Sự cố sạt lở nghiêm trọng tại hầm Bãi Gió đã khiến tuyến đường sắt Bắc - Nam tê liệt từ chiều 12-4 đến nay, hàng ngàn hành khách phải chịu cảnh 'tăng bo'. Cán bộ, công nhân đường sắt nỗ lực suốt ngày đêm để khắc phục những phát sinh của sự cố này.
Ghi nhận của Tuổi Trẻ Online vào khuya 13-4, hàng chục các bộ, công nhân đường sắt của ga Tuy Hòa vẫn miệt mài tiếp nhận, hỗ trợ các chuyến xe khách trung chuyển giữa hai ga Tuy Hòa (tỉnh Phú Yên) và Giã (huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa) sau sự cố sạt lở nghiêm trọng tại hầm Bãi Gió.
Ông Bùi Hùng Như - trưởng ga Tuy Hòa (tỉnh Phú Yên) - cho biết từ chiều 12-4 đến khuya 13-4, ga Tuy Hòa đã trung chuyển gần 4.000 hành khách từ ga Giã đến ga Tuy Hòa và ngược lại,
Theo ông Như, sự cố sạt lở hầm Bãi Gió có thể là sự cố nghiêm trọng nhất của ngành đường sắt từ trước đến nay.
"Khối lượng công việc quá lớn, tất cả cán bộ, nhân viên của ga Tuy Hòa được huy động làm việc xuyên đêm, hết công suất. Mọi nhân sự đều được tập trung để đảm bảo việc trung chuyển hành khách và hàng hóa được thuận lợi, có những anh em từ hôm qua đến giờ vẫn chưa được chợp mắt, không thể về nhà do lượng khách quá đông" - ông Như nói.
Thâm niên hơn 25 năm làm việc trong ngành đường sắt, chị Lê Thị Hồng Thủy (49 tuổi, nhân viên ga Tuy Hòa) cho biết từ chiều 12-4 đến khuya 13-4, tất cả nhân viên tại ga làm việc vô cùng vất vả, tập trung cao độ, mặc dù rất mệt nhưng công việc vẫn phải hoàn thành.
"Việc chuyển tải hành khách rất vất vả, chúng tôi luôn động viên nhau phải cố gắng hết sức để hành khách khỏi phiền hà, tất cả phải tập trung hỗ trợ hành khách để họ bớt vất vả khi ngành đường sắt gặp sự cố" - chị Thủy bộc bạch.
Gương mặt lắm lem bụi, còn áo đồng phục ướt sũng mồ hôi, ông Hồ Ngọc Tân (51 tuổi, nhân viên ga Tuy Hòa) cho biết: "Từ chiều hôm qua đến nay tôi chưa thể chợp mắt một phút giây nào, khối lượng công việc quá lớn nên đòi hỏi tập trung hết công suất. Ở nhà vợ và hai cháu cũng biết mình phải tăng ca liên tục ở ga nên cũng động viên rất nhiều".
Khách chia sẻ vì sự cố ngoài ý muốn
Còn anh Nguyễn Thanh Nam (29 tuổi, nhân viên của đoàn tiếp viên đường sắt Phương Nam) cho biết dù hành khách phải trung chuyển từ ga này đến ga khác dẫn đến thời gian bị xáo trộn tuy nhiên đa số hành khách vẫn vui vẻ và thông cảm cho ngành đường sắt.
"Trên tàu chúng tôi đã chuẩn bị các suất ăn, nước uống để kịp thời phục vụ cho hành khách, rất mong hành khách thông cảm vì sự cố ngoài ý muốn này" - anh Nam nói.Trong khi đó, nhiều hành khách nước ngoài cảm thấy sự cố sạt lở hầm đường sắt là một trải nghiệm đáng nhớ khi đi du lịch bằng đường sắt.
"Tôi vô cùng bất ngờ vì đây là lần đầu tiên gặp sự cố như vậy. Bản thân tôi cảm thấy không phiền hà gì nhiều vì đi du lịch nên thời gian thoải mái, hơn nữa đây là sự cố ngoài ý muốn" - anh Kelvin (29 tuổi, du khách đến từ New Zealand) vui vẻ nói.
Nhiều hành khách tỏ ra mệt mỏi vì phải "tăng bo", chờ đợi, tốn thời gian nhiều, nhưng hầu hết họ đều bày tỏ sự cảm thông, chia sẻ với ngành đường sắt và mong sự cố được khắc phục trong thời gian sớm nhất.
Như Tuổi Trẻ Online đã thông tin, từ đầu giờ chiều ngày 12-4, hầm Bãi Gió bị sạt lở gây ách tắc hoàn toàn đường sắt Bắc - Nam. Ngành đường sắt phải thiết lập các đoàn tàu ở 2 đầu ga Giã và ga Tuy Hòa, trung chuyển khách bằng xe khách qua hầm đường bộ Đèo Cả để tiếp tục hành trình.
Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia vừa phát đi cảnh báo lũ quét , sạt lở đất, sụt lún do mưa lũ hoặc dòng chảy tại...
Đến tối 1-2, nhiều chuyến bay đưa người dân về quê ăn Tết khởi hành từ sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM) đi các tỉnh bị lùi giờ (delay) kéo dài. Có chuyến delay từ chiều đến đêm. Hành khách phải hồi hộp chờ giờ bay mới.
Hiện tượng sạt lở kéo dài 30 mét xuất hiện trên tuyến đê Biển Đông, đoạn giáp ranh giữa 2 tỉnh Bạc Liêu-Sóc Trăng thuộc xã Vĩnh Trạch Đông, thành phố Bạc Liêu.
Được tin mưa lớn đã gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản tại một số địa phương Hàn Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gửi điện thăm hỏi tới Thủ tướng Nội các Hàn Quốc Han Duck-soo.
Do ảnh hưởng của không khí lạnh và gió đông nên từ sáng mai 3-11, ở miền Trung có mưa lớn trên diện rộng, nguy cơ cao xảy ra ngập lụt ở đô thị các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi.
Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh Hậu Giang xảy ra 26 vụ sạt lở, chiều dài sạt lở 573m, diện tích mất đất 3.063m2, ước tính thiệt hại trên 1,8 tỷ đồng.
Tin tức 24h : Từ mai rét đậm , rét hại nhiều nơi tại miền Bắc; Khởi tố, tạm giam 3 tháng 2 lái xe ôtô hạng sang tông nhau...
Ban Chỉ huy Phòng, Chống Thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn tỉnh Thừa Thiên-Huế cảnh báo sáng 18/10, nước trên sông Bồ có thể đạt báo động 3 là +4,5m và nước trên sông Hương đạt báo động 2 là +2m.
Chiều 16/10, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy PCTT&TKCN Quảng Ngãi báo cáo về tình hình triển khai công tác ứng phó mưa lớn. Theo đó, từ sáng 15/10, trên địa bàn tỉnh đã có mưa rất to, tập trung tại các huyện phía Bắc tỉnh, lượng mưa đo được từ 5h ngày 15/10 đến 15h ngày 16/10 tại một số trạm như sau: Bình Tân 457mm, Bình Khương 322mm, Bình Mỹ 300mm, Bình Trị 310mm, Nghĩa Trung 378mm, TP Quảng Ngãi 335mm, Trà Phú 253mm, Trà Thanh 308mm. Dự báo...