Quốc, tuy vậy vẫn luôn có chất lượng hàng đầu.