Gborbu Wulomo, một thầy tế nổi tiếng ở Ghana đang bị dư luận phản ứng dữ dội sau khi kết hôn với một bé gái 12 tuổi, người được ông chọn từ năm 6 tuổi.
Thầy tế Gborbu Wulomo, hay còn được gọi là Nuumo Borketey Lawesh Tsuru XXXIII, tổ chức lễ kết hôn theo phong tục truyền thống ở Nungua, Krowor hôm cuối tuần trước. Trong đám cưới, cô dâu 12 tuổi mặc váy quây màu trắng, đeo trang sức và được xịt nước hoa để tăng sự "hấp dẫn giới tính".
Sự kiện thu hút truyền thông địa phương do Gborbu Wulomo rất nổi tiếng. Kênh tin tức địa phương Ablade TV Online đăng trên trang Facebook: "Ở Nungua, không khí truyền thống tràn ngập tại đám cưới giữa Gborbu Wulomo, Nuuumo Borketey Lawesh Tsuru XXXIII và một cô gái trẻ tên là Naa Okromo. Gborbu Wulomo, sau khi đảm nhận chức vụ, phải lấy một 'Boi ekpaa yoo', người vợ theo phong tục của ông ấy".
Ngoài lễ cưới hôm 30/3, bé gái còn phải trải qua nghi thức "thanh tẩy". "Nghi thức này sẽ trao quyền cho cô gái hoàn thành mọi nghĩa vụ với tư cách vợ của Gborbu Wulomo, trong có có cả vai trò quan trọng là sinh sản", Ablade TV đưa tin.
Hình ảnh đám cưới được lan truyền đã tạo ra làn sóng phản đối kịch liệt từ người dân. Một số người yêu cầu chính quyền giải tán cuộc hôn nhân và điều tra thầy tế vì coi đây là một cuộc tảo hôn trái pháp luật.
Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo cộng đồng bản địa Nungua, nơi thầy tế và bé gái sinh sống, đã lên tiếng bênh vực Gborbu Wulomo. Họ cho rằng những lời chỉ trích của mọi người "xuất phát từ sự thiếu hiểu biết". Nii Bortey Kofi Frankwa II, một lãnh đạo địa phương, cho biết vai trò vợ của thầy tế chỉ là "theo phong tục". Ông này nói thêm rằng cô gái đã bắt đầu các nghi thức cần thiết để trở thành vợ của thầy tế cách đây 6 năm, lúc 6 tuổi, nhưng việc đó không cản trở cô bé học hành.
Gborbu Wulomo là một trong những nhà lãnh đạo tinh thần truyền thống cấp cao nhất trong cộng đồng Nungua. Ông thay mặt cộng đồng thực hiện các nghi lễ hiến tế, cầu nguyện bình an, chủ trì các hoạt động văn hóa, nghi lễ truyền thống.
Ở Ghana, độ tuổi kết hôn hợp pháp từ 18. Mặc dù vậy, theo dữ liệu của UNICEF, Ghana là quê hương của hơn hai triệu cô dâu trẻ em. Hiện chính phủ Ghana vẫn chưa phản hồi về cuộc hôn nhân gây tranh cãi.
Tùng Anh (Theo Mail)
'Suốt chiều dài phong kiến tới những đợt kháng chiến gian khổ, tôi tự hào khi thấy bóng hình cha ông nghìn năm dựng và giữ nước', Nguyễn Hồng Định (19 tuổi) nói khi tham quan Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam.
Anh Nguyễn Tất Toàn đã được hiệp thương giữ nhiệm vụ phó chủ tịch thường trực Hội Sinh viên Việt Nam TP.HCM nhiệm kỳ 2020 - 2023.
Khuẩn Salmonella trong món dưa chuột muối, chả lá lốt, gà rang, canh rau muống khiến 80 sinh viên Trường Cao đẳng Lào Cai biểu hiện ngộ độc, trong đó 54 người nhập viện.
Lễ hội người lớn lần thứ hai ở Hàn Quốc phải đổi địa điểm tổ chức 4 lần sau đó bị hủy bỏ ngay sát ngày dự kiến diễn ra do lo ngại xảy ra các vụ tấn công tình dục.
Ngày 14-7, Công an tỉnh Bình Phước điều tra việc một người đàn ông chết, ba người khác nhập viện cấp cứu sau khi uống rượu pha sẵn.
Lễ hội Sông nước Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ nhất là dịp khơi dậy tình yêu quê hương và niềm tự hào của chính người dân Thành phố về lịch sử ngàn đời của dân tộc trên vùng đất này.
Ngày 28/2, các cấp bộ Đoàn tỉnh Hải Dương đồng loạt ra quân trồng 23.000 cây xanh, chăm sóc cây xanh và dọn dẹp vệ sinh bảo vệ môi trường hưởng ứng Tháng Thanh niên 2023.
Chiếc dày da nam có chiều dài 'khủng' tới 4,02m do ông Nguyễn Văn Khương cùng các cộng sự làm ra đã thu hút nhiều sự quan tâm của khách tham quan tại Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề Việt Nam.
Em mới vào năm nhất đại học, chọn một trường đại học ở thành phố mình sống để học, không phải thuê nhà như nhiều bạn.