Nhà ở tái định cư tại Hà Nội được xây dựng nhằm mục đích an cư cho người dân sau khi bị thu hồi đất để họ có chỗ ở tốt hơn, ổn định cuộc sống. Tuy nhiên, sau quá trình đưa vào vận hành trên dưới 10 năm, những dự án này đã xuống cấp nhưng lại thiếu nguồn kinh phí để duy tu, bảo trì.
Công trình xuống cấp, hệ thống PCCC “có như không”
Có thể điểm qua một số dự án tái định cư ở Hà Nội như: nhà G5 và nhà A26 phường Đại Kim (quận Hoàng Mai), đã xuống cấp sau 13 năm vận hành, khiến 150 hộ dân sống trong thấp thỏm, lo âu.
Dự án tái định cư khu đô thị Thành phố Giao lưu (phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm) với 3 tòa nhà CT1 A, B và C được đưa vào sử dụng từ năm 2014. Sau gần 10 năm vận hành, hàng loạt hạng mục như tường nhà, hầm để xe, hệ thống PCCC đều cho thấy dấu hiệu xuống cấp. Hệ thống thoát nước, đường ống dẫn nước cứu hỏa bị rò rỉ dưới các tầng hầm nhiều năm nhưng chưa thể khắc phục triệt để. Do vậy, cư dân phải tự sử dụng các biện pháp thô sơ nhất để trám vá các vị trí hư hỏng như dùng túi nylon, miếng xốp rồi dùng xô, chậu để hứng nước bị dột từ đường ống.
Bà Nguyễn Thị Thái (cư dân CT1B, Khu đô thị thành phố Giao Lưu) than thở, trước khi dọn về ở, bà được hứa hẹn nơi này sẽ tốt hơn nơi ở cũ. Tuy nhiên, qua trải nghiệm thực tế, bà than phiền: “Hầm xe ngấm nước, bốc mùi ẩm mốc, trong khi hệ thống thoát nước, đường ống dẫn nước cứu hỏa chỗ bị vỡ, chỗ bị rò rỉ. Ý kiến đến ban quản lý dự án nhiều lần nhưng việc khắc phục không hiệu quả”.
Còn theo ông Phan Văn Hưng (cư dân Khu đô thị thành phố Giao Lưu), nhiều bình chữa cháy hiện chỉ dùng để chặn cửa ra vào, phủ bụi dày đặc. Trong khi đó, các đèn báo sự cố hư hỏng... Còn trong các căn hộ, cư dân không rõ hệ thống báo khói và hệ thống chữa cháy tự động có hoạt động được hay chỉ lắp cho có.
Cư dân mòn mỏi chờ cơ quan chức năng tìm giải pháp
Trao đổi với Lao Động, đại diện Tổ Quản lý nhà khu đô thị Thành phố Giao Lưu (Xí nghiệp quản lý dịch vụ và khai thác đô thị, Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội) - thừa nhận, hệ thống PCCC hiện nay tại khu tái định cư vận hành chỉ tương đối, thậm chí hỏng hóc. Trong khi khu vực này chưa thành lập được ban quản trị ở chung cư.
"Chúng tôi nhiều lần tổ chức họp với cư dân để thành lập ban quản trị, tuy nhiên chưa thành. Ngoài các cơ chế và quy định hiện hành đang vướng mắc, thì trong đó, một phần do người dân sống ở khu tái định cư nên kinh phí thành lập chưa thể đáp ứng yêu cầu", vị này chia sẻ.
Đại diện Công ty TNHH MTV Quản lý và phát triển nhà Hà Nội thông tin, do mức phí để quản lý, vận hành các tòa nhà chung cư tái định cư thu theo quy định của TP hiện nay rất thấp (khoảng 30.000 đồng/hộ/tháng), trong khi mức thu phí để vận hành cơ bản phải từ 4.000 - 5.000 đồng/m2/tháng nên không đủ để bù chi phí bảo trì, sửa chữa.
Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Quản lý và phát triển nhà Hà Nội - Đặng Trần Trung cho biết, từ năm 2016, để thực hiện công tác bảo trì các quỹ nhà, đơn vị được thành phố phê duyệt dự toán thu chi theo quy định.
Tuy nhiên, từ năm 2020 đến nay, do phát sinh việc diện tích kinh doanh thương mại ở các tòa nhà tái định cư không thuộc phạm vi điều chỉnh tại Thông tư số 124/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính nên không còn nguồn thu thực hiện công tác bảo trì nhà tái định cư.
Trước thực trạng trên, đầu tháng 6.2023, Sở Xây dựng TP Hà Nội đã có văn bản yêu cầu các đơn vị được giao quản lý nhà tái định cư rà soát, phân loại chất lượng cụ thể các hạng mục hạ tầng tại nhà tái định cư.
Bên cạnh đó, Sở này cũng có văn bản gửi Sở Tài chính, đề nghị thẩm định, trình UBND thành phố phê duyệt dự toán thu, chi với hoạt động cho thuê diện tích kinh doanh dịch vụ tại các tòa tái định cư.
Ngày 23.8.2018, UBND TP Hà Nội đã ban hành Quyết định số 18/2018/QĐ-UBND quy định về quản lý, sử dụng nguồn thu từ hoạt động cho thuê diện tích kinh doanh dịch vụ thuộc sở hữu nhà nước tại các chung cư tái định cư trên địa bàn thành phố.
Cụ thể, sẽ hỗ trợ kinh phí bảo trì đối với phần diện tích, thiết bị thuộc sở hữu chung, bao gồm 6 hạng mục của nhà tái định cư, gồm: Thang máy, hệ thống phòng cháy chữa cháy, máy bơm nước, máy phát điện, hệ thống chống sét và mặt ngoài của tòa nhà.
Tỉnh Bình Dương đặt mục tiêu xây dựng trên 160.000 căn nhà ở xã hội. Tỉnh Bình Dương sẽ sử dụng 7 nguồn quỹ đất để bố trí xây dựng nhà ở xã hội cho người lao động thu nhập thấp.
Nhiều người dân như sinh viên, người lao động lên thành phố thuê trọ bị sập bẫy lừa tiền đặt cọc khi thuê nhà .
Khoảng 75% số công ty của Đức được khảo sát cho biết đã trải qua các cuộc tấn công kỹ thuật số trong 12 tháng qua, giảm phần nào so với mức 84% khảo sát hồi năm ngoái.
Mặc dù bị cấm nhập khẩu nhưng tôm hùm đất hiện tại đang bán tràn lan trên chợ mạng với giá từ 300.000 - 380.000 đồng/kg.
Ngày 5-7, Ngân hàng TMCP Kiên Long - KienlongBank (mã chứng khoán: KLB) đã công bố loạt các quyết định, nghị quyết về công tác nhân sự cấp cao.
Với việc duy trì nuôi từ 4-6 con chồn sinh sản và 3-4 con chồn đực để phối giống, mỗi năm ông Thạch Minh ở xã Long Thạnh, xuất bán từ 40-45 con chồn giống, chồn thịt, thu về khoảng 220 triệu đồng.
Hà Nam quy định, đối với đất ở đô thị diện tích tối thiểu của thửa đất sau khi tách thửa là 40m2, đất ở tại nông thôn diện tích tối thiểu sau tách thửa 60m2.
TP - Sau khi bất ngờ nhận thông báo nợ thuế, chậm nộp phạt thuế thu nhập cá nhân, nhiều người dân ngỡ ngàng và lúng túng khi đối mặt việc xử lý khoản thuế với đủ vướng mắc như: Xử lý việc bị kê khai khống thu nhập, thủ tục quyết toán thuế. Người nộp thuế mong muốn cơ quan thuế tiếp tục đơn giản thủ tục, tạo thuận lợi cho người nộp thuế.
Đã có trường hợp người dân thôn Nậm Thăn, xã Quảng Ngần (Hà Giang) bị chém trọng thương phải nhập viện cấp cứu vì dám 'vượt chốt' đem lá giang đi bán ở nơi khác.