Thí điểm mô hình giáo dục đại học số

08:00 02/10/2023

TP - Cuối tuần qua diễn ra phiên họp của Tiểu ban Giáo dục đại học Hội đồng quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực về “Góp ý dự thảo đề án triển khai thí điểm mô hình giáo dục đại học số”. Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn cho rằng, mấu chốt đề án giáo dục đại học số là chất lượng học liệu và nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên...

Lớp học chuyển đổi số tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông. Ảnh: PTIT
Lớp học chuyển đổi số tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông. Ảnh: PTIT

Đề án xây dựng nền tảng chia sẻ tài nguyên giảng dạy và học tập theo cả hình thức trực tiếp và trực tuyến. Phát triển nền tảng hỗ trợ dạy và học từ xa, ứng dụng triệt để công nghệ số. Cung cấp các khóa học đại trà trực tuyến mở cho tất cả người dân, nâng cao khả năng tiếp cận giáo dục nhờ công nghệ số. Mô hình giáo dục ĐH số hướng tới việc chia sẻ trên cơ sở phát triển hệ thống nền tảng và học liệu quốc gia, đồng thời khai thác có hiệu quả những nguồn học liệu giá trị có sẵn trên thế giới. Mô hình sẽ kế thừa có chọn lọc các mô hình thành công trên thế giới, áp dụng phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của giáo dục ĐH Việt Nam; có khả năng tương tác với các mô hình ĐH số trên thế giới.

Phạm vi thí điểm trong giai đoạn 2024-2025 là lựa chọn 2-3 nhóm lĩnh vực (Máy tính và Công nghệ thông tin và 1 hoặc 2 lĩnh vực khác) và 5 cơ sở giáo dục ĐH uy tín cho mỗi lĩnh vực chủ trì triển khai Đề án. Giai đoạn 2026-2028 mở rộng cho các cơ sở giáo dục ĐH khác tham gia triển khai Đề án.

Hiện nay, có 5 trường tham gia thí điểm mô hình giáo dục ĐH số trong đào tạo nhân lực công nghệ số đang được xúc tiến triển khai, gồm ĐH Quốc gia TPHCM, ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Bách khoa Hà Nội, Trường ĐH Bách khoa - ĐH Đà Nẵng và Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông.

Ông Nguyễn Anh Dũng, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH - Bộ GD&ĐT, cho hay đến năm 2028, hệ thống giáo dục ĐH số chia sẻ, dùng chung được phát triển tương đối hoàn chỉnh, có đủ năng lực tự vận hành hiệu quả. Hệ thống cung cấp ít nhất 50 khóa học trực tuyến mở trong khoảng 50-60 chương trình đào tạo cấp bằng trình độ ĐH thuộc 2 - 3 lĩnh vực đào tạo. Có ít nhất 10 cơ sở giáo dục ĐH chủ trì cùng tham gia xây dựng học liệu số, cung cấp và sử dụng các khóa học trực tuyến mở trên Hệ thống. Có khoảng 20.000 - 25.000 sinh viên tham gia học trên Hệ thống.

Vụ Giáo dục ĐH đã đề xuất một số giải pháp để triển khai Đề án. Trong đó, chú trọng hoàn thiện cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển Mô hình giáo dục ĐH số chia sẻ, dùng chung mà cụ thể là áp dụng cơ chế đặc thù cho các cơ sở giáo dục ĐH tham gia thí điểm, tăng tỉ trọng đào tạo trực tuyến; tăng chỉ tiêu tuyển sinh. Xây dựng và ban hành văn bản để vận hành Hệ thống (tài chính, quy trình kỹ thuật, quy định đào tạo trực tuyến/ứng dụng CNTT, tiêu chuẩn chuyên môn/công nhận tín chỉ…).

Ngoài ra, chú trọng xây dựng cơ chế hợp tác, chia sẻ giữa các cơ sở giáo dục ĐH; nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý và cán bộ kỹ thuật; xây dựng cơ chế đánh giá, khuyến khích các cơ sở giáo dục ĐH tham gia phát triển giáo dục ĐH số…

Các trường ĐH cho rằng áp dụng mô hình khóa học đại trà trực tuyến mở cho giáo dục ĐH số tại Việt Nam sẽ tận dụng tối đa nguồn lực từ các trường trong xây dựng chương trình đào tạo, chuẩn hóa kiến thức, giảm chi phí, giảm áp lực hạ tầng, tăng quy mô tuyển sinh. Tuy vậy, có một số vấn đề cần thống nhất, như công nhận tín chỉ. Hiện nay việc công nhận tín chỉ của các trường rất hạn chế.

Thách thức

Góp ý về đề án, GS.TS Hồ Tú Bảo, Viện Nghiên cứu Cao cấp về Toán, đề xuất nên mở rộng mục tiêu và nội dung đề án ra những khía cạnh khác của chuyển đổi số giáo dục ĐH. Đề xuất Bộ GD&ĐT chủ trì phát triển một nền tảng cho quản trị, quản lý dùng cho các trường ĐH. Nền tảng này giúp xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về nhân lực đào tạo ở bậc ĐH…

PGS.TS Mai Thanh Phong, Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa ĐH Quốc gia TPHCM, nhận định, thách thức đầu tiên là hiện chưa có cơ chế, chính sách cho giáo dục ĐH số nên cần phải hoàn thiện chính sách cho mô hình này. Ông Phong kiến nghị Bộ GD&ĐT cần có cơ chế, chính sách để các cơ sở giáo dục có thể cùng triển khai, không nhất thiết phải thí điểm tại một số cơ sở giáo dục ĐH. Vì nếu thí điểm một số đơn vị thì vô hình trung làm chậm vấn đề này. Ngoài ra, Bộ GD&ĐT cần xây dựng hạ tầng kỹ thuật, nguồn học liệu chung để tiết kiệm nguồn lực, giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ vận hành hệ thống.

Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn cho rằng, đầu tiên của đề án giáo dục ĐH số là chất lượng học liệu. Sự chia sẻ nguồn học liệu trong hệ thống để sinh viên các trường ĐH có thể dùng chung sẽ làm tăng giá trị và tạo sự đột phá, tác động trở lại chất lượng giáo dục ĐH. Vì thế, hồn cốt giáo dục ĐH số khác với trường ĐH số, bởi trường ĐH số chỉ ở mức cơ sở, nhưng giáo dục ĐH số lại mang tính hệ thống.

Có thể bạn quan tâm
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tiếp đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Cuba

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tiếp đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Cuba

20:30 03/05/2023

Chiều 3.5, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã tiếp thân mật đoàn đại biểu cấp cao Đảng Cộng sản Cuba do ông Roberto Morales Ojeda...

Nữ điều dưỡng Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ chuyện giành giật sự sống cho bệnh nhân

Nữ điều dưỡng Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ chuyện giành giật sự sống cho bệnh nhân

15:20 12/05/2024

Góp sức cứu nạn nhân vụ cháy chung cư mini Khuya 12/9/2023, hầu hết tất cả các trung tâm điều trị Bệnh viện Bạch Mai đều sáng đèn, nhân viên y tế của các kíp trực quay cuồng cấp cứu cho nạn nhân vụ cháy chung cư mini xảy ra trên địa bàn quận Thanh Xuân, Hà Nội. Điều dưỡng Đặng Thị Hạ (SN 1995, công tác tại Trung tâm Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai) cùng đồng nghiệp liên tục ép tim, bóp bóng thở, cầm máu, gắn lại kẹp kiểm tra nồng độ oxy cho nạn...

Lai Châu phát hiện và tiêu hủy gần nửa tấn mỡ động vật bốc mùi

Lai Châu phát hiện và tiêu hủy gần nửa tấn mỡ động vật bốc mùi

20:30 08/05/2023

Ngày 8.5, Công an Lai Châu cho biết, đơn vị này vừa xử phạt 1 tài xế 10 triệu đồng và buộc tiêu hủy gần 500kg mỡ động vật không...

Vì sao giá sách giáo khoa mới tăng hơn sách chương trình cũ?

Vì sao giá sách giáo khoa mới tăng hơn sách chương trình cũ?

09:50 15/11/2023

Ngay từ năm học đầu tiên triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới dư luận đã đặt ra câu hỏi 'vì sao giá sách giáo khoa tăng hơn nhiều so với giá sách giáo khoa cũ?'. Về vấn đề này, Quốc hội đã sửa Luật Giá để đưa sách giáo khoa vào mặt hàng được Nhà nước định giá. Hay mới đây nhất, Đoàn giám sát của Quốc hội công bố kết luận giám sát thực hiện Nghị quyết 88 và Nghị quyết 51 về triển khai chương trình phổ thông và sách giáo khoa mới trong...

Quảng Ngãi báo cáo Phó Thủ tướng vụ phá rừng ở thị xã Đức Phổ

Quảng Ngãi báo cáo Phó Thủ tướng vụ phá rừng ở thị xã Đức Phổ

18:40 22/06/2023

Báo cáo do lãnh đạo Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi ký khẳng định đúng là có sự việc phá rừng diễn ra tại Dự án KfW6 tại xã Phổ Cường, thị xã Đức Phổ.

Thành phố Thủ Đức ngập nặng, người dân 'bơi' trong biển nước để về nhà

Thành phố Thủ Đức ngập nặng, người dân 'bơi' trong biển nước để về nhà

22:10 20/05/2024

Khoảng 16h ngày 20/5, nhiều khu vực ở TP.HCM bắt đầu hứng mưa lớn. Tại TP Thủ Đức, cơn mưa kéo dài đúng giờ tan tầm. Tại các miệng cống xung quanh chợ Thủ Đức, nước trào lên như thác khiến người đi đường không dám qua lại. Hầu hết những ai bị mắc kẹt trên đường đều phải dắt xe vì ngập, không thể vận hành. Ai cũng vất vả, bì bõm dẫn bộ xe để về nhà trong giờ tan tầm. Đường Dương Văn Cam ngập nặng nhất. Có đoạn gần lút cả chiếc xe máy. Mưa ngập...

Trăn đất nặng 8kg bò vào sân nhà xưởng ở Bình Chánh

Trăn đất nặng 8kg bò vào sân nhà xưởng ở Bình Chánh

16:00 27/12/2023

Phát hiện con trăn đất bò vào sân nhà xưởng, người dân đã bắt con trăn trên giao cho cơ quan chức năng.

Tìm cách cứu chữa rừng thông ba lá bị đầu độc ở Lâm Đồng

Tìm cách cứu chữa rừng thông ba lá bị đầu độc ở Lâm Đồng

12:30 14/06/2023

Tỉnh Lâm Đồng yêu cầu Sở NN&PTNT chỉ đạo Chi cục trồng trọt và Bảo vệ thực vật khẩn trương cử cán bộ chuyên môn, phối hợp với Ban quản lý rừng phòng hộ tìm cách cứu chữa số cây thông ba lá bị đầu độc tại xã Đạ Sar mà báo chí phản ánh.

Dự đoán tuổi Sửu năm Giáp Thìn 2024

Dự đoán tuổi Sửu năm Giáp Thìn 2024

18:20 24/01/2024

Trong cuốn Tìm hiểu văn hóa phương Đông âm dương đối lịch (Nhà xuất bản Thanh Hóa), tác giả Trần Đình Tuấn cho biết những thông tin tham khảo về sự nghiệp, tiền tài, sức khỏe, tình duyên của những người tuổi Sửu. Tổng quan tử vi tuổi Sửu năm 2024 Sang 2024, người tuổi Sửu sẽ gặp khá nhiều gian nan do dính phải hạn Phá Thái tuế. Bạn cần có bước tiến công, nhưng e rằng trợ lực không đủ. Vận may tổng thể bị suy giảm khá nặng, nhất ở lĩnh vực sức...

Co loi xay ra
Co loi xay ra