Đó là trường hợp tréo ngoe bắt nguồn từ vụ án hình sự xử Vũ 'nhôm'. Sau bản án, cả người phải thi hành lẫn bên liên quan đều kêu cứu.
Công ty cổ phần Xây dựng Bắc Nam 79 có đại diện theo pháp luật là ông Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ 'nhôm').
Năm 2016, Công ty cổ phần Xây dựng Bắc Nam 79 cho Tổng công ty Thủy sản Việt Nam (Seaprodex) vay 280 tỉ đồng, hai bên có ký hợp đồng vay vốn. Đến năm 2017, Tổng công ty Thủy sản Việt Nam đã trả cho Công ty Xây dựng Bắc Nam 79 hơn 30 tỉ đồng nợ gốc và lãi, còn nợ 250 tỉ đồng. Đầu năm 2018, Vũ 'nhôm' bị bắt.
Trong vụ án thâu tóm đất công sản tại TP. Đà Nẵng và TP.HCM liên quan Vũ 'nhôm' và 2 cựu thứ trưởng Bộ Công an, bên cạnh hình phạt đối với các bị cáo, Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội đã tuyên thu hồi 7 nhà đất công và tịch thu nhiều tài sản khác của ông Vũ và các công ty liên quan.
Trong đó, buộc Seaprodex nộp 250 tỉ đồng tiền gốc và 18 tỉ đồng tiền lãi đã vay Công ty Bắc Nam 79 cho cơ quan thi hành án dân sự để đảm bảo cho việc thi hành án đối với nghĩa vụ của pháp nhân, trách nhiệm dân sự của ông Vũ.
Sau bản án, Công ty Bắc Nam 79 cho rằng là công ty cổ phần, có tư cách pháp nhân, có tài sản độc lập và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình. Ông Vũ chỉ là một cổ đông của công ty và chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
Công ty Bắc Nam 79 ký hợp đồng cho Seaprodex vay 280 tỉ, đã ủy nhiệm chi từ tài khoản công ty vào tài khoản của Seaprodex. Số tiền này là tài sản của pháp nhân, không liên quan đến cá nhân ông Vũ nên bản án tuyên sử dụng số tiền trên để đảm bảo nghĩa vụ thi hành án cho ông Vũ là không phù hợp.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, lãnh đạo Tổng công ty Thủy sản Việt Nam cho biết, năm 2016 do cần tiền để thực hiện nghĩa vụ nộp tiền sử dụng đất của khu đất 2-4-6 Đồng Khởi, Seaprodex đã vay 280 tỉ đồng của Công ty Bắc Nam 79.
Việc vay mượn giữa Seaprodex và Bắc Nam 79 là quan hệ dân sự giữa hai pháp nhân, dựa trên sự tự nguyện thỏa thuận và chưa có thỏa thuận nào về việc thanh lý. Hợp đồng này cũng không bị tuyên vô hiệu.
Theo Seaprodex, bản án phúc thẩm buộc Seaprodex nộp 250 tỉ đồng cho cơ quan thi hành án là chưa phù hợp, vì công ty này vay tiền của Công ty Bắc Nam 79 chứ không phải vay của cá nhân ông Vũ.
Sau bản án phúc thẩm, đầu năm 2020 Cục Thi hành án dân sự TP Hà Nội đã ra quyết định thi hành án chủ động. Theo đó, trong vòng 10 ngày người phải thi hành án có trách nhiệm tự nguyện thi hành án.
Tuy nhiên, Seaprodex đã liên tục làm đơn cầu cứu vào năm 2020, 2023 và đơn kiến nghị gửi đến các cơ quan chức năng vào tháng 5-2024 nhưng chưa được giải quyết.
Đến năm 2023, Cục Thi hành án dân sự TP Hà Nội đã cưỡng chế thi hành án đối với Seaprodex bằng cách phong tỏa, khấu trừ tiền trong tài khoản của Seaprodex.
Theo Seaprodex, số tiền 250 tỉ đồng mà công ty này vay của Công ty Bắc Nam 79 đã nộp để thực hiện nghĩa vụ cho nhà nước. Khi dự án ở số 2-4-6 Đồng Khởi được triển khai và khai thác sẽ tạo ra nguồn thu dùng để trả nợ cho Bắc Nam 79.
Tuy nhiên, đến nay công ty vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên chưa có nguồn thu. Việc Cục Thi hành án dân sự TP Hà Nội cưỡng chế, phong tỏa tài khoản, khấu trừ hơn 250 tỉ đồng là tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty để sử dụng cho các hoạt động kinh doanh khác, đã làm ảnh hưởng dòng tiền và cơ hội kinh doanh của công ty.
Bên cạnh đó, Seaprodex vẫn đứng trước rủi ro pháp lý bị Công ty Bắc Nam 79 đòi tiền, thực tế họ đã nhiều lần gửi văn bản đòi tiền và đã khởi kiện Seaprodex ra tòa.
Ngày 1-7, Tòa án nhân dân quận 1, TP.HCM đã nhận đơn khởi kiện của Công ty cổ phần Xây dựng Bắc Nam 79 kiện Tổng công ty Thủy sản Việt Nam tranh chấp hợp đồng vay.
Theo đó, Công ty Bắc Nam 79 yêu cầu Seaprodex trả nợ số tiền 250 tỉ và tiền lãi vay, lãi chậm trả phát sinh.
Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ vừa chỉ đạo đơn vị liên quan làm rõ nguyên nhân nhiều tuyến phố ngập sâu những ngày qua, trong đó có bao nhiêu tuyến đường, khu dân cư nằm trong vùng dự án chống ngập cũng bị ngập.
Trường Quốc tế Mỹ (AISVN) vừa gửi thông báo đến phụ huynh, học sinh cho biết đang làm mọi thứ để có thể đảm bảo trường khai giảng trở lại vào tháng 1/2025. Tuy nhiên, phía Sở GD&ĐT cho biết, Trường này hiện vẫn đang bị đình chỉ hoạt động.
Ngày 19/2, Công an huyện Đam Rông bắt quả tang Đặng Thị Việt Hoài đang có hành vi mua bán, tàng trữ trái phép 70 cá thể động vật hoang dã gồm 26 cá thể chồn hương, ba cá thể rắn, 37 cá thể dúi....
Ngày 29/6, Bộ Công an phối hợp với UBND thành phố Hà Nội tổ chức lễ khai mạc và tuần hành hưởng ứng Tháng hành động phòng, chống ma túy với chủ đề “ Chung một quyết tâm - Vì cộng đồng không ma túy ”. Trung tướng Lê Quốc Hùng - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an dự và phát biểu tại buổi lễ.
Chiều 30/9, ngay sau hội đàm, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng thống Mông Cổ Ukhnaagiin Khurelsukh cùng chứng kiến Lễ ký các văn kiện hợp tác giữa các bộ, ngành, cơ quan hai nước Việt Nam - Mông Cổ.
Ngày 14/4, Công an tỉnh Lai Châu cho biết, Công an huyện Phong Thổ vừa bắt giữ một đối tượng trộm nhiều máy tính xách tay trên địa bàn. Cụ thể, ngày 10/4, Công an huyện Phong Thổ nhận được tin báo về tội phạm của anh Phạm Văn Thưởng (trú tại tổ dân phố Hòa Bình, thị trấn Phong Thổ) về việc ngày 6/4, anh đã bị kẻ gian đột nhập vào nhà trộm 1 máy tính nhãn hiệu HP màu đen bạc; 1 máy tính nhãn hiệu FUJITSU màu đen; 2 dây sạc máy tính; 1 túi đựng...
Một tàu cá đang neo đậu tại vùng biển xã Thanh Lân, huyện Cô Tô (Quảng Ninh) gặp giông lốc làm trôi neo, va vào đá và chìm. Trên tàu có 7 thuyền viên may mắn được bộ đội Biên phòng kịp thời ứng cứu.
Vào 13h ngày 15/6, nhà máy thủy điện Sơn La và Tuyên Quang mở cửa xả đáy. Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai có công điện yêu cầu đảm bảo an toàn hạ du khi thủy điện xả lũ.
Con đường độc đạo đi xã miền núi Bảo Thắng, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An hiện đang bị sạt lở nghiêm trọng, tiềm ẩn tai nạn. Hàng trăm hộ dân có nguy cơ bị cô lập vào mùa mưa lũ.