TPO - Trước tình trạng thiếu cát để xây dựng đường Vành đai 3, TPHCM đã có công văn gửi đến các tỉnh đề nghị xem xét, hỗ trợ nguồn cát tại hồ Dầu Tiếng. Tuy nhiên, phía Bình Dương và Bình Phước cho biết, các địa phương không thể đáp ứng kiến nghị vì không có thẩm quyền.
Ngày 14/4, trao đổi với phóng viên báo Tiền Phong, Phó giám đốc Sở GTVT tỉnh Bình Dương Nguyễn Chí Hiếu cho biết, địa phương đã nhận được văn bản đề nghị của TPHCM về việc sử dụng nguồn cát tại lòng hồ Dầu Tiếng để xây dựng đường Vành đai 3.
“Kể từ giữa tháng 4/2019, địa phương đã không còn thẩm quyền cấp phép bến bãi khai thác cát trên lòng hồ Dầu Tiếng. Trước đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có Công văn số 2508 đề nghị các tỉnh tạm ngừng hoạt động khai thác cát trong lòng hồ Dầu Tiếng để đánh giá chất lượng nguồn nước, cũng như chất lượng công trình thủy lợi hồ đập. Từ đó đến nay, hoạt động khai thác cát đã tạm ngưng”, lãnh đạo Sở GTVT tỉnh Bình Dương cho biết.
Tương tự, đại diện lãnh đạo UBND tỉnh Bình Phước cũng cho biết, địa phương đã nhận văn bản của TPHCM liên quan đến việc hỗ trợ nguồn cát lòng hồ Dầu Tiếng. Tuy nhiên, từ trước đến nay phía Bình Phước không có bến bãi hoạt động khai thác cát hồ Dầu Tiếng và thẩm quyền hiện nay thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Trước đó ngày 10/4, UBND TPHCM có công văn khẩn gửi UBND các tỉnh Bình Dương, Tây Ninh, Bình Phước về sử dụng nguồn cát tại hồ Dầu Tiếng để làm dự án đường vành đai 3 TPHCM.
Theo ước tính, dự án Vành đai 3 TPHCM cần 1,6 triệu m3 đất đắp, 7,2 triệu m3 cát đắp, hơn 1,4 triệu m3 cát xây dựng, 4,4 triệu m3 đá xây dựng.
Tiền Phong Cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương kiểm tra tại hồ Dầu Tiếng 1 |
Cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương kiểm tra tại hồ Dầu Tiếng |
Qua rà soát, đối với vật liệu đá xây dựng, cát xây dựng và đất đắp đã đáp ứng cơ bản nhu cầu của dự án. Tuy nhiên, đối với cát đắp còn gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn cung cấp.
Theo UBND TPHCM, tại buổi làm việc ngày 13/3 với Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết nguồn cung cấp vật liệu cát gặp nhiều khó khăn do nhiều dự án cao tốc đang triển khai cùng lúc. Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị nên tính đến phương án sử dụng nguồn cát tại khu vực hồ Dầu Tiếng để phục vụ cho dự án vành đai 3 TPHCM.
Sau đó, UBND TPHCM đề nghị UBND các tỉnh Tây Ninh, Bình Dương và Bình Phước quan tâm và sớm có chủ trương cho phép khai thác khoáng sản (cát xây dựng, cát đắp nền) tại khu vực hồ Dầu Tiếng nhằm đảm bảo nguồn vật liệu xây dựng cho đường vành đai 3 TPHCM.
Hồ Dầu Tiếng là hồ nước nhân tạo nằm trên địa bàn 3 tỉnh gồm Tây Ninh, Bình Dương và Bình Phước thuộc vùng Đông Nam Bộ. Hồ được hình thành do chặn dòng thượng nguồn sông Sài Gòn, là hồ thủy lợi lớn nhất Việt Nam và Đông Nam Á. Hiện nay, hồ Dầu Tiếng chịu sự quản lý của Công ty TNHH MTV Khai thác Thủy Lợi Dầu Tiếng - Phước Hòa trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Hồ Dầu Tiếng với diện tích mặt hồ lên đến 270 km2, tổng dung tích là 1,58 tỷ m3 nước. Ngoài điều tiết nước xuống sông Sài Gòn, nhiệm vụ chính của hồ Dầu Tiếng là tưới trực tiếp cho trên 100.000 ha đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Tây Ninh và các tỉnh thành lân cận như Bình Dương, TPHCM và Long An. Hệ thống thủy lợi Dầu Tiếng có 3 kênh chính là kênh Đông, kênh Tây và kênh Tân Hưng có nhiệm vụ đưa nước về điều phối cho trên 1.550 km các tuyến kênh nhánh tại các địa phương. Ngoài ra, hiện nay lòng hồ Dầu Tiếng còn là nơi được người dân tận dụng để nuôi trồng thủy sản.
Không phải thí sinh ra khỏi phòng thi đầu tiên, nhưng Nguyễn Hoàng Minh (ở Cầu Giấy, Hà Nội) rất tự tin vào kết quả vì đã hoàn thành tốt 3 bài thi vào trường THPT chuyên Ngoại ngữ sáng nay. 'Em gọi điện cho mẹ đầu tiên để thông báo đã thi xong, em nói 'con đỗ rồi' vì tin mình làm được bài', Minh vui mừng chia sẻ. Do trường gần nhà nên sáng nay Minh tự di chuyển đến điểm thi, còn mẹ ở nhà nấu cơm chờ nam sinh về. Video: Nguyễn Hoàng Minh gọi mẹ...
Trong đau thương mất mát với học trò và người dân các tỉnh miền núi phía Bắc, thầy cô giáo trở thành điểm tựa.
Sáng 12/4, Công an tỉnh An Giang cho biết, liên quan đến vụ án hình sự 'Vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất', xảy ra tại Trung tâm Phát triển quỹ đất TP Long Xuyên, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh đã tiến hành tống đạt quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với ông Nguyễn Bảo Sinh, Phó Chủ tịch UBND TP Long Xuyên. Trước đó, vào 2 ngày cuối tháng 3 vừa qua, Cơ quan Cơ quan CSĐT Công an tỉnh An Giang cũng đã...
Hôm nay 14/6, lãnh đạo Công an huyện Krông Búk (Đắk Lắk) cho hay, cả 5 đối tượng ra đầu thú đều sinh sống trên địa bàn huyện. Công an huyện Ea H'leo cũng đã phát đi văn bản kêu gọi các đối tượng liên quan đến vụ việc nhanh chóng đầu thú để hưởng khoan hồng. Theo thông tin cung cấp, một số đối tượng tham gia vụ tấn công nói trên cư ngụ tại huyện Krông Búk. Sáng sớm 11/6, tại địa bàn huyện Cư Kuin (Đắk Lắk) đã xảy ra vụ một nhóm người dùng súng...
Sơn La - Ngày 5.5, tại Trung tâm Hội nghị huyện Phù Yên, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khoá XV của tỉnh tổ chức Hội nghị tiếp xúc chuyên...
Sau 2 năm triển khai thực hiện, toàn thành phố mới có 102/2.996 cơ sở hoàn thành việc khắc phục các tồn tại về PCCC. Đáng chú ý, có nhiều quận, huyện chưa khắc phục được cơ sở nào, như Cầu Giấy, Nam Từ Liêm, Thanh Xuân, Hoài Đức…
Thai phụ Hoàng Thị Nhẫn, 32 tuổi, nhảy xuống cứu con trai và cháu đuối nước dưới lòng hồ thủy điện Plei Krông không thành, cả 3 đều tử vong.
Bà Rịa - Vũng Tàu - Ngày 30.4, thông tin từ Công an TP Vũng Tàu cho biết đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm...
Trong tuần (từ ngày 16-20.10), các tỉnh, thành phố gồm Đà Nẵng , Khánh Hòa, Đồng Tháp, An Giang, Hải Phòng, Hải Dương, Đắk Nông, TPHCM, Thanh Hóa đã triển...