Nhiều thí sinh dự định xét tuyển vào Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội hiện đang băn khoăn về vấn đề học phí vì không thể tìm kiếm rõ ràng thông tin này.
"Thông tin học phí có cũng như không"
Dự định thi vào ngành Thiết kế đồ hoạ, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, em Nguyễn Bảo Châu – học sinh lớp 12 Trường THPT Sơn Thịnh (Yên Bái) - cho hay, bản thân không tìm thấy thông tin học phí cụ thể trong đề án tuyển sinh nên có rất nhiều băn khoăn; không biết học phí cao hay thấp, có phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình hay không?
"Em mong mỏi nhà trường công bố học phí rõ ràng, không úp mở. Nếu học phí quá cao em sẽ có phương án thi vào những trường có học phí thấp hơn bởi em còn có chị gái đang học đại học, gánh nặng kinh tế cho gia đình rất lớn” – Bảo Châu nói.
Còn Uyên Phương – học sinh lớp 12 Trường THPT Trần Phú (Quảng Ninh) phản ánh: "Em đã đọc đề án tuyển sinh của trường nhưng thông tin học phí có cũng như không. Học phí là vấn đề quan trọng mà thí sinh, phụ huynh vô cùng quan tâm. Nếu không biết chính xác thì gia đình không có sự chuẩn bị kinh tế trước, rất dễ dẫn đến lỡ dở cơ hội học tập".
Hiện tại, một số trường đại học công khai học phí khá rõ ràng, ghi rõ lộ trình tăng hàng năm. Ví dụ như Trường Đại học Luật Hà Nội. Hay Trường Đại học Y Dược TPHCM công bố mức học phí từng ngành học/năm học, đồng thời cũng thông báo dự kiến mức học phí tăng qua các năm tiếp theo.
Thế nhưng một số trường khác, thông tin học phí gần như chưa có hoặc có rất sơ sài, úp mở, ví dụ như Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
"Học phí dự kiến với sinh viên chính quy; lộ trình tăng học phí tối đa cho từng năm (nếu có) là thực hiện theo Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ Quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo" - đề án tuyển sinh 2023 của trường ghi rõ.
Học phí chưa công khai đã bắt đầu xét tuyển
Hiện Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã công bố danh sách thí sinh đăng ký xét tuyển bằng kết quả học tập bậc THPT (xét học bạ) năm 2023, tức đã bắt đầu xét tuyển.
Tuy nhiên, theo Khoản 4 Điều 13 Nghị định 81/2021/NĐ-CP, cơ sở giáo dục trước khi tuyển sinh hoặc xét tuyển phải công bố, công khai mức thu học phí, chi phí đào tạo cho từng năm học, cấp học đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, lộ trình tăng học phí (nếu có) cho từng năm học và dự kiến cho cả khóa học đối với giáo dục đại học.
Bên cạnh đó, theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, mức học phí dự kiến của các trường đại học đều phải được công khai trong đề án tuyển sinh đăng trên website trường ít nhất 30 ngày trước khi nhận hồ sơ xét tuyển.
Việc này có dấu hiệu vi phạm các quy định trong Nghị định 81/2021/NĐ-CP hay không? Rõ ràng cần được Bộ Giáo dục và Đào tạo làm rõ, đồng thời rà soát cả các đơn vị khác để kịp thời chấn chỉnh nếu có vi phạm.
Học phí đại học cần công khai, minh bạch, rõ ràng
Nhiều thí sinh, phụ huynh và chuyên gia tuyển sinh khẳng định, việc các trường đại học mập mờ học phí, công khai chung chung, không rõ ràng gây bất lợi lớn cho người học.
Trong nội dung trả lời PV Báo Lao Động, PGS.TS.KTS Lê Quân - Hiệu trưởng Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội cho rằng: "Không công khai học phí không có gì gây khó cả. Trong đề án tuyển sinh ghi rõ là thu theo quy định của Chính phủ. Theo quy định đã có mức trần học phí, chỉ cần gõ trên máy tính là ra ngay".
Trao đổi với Lao Động, PGS.TS Trần Xuân Nhĩ - nguyên Thứ trưởng Bộ GDĐT khẳng định, vấn đề học phí phải được minh bạch, rõ ràng để phụ huynh, học sinh được biết và đưa ra cân nhắc lựa chọn trường phù hợp.
PGS.TS Trần Xuân Nhĩ cho rằng, giáo dục là vì nhân dân, nhiều phụ huynh, học sinh không có điều kiện để tìm hiểu những quy định của Chính phủ thì nhà trường phải có trách nhiệm thông tin chính xác đến người dân.
Về vấn đề này, TS Lê Viết Khuyến - Phó Chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam - cho rằng, phát ngôn của Hiệu trưởng Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội mang tính ngụy biện. Đối với một cơ sở giáo dục đại học cần đưa ra những câu trả lời sòng phẳng với người dân và thí sinh.
"Mức trần học phí là mức thu tối đa, không được thu vượt mức đó. Nhưng mỗi trường đại học có các hệ đào tạo khác nhau, quy định học phí cũng khác nhau, không phải trường nào cũng thu đến mức trần. Thí sinh cần biết học phí cụ thể để quyết định có đăng ký hay không, nhà trường không nên đưa ra cách nói úp mở như vậy" - TS Khuyến nêu quan điểm.
Phiên xét xử ông Bùi Văn Sâm và bà Phạm Thị My trong vụ án lộ đề môn sinh học kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 được hoãn do thời gian dự kiến mở phiên tòa trùng với kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023.
Ngày 28.6, Sở Giáo dục Đào tạo (GDĐT) Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết, toàn tỉnh có 1.294 thí sinh được miễn thi trong xét công nhận tốt nghiệp...
Hai thí sinh bị đình chỉ, hủy kết quả vì mang điện thoại vào phòng thi lớp 10 ở Hà Nội.
Trường chuyên Lê Hồng Phong và Trần Đại Nghĩa, TP.HCM sẽ tăng chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 cho năm học 2024-2025.
'Thư gửi nước Mỹ' của trùm khủng bố Osama bin Laden từ cách đây hơn 20 năm bất ngờ được lan truyền trở lại.
Lớp 10 chuyên Toán lấy điểm chuẩn cao nhất trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên với 20,25 điểm, cao hơn năm ngoái 0,75.
Vụ nổ xảy ra tại kho pháo hoa trong khuôn viên nhà máy cơ khí-quang học Zagorsk đã làm hư hại khoảng 20 tòa nhà chung cư và 4 cơ sở xã hội gần đó, cũng như phá hủy hàng chục phương tiện.
Trường Đại học Dược Hà Nội vừa thông báo điểm chuẩn phương thức xét tuyển kết hợp kết quả học tập THPT với chứng chỉ SAT/ACT và phương thức xét...
Sáng 20/1, tại Hà Nội, Học viện Quân y tổ chức Hội thi Olympic tiếng Việt lần thứ 3, với sự tham gia của 4 đội thi gồm các học viên Lào, Campuchia đang đào tạo bác sĩ đa khoa và đào tạo đại học Dược tại Học viện. Đây là một trong những sân chơi bổ ích nhằm bồi dưỡng cho học viên quốc tế nâng cao kỹ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Việt.