Chuyện giáo viên lương thấp thì nghe nói nhiều, nhưng việc bị nợ lương đến nửa năm thì bắt đầu xảy ra vài nơi khiến các giáo viên phải kêu cứu, thậm chí ngừng việc.
Mấy ngày qua, nhiều cơ quan báo chí nhận được phản ánh của hàng trăm viên chức Đại học Quảng Bình về việc họ bị chậm lương từ lâu. Trường Đại học Quảng Bình là cơ sở đào tạo trình độ đại học duy nhất ở địa phương. Trường hiện có 236 viên chức và người lao động, trong đó có 154 giảng viên và 82 viên chức làm công tác hành chính, nhân viên phục vụ.
Trong tổng số 236 viên chức và người lao động, có 99 viên chức hưởng lương từ ngân sách Nhà nước, 137 viên chức và lao động hợp đồng hưởng lương từ ngân sách của đơn vị. Song, theo phản ánh, 136 viên chức và người lao động của Trường Đại học Quảng Bình chưa được nhận lương từ 2 tháng đến 7,5 tháng. Nguyên nhân đầu tiên được chỉ ra là do khó khăn về công tác tuyển sinh, nguồn thu của đơn vị giảm.
Không chỉ ở Quảng Bình, Báo Lao Động cũng đã phản ánh câu chuyện tại Trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam: Trường hiện có 111 cán bộ, giảng viên nhưng từ tháng 7.2023, trường bắt đầu nợ lương, bảo hiểm và phụ cấp của NLĐ kéo dài suốt 6 tháng, tổng cộng hơn 7,6 tỉ đồng, dẫn đến quyết định ngừng việc tập thể của 27 giảng viên trong thời điểm cận Tết.
Theo thông tin Lao Động có được, Trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam còn để xảy ra sai phạm kéo dài gây hậu quả nghiêm trọng trong thời gian dài. Trong 2 nhiệm kỳ 2015 - 2020, 2020 - 2025, Trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam đã sử dụng kinh phí vượt so với số lượng tuyển sinh đào tạo hơn 23 tỉ đồng. Bệnh viện Đa khoa Trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam nợ tiền mua thuốc khám, chữa bệnh của các đơn vị cung ứng (giai đoạn 2016-2020) 9,4 tỉ đồng. Phần lớn số tiền sai phạm đến nay vẫn chưa được thu hồi.
Còn đối với Trường Đại học Quảng Bình, hồi tháng 9.2023, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy Quảng Bình đã có kết luận kết quả kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Đảng ủy Trường Đại học Quảng Bình.
Như vậy một trong các nguyên nhân dẫn đến nợ lương của các viên chức, giảng viên có nguyên nhân đến từ quản lý của chính các nhà trường.
Dù Tỉnh ủy Quảng Nam cũng như cơ quan chức năng ở Quảng Bình đã vào cuộc, trong đó có Công đoàn tỉnh Quảng Bình thì cũng phải tìm ra những người có trách nhiệm.
Để giáo viên, giảng viên bị nợ lương tới 6-7 tháng đồng nghĩa chất lượng giáo dục khó đảm bảo dù các thầy cô đã rất cố gắng. Cuối cùng phải tìm mọi cách để kêu cứu, như một giải pháp khi không thể gắng gượng thêm.
Ngày 18.5, Hội thảo “Giới thiệu các trường Đại học đào tạo nhân lực kỹ thuật nước ngoài cho ngành công nghiệp gốc Hàn Quốc năm 2024” diễn ra tại...
Nhiều trường học ở TPHCM đã đăng thông tin cảnh báo khi có thông tin về việc một sinh viên bị lừa sang Campuchia để cưỡng ép lao động và...
Đây là một trong giải pháp phòng tội phạm mà Công an TP.HCM nêu ra tại chương trình Dân hỏi - Chính quyền trả lời sáng 10-3 với chủ đề Phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc - Phát huy sức mạnh của nhân dân.
Do nợ nần, bị cáo Đỗ Ngọc Hà lợi dụng trời mưa to, lúc cơ quan không có người đã đột nhập vào phòng kế toán của Trường Đại học Hồng Đức (Thanh Hóa) lấy trộm 128 triệu đồng và một máy tính xách tay.
Ngoài việc bị phản ánh thu nhiều khoản tiền vô lý, một số học sinh đang lan truyền câu chuyện trường thu cả ‘tiền chống trượt’ tốt nghiệp THPT. Hiệu trưởng đã trả lời về việc này.
Các nhân viên tuần tra của Sở Cảnh sát Chico đã được cử đến một ngôi nhà ở Đại lộ Columbus và phát hiện 6 người trong độ tuổi từ 17-21 bị bắn. Nạn nhân tử vong là một cô gái 17 tuổi.
Đề Toán thi vào lớp 10 khiến nhiều giáo viên và học sinh bất ngờ vì độ khó, đặc biệt ở câu số 6 và 7 nên phổ điểm có thể thấp hơn năm ngoái.
Quảng Ninh - Ngày 22.4, trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, bà Châu Hoài Thu – Phó Giám đốc Sở Giáo dục đào tạo Quảng Ninh – cho...
Vụ tấn công đoàn xe chở vàng xảy ra ngày 1/9 ở vùng Fizi thuộc tỉnh Nam Kivu (Cộng hòa Dân chủ Congo); trong số bốn người thiệt mạng có hai người Trung Quốc, một binh lính Congo và một người lái xe.