Thổ Nhĩ Kỳ trình lên Liên Hợp Quốc bức thư có chữ ký của 54 quốc gia và tổ chức, kêu gọi áp đặt cấm vận vũ khí với Israel.
"Chúng tôi đã viết thư kêu gọi tất cả quốc gia ngừng bán vũ khí và đạn dược cho Israel. Chúng tôi đã chuyển thư với chữ ký của 54 bên tới Liên Hợp Quốc cách đây hai ngày", Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan cho biết trong cuộc họp báo hôm 3/11 tại Djibouti, nơi ông tham dự hội nghị thượng đỉnh giữa Thổ Nhĩ Kỳ và các đối tác châu Phi.
Nga, Trung Quốc, Iran, Arab Saudi, Brazil và Algeria nằm trong số 52 quốc gia ký thư kiến nghị, cùng hai tổ chức liên chính phủ là Liên đoàn Arab và Tổ chức Hợp tác Hồi giáo.
"Chúng tôi phải nhắc nhở rằng bán vũ khí cho Israel đồng nghĩa với tham gia vào cuộc diệt chủng của họ", ông Fidan nói, nhấn mạnh bức thư là sáng kiến do Thổ Nhĩ Kỳ khởi xướng.
Liên Hợp Quốc và giới chức Israel chưa bình luận về thông tin này.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tháng trước kêu gọi Liên Hợp Quốc áp lệnh cấm vận vũ khí đối với Israel, cho rằng biện pháp này sẽ là "giải pháp hiệu quả" để chấm dứt chiến dịch của Israel ở Dải Gaza.
Ông Erdogan đã nhiều lần chỉ trích gay gắt Israel kể từ khi xung đột bùng phát ở Dải Gaza vào tháng 10/2023. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ hồi tháng 4 gặp thủ lĩnh Hamas Ismail Haniyeh tại Istanbul, vài tháng trước khi Haniyeh bị ám sát tại Tehran. Các quan chức chính phủ giấu tên cho biết ban lãnh đạo Hamas đã chuyển từ Qatar sang Thổ Nhĩ Kỳ trong cùng giai đoạn.
Tổng thống Erdogan hồi tháng 5 ra lệnh cấm giao thương với Israel, chấm dứt quan hệ kinh tế giữa hai nước.
Một số đồng minh của Israel cũng đề xuất hạn chế cung cấp vũ khí cho quốc gia này.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tháng trước tuyên bố lệnh cấm vận vũ khí là cách duy nhất để chấm dứt xung đột Gaza. Thủ tướng Anh Keir Starmer đã ra lệnh dừng chuyển giao một số vũ khí cho Israel vì lo ngại chúng được sử dụng trong các hành động được xem là tội ác chiến tranh, song không kêu gọi cấm vận hoàn toàn.
Ngoại trưởng Canada Melanie Joly nói sẽ đình chỉ khoảng 30 giấy phép vận chuyển vũ khí tới Israel, tuyên bố Ottawa không cho phép "vũ khí được đưa tới Gaza".
Thùy Lâm (Theo AFP, Times of Israel)
Tổng thống đắc cử Mỹ bình luận 'đúng' về nội dung trên mạng xã hội cho rằng ông sẽ tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia về vấn đề biên giới, và dùng đến nguồn lực quân đội để trục xuất dân nhập cư bất hợp pháp.
Nhiều nước đã bày tỏ quan ngại về khả năng Nga triển khai quân Triều Tiên ở Ukraine. Trong khi đó Nga từ chối thảo luận công khai về nội dung hợp tác với Triều Tiên.
Bộ trưởng Quốc phòng Áo Klaudia Tanner đã lên tiếng cảnh báo việc các nước phương Tây cho phép Ukraine sử dụng vũ khí để tấn công vào lãnh thổ Nga, khẳng định hành động này đã 'vượt lằn ranh đỏ'. Trong khi đó, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov chỉ trích những tuyên bố chính thức của Pháp là dối trá.
Phát biểu khi đi thị sát, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tuyên bố rằng đất nước sẽ nâng cao mức độ sẵn sàng hạt nhân trong tương lai gần để đối phó với mọi thách thức.
Nhân viên bảo vệ Faraz Tahir bị nghi phạm đâm chết tại tầng 4 của trung tâm thương mại Westfield Bondi Junction, đồng nghiệp của anh cũng bị thương và đang nằm viện.
Thomas Matthew Crooks được bạn học và hàng xóm mô tả là trầm lặng, khó gần, cô độc, nhưng không ai ngờ anh ta có thể nổ súng vào người khác.
Israel mở chiến dịch đột kích giải cứu hai con tin dưới làn không kích yểm trợ tại thành phố Rafah, cực nam Dải Gaza, khiến 50 người thiệt mạng.
Ngày 12/7, Liên hợp quốc (LHQ) đã tổ chức Phiên họp thông tin về hoạt động của Ban cố vấn của Tổng thư ký về khoáng sản thiết yếu cho chuyển đổi năng lượng.
Triều Tiên đã phát triển thành công hệ thống điều khiển đạn đạo, cho thấy lợi thế của hệ thống vũ khí chiến lược mới.