Thiết bị mới cho phép phi hành gia uống nước tiểu khi đi bộ ngoài không gian

12:20 13/07/2024
Trong nhiều năm, các phi hành gia khi đi bộ bên ngoài không gian quanh Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) thường dùng một loại bỉm đặc biệt bên trong bộ đồ du hành vũ trụ của họ, được gọi là MAG.

MAG được thiết kế lần đầu tiên vào đầu những năm 1980, có khả năng thấm hút tối đa, giúp các phi hành gia có thể "giải quyết nỗi buồn" khi đang di chuyển ngoài không gian.

Tuy nhiên, do mỗi chuyến đi bộ ngoài không gian đôi khi có thể mất tới 8 giờ, MAG có thể khiến các phi hành gia khó chịu về mặt thể chất, cũng như nguy cơ bị kích ứng và nhiễm trùng da.

MAG cũng không tái chế nước tiểu thành nước uống được, vì vậy khi đi bộ, các phi hành gia phải dựa vào nguồn cung cấp cố định 0,2 gallon (0,95 lít) nước mà họ mang theo trong túi đựng bên trong bộ đồ.

Những vấn đề phiền phức đó giờ đây có thể được giải quyết, khi các nhà khoa học phát minh ra một hệ thống mới, nhẹ, có thể lọc sạch khoảng 500 ml nước tiểu bên trong bộ đồ vũ trụ của phi hành gia chỉ trong vòng 5 phút.

Nếu được triển khai, hệ thống này sẽ yêu cầu các phi hành gia mặc đồ lót được làm từ vật liệu nén linh hoạt và được lót bằng vải kháng khuẩn. Hệ thống này còn bao gồm một cảm biến độ ẩm có thể cảm nhận được nước tiểu; cảm biến nằm trong một chiếc cốc silicon bên dưới bộ phận sinh dục của người đeo.

Cảm biến phát hiện có nước tiểu sẽ kích hoạt bơm chân không, sau đó hút nước tiểu lên thiết bị lọc được mang trên lưng phi hành gia. Bộ lọc này có kích thước khoảng 38 x 23 cm. Bên trong thiết bị lọc nặng 8 kg, nước tiểu sẽ được chuyển thành nước sạch rồi truyền vào túi đựng đồ uống trong bộ đồ vũ trụ.

Hệ thống mới vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm ban đầu. Tuy nhiên, nếu được phát triển thành công, nó có thể giúp giải quyết một vấn đề nan giải cho các phi hành gia tham gia vào cuộc thám hiểm không gian.

Vấn đề xử lý nước tiểu khi làm việc bên ngoài vũ trụ đặc biệt quan trọng khi NASA lên kế hoạch xây dựng một tiền đồn vĩnh viễn trên Mặt trăng vào cuối thập kỷ này.

Nhóm nghiên cứu cho biết, qua các thử nghiệm phòng thí nghiệm, thiết bị đã được chứng minh là có thể loại bỏ hiệu quả các thành phần chính của nước tiểu và giảm mức muối trong nước tiểu xuống mức đáp ứng các tiêu chuẩn sức khỏe.

"Đưa nước tiểu ra khỏi cơ thể càng nhanh càng tốt có thể giúp giảm một số biến chứng sức khỏe mà các phi hành gia hiện đang gặp phải như phát ban, nhiễm trùng đường tiết niệu và rối loạn tiêu hóa", Sofia Etlin, chủ nhiệm dự án nghiên cứu, chia sẻ với Live Science.

Cô nói thêm: "Bên cạnh đó, nguồn cung cấp nước tổng thể dồi dào mà hệ thống của chúng tôi tạo ra sẽ giúp các phi hành gia luôn đủ nước".

Các bộ đồ vũ trụ bị hạn chế về kích thước và dung lượng pin, vì vậy yêu cầu về khối lượng và năng lượng của hệ thống lọc nước mới cần phải được xem xét cẩn thận.

Tuy nhiên, Sofia Etlin cho rằng việc cải thiện sức khỏe và hiệu suất của các phi hành gia cũng như cung cấp đủ nước cho họ trong trường hợp khẩn cấp là một sự đánh đổi xứng đáng.

Hệ thống hiện cũng cần kiểm tra xem có hoạt động trong các điều kiện thực tế ngoài không gian hay không, chẳng hạn như môi trường vi trọng lực. Nếu thành công trong các thử nghiệm trên Trái đất, bộ đồ du hành sẽ được thử nghiệm trong các chuyến đi bộ ngoài không gian thực tế từ ISS.

"Tôi hy vọng các phi hành gia sẽ không còn cần dùng bỉm vào năm tới", Sofia Etlin nói.

string(23) "Can't connect to redis!"
Có thể bạn quan tâm
Trung Quốc tạo ra robot có não làm từ tế bào gốc con người

Trung Quốc tạo ra robot có não làm từ tế bào gốc con người

09:20 30/06/2024

Theo SCMP, công nghệ não trên chip (Brain-on-chip technology) do các nhà nghiên cứu tại Đại học Thiên Tân và Đại học KH&CN Nam Phương phát triển. Nghiên cứu dựa trên việc kết hợp một mô não được nuôi cấy từ tế bào gốc của người (brain organoid) với chip giao diện thần kinh để cung cấp năng lượng cho robot và dạy nó tránh chướng ngại vật, cầm nắm vật thể. Công nghệ trên là hướng mới nổi của giao diện não-máy tính (BCI), nhằm kết hợp các tín hiệu...

Xét công nhận GS,PGS: Loại bỏ tạp chí dỏm

Xét công nhận GS,PGS: Loại bỏ tạp chí dỏm

09:10 22/06/2024

TP - Năm nay, Hội đồng Giáo sư Nhà nước có quy định mới liên quan tạp chí khoa học trong nước được tính điểm trong hồ sơ khoa học của các ứng viên xét công nhận giáo sư, phó giáo sư.

Lần đầu tiên tìm thấy dấu vết cho thấy hoàng tử Charlie đã thoát một vụ ám sát năm 1745

Lần đầu tiên tìm thấy dấu vết cho thấy hoàng tử Charlie đã thoát một vụ ám sát năm 1745

17:20 07/08/2024

Gần 280 năm trước, theo truyền thuyết, một kẻ ám sát đã cố tình giết hoàng tử Charlie ( tên đầy đủ là Bonnie Prince Charlie), người đã lãnh đạo cuộc nổi loạn bất thành của người Scotland chống lại vương triều Anh vào năm 1745. Việc phát hiện ra một lỗ đạn súng hỏa mai xuyên qua bức tường phòng ngủ bên trong một địa danh lịch sử của Scotland cung cấp bằng chứng cụ thể cho thấy vụ ám sát thực sự đã xảy ra.

Phát hiện ốc tù và quý hiếm sau 20 năm vắng bóng

Phát hiện ốc tù và quý hiếm sau 20 năm vắng bóng

16:50 21/08/2024

Ốc tù và nặng hơn 2,6 kg được ngư dân phát hiện ở vùng biển Cù Lao Chàm, TP Hội An sau 20 năm vắng bóng.

Drone tự chế lập kỷ lục bay nhanh nhất thế giới

Drone tự chế lập kỷ lục bay nhanh nhất thế giới

05:30 13/05/2024

Một chiếc drone tự chế do hai cha con Mike và Luke Bell ở Nam Phi thiết kế lập kỷ lục thế giới sau khi bay ở tốc độ gần 483 km/h.

Các sân bay Việt Nam không bị gián đoạn bởi sự cố của Microsoft

Các sân bay Việt Nam không bị gián đoạn bởi sự cố của Microsoft

05:30 20/07/2024

Do sớm chuyển sang hệ thống máy tính dự phòng nên các sân bay của Việt Nam không bị ảnh hưởng về khai thác bởi sự cố liên quan đến dịch vụ đám mây của Microsoft.

Những người trẻ nhất và lớn tuổi nhất từng đoạt Giải Nobel

Những người trẻ nhất và lớn tuổi nhất từng đoạt Giải Nobel

11:20 10/10/2023

Malala Yousafzai, sinh năm 1997, người Pakistan, đoạt giải Nobel Hòa bình năm 2014 khi mới 17 tuổi; trong khi nhà khoa học người Mỹ John B. Goodenough đoạt Giải Nobel Hóa học 2019 khi ở tuổi 97.

Chốt an toàn - điều bắt buộc phải làm khi có trẻ nhỏ trên ô tô

Chốt an toàn - điều bắt buộc phải làm khi có trẻ nhỏ trên ô tô

15:40 16/12/2023

Trẻ em là nhóm đối tượng rất hiếu động, ngay cả khi tham gia giao thông. Do vậy, khi có trẻ nhỏ trên xe ô tô, các tài xế cần lưu ý một số việc như sau: Trước hết là hạn chế cho trẻ nhỏ ngồi ghế phía trước để ngăn việc chạm vào các phím chức năng vận hành của xe. Cần phải đặc biệt lưu ý đến việc khoá cửa và kính để không cho trẻ nhỏ mở từ phía trong. Vị trí khoá cửa và kính nằm bên trên cánh cửa phía lái xe. Để đảm bảo an toàn hơn, hai cửa sau...

Lần đầu tiên Việt Nam trao bằng tiến sĩ quản lý Khoa học

Lần đầu tiên Việt Nam trao bằng tiến sĩ quản lý Khoa học

14:10 10/04/2024

Ba tân tiến sĩ ngành Quản lý Khoa học và Công nghệ gồm TS Nguyễn Thị Phương (NCS Khóa 1), TS Võ Hải Quang (khóa 2) và TS Nguyễn Thị Hoàng Anh (Khóa 3).

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới