Thất bại của phòng không Iran khi thủ lĩnh Hamas bị ám sát

22:10 31/07/2024

Iran có lưới phòng không đa tầng, với các tổ hợp nội địa hoặc do Nga, Mỹ sản xuất, song không thể chặn được tên lửa hạ sát thủ lĩnh Hamas ngay giữa Tehran.

Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) ngày 31/7 thông báo Ismail Haniyeh, thủ lĩnh chính trị của nhóm vũ trang Hamas tại Dải Gaza, đã thiệt mạng sau khi dinh thự nơi ông lưu trú ở Tehran bị tấn công. Ông Haniyeh bị ám sát khi tới Iran với vai trò thượng khách, dự lễ nhậm chức của tân Tổng thống Masoud Pezeshkian.

Cả Iran và Hamas đều cáo buộc Israel đứng sau vụ tấn công. Tel Aviv không bác bỏ cũng không thừa nhận, nhưng giới chức nước này trước đó cảnh báo sẽ săn lùng, hạ sát Haniyeh và các thủ lĩnh cấp cao khác của Hamas "ở bất cứ đâu", nhằm đáp trả vụ tập kích hiệp đồng của nhóm vũ trang vào lãnh thổ Israel hồi tháng 10/2023.

Thủ lĩnh Hamas Ismail Haniyeh (giữa) trong lễ nhậm chức của Tổng thống Iran tại Tehran hôm 30/7. Ảnh: AFP

Hãng thông tấn Far News do IRGC điều hành cho biết đòn tập kích được thực hiện bằng tên lửa không đối đất phóng từ máy bay, song không nêu chủng loại. Trong khi đó, truyền thông Lebanon dẫn nguồn tin từ Hezbollah cho hay tên lửa được phóng từ bên ngoài biên giới Iran, vượt quãng đường hàng nghìn km trước khi lao vào cửa sổ phòng ngủ của ông Haniyeh.

Vụ tập kích làm dấy lên câu hỏi vì sao Iran lại không thể đánh chặn được tên lửa, trong khi nước này sở hữu lưới phòng không đa tầng phức tạp hàng đầu ở Trung Đông.

Theo Breaking Defense, Iran có nhiều loại hệ thống phòng không tầm ngắn, tầm trung, tầm xa, bao gồm các tổ hợp nội địa và khí tài đời cũ do Mỹ, Nga và Anh sản xuất. Chúng được vận hành song song bởi cả quân đội chính quy Iran và IRGC, lực lượng được lập ra để chống lại các cuộc nổi dậy và những mối đe dọa ở trong và ngoài nước.

"Iran vận hành nhiều loại hệ thống phòng không mặt đất (SAM) và radar, được thiết kế để bảo vệ các cơ sở trọng yếu khỏi những cuộc tấn công của lực lượng không quân có công nghệ cao hơn", báo cáo năm 2019 của Cơ quan Tình báo Quốc phòng Mỹ (DIA) có đoạn.

Về lá chắn tên lửa tầm xa, tại triển lãm quân sự ở DIMDEX 2024 ở Qatar hồi tháng 3, Iran đã quảng bá một loạt hệ thống phòng không, trong đó có tổ hợp nội địa Air Defense-200 (AD-200). Đây là lần đầu tiên Tehran giới thiệu khí tài này ở nước ngoài.

AD-200 là "hệ thống phòng không tầm xa và tầm cao, có khả năng tấn công 6 mục tiêu bằng 12 tên lửa cùng lúc. Tổ hợp được thiết kế để đánh chặn các loại phi cơ chiến thuật và chiến lược tiên tiến, cũng như máy bay không người lái (UAV), máy bay cảnh báo sớm và trực thăng", theo tài liệu được cung cấp tại triển lãm.

Khí tài này được quảng bá có tầm hoạt động 5-200 km, có thể đánh chặn mục tiêu ở độ cao 0,2-27 km. Tên lửa của AD-200 được trang bị hệ thống dẫn đường quán tính, có thể cập nhật thông số mục tiêu qua liên kết dữ liệu tới đầu dò radar bán chủ động trên quả đạn.

Iran còn sở hữu hệ thống phòng không AD-150, được cho là có thể hạ mục tiêu ở khoảng cách tối đa 120 km và độ cao tối đa 27 km.

Một lá chắn tên lửa nội địa đáng chú ý khác của Tehran là Bavar-373, được quảng bá là có khả năng phát hiện mục tiêu từ khoảng cách lên tới 450 km. Nó được trang bị tên lửa tiên tiến Sayyad 4B, có thể khóa các mục tiêu như tên lửa đạn đạo tầm xa, UAV và chiến đấu cơ tàng hình ở khoảng cách 400 km, bắm bắt 60 mục tiêu và tấn 6 mục tiêu cùng lúc trong phạm vi 300 km.

Dù vậy, hệ thống này chưa từng thực chiến, ngoại trừ những lần xuất hiện trong các cuộc diễn tập bên trong lãnh thổ Iran.

Ngoài vũ khí nội địa, Tehran cũng sở hữu một số tổ hợp phòng không tầm xa do Nga sản xuất, bao gồm dòng S-200 với tầm bắn tối đa khoảng 300 km và phiên bản S-300 PMU2 hiện đại hơn có khả năng bắn trúng mục tiêu ở cách 400 km mà Tehran tiếp nhận năm 2016.

Washington Post hồi tháng 4 cho biết Iran có ý định mua cả hệ thống phòng không S-400, song không rõ nước này đã đạt thỏa thuận nào với Nga hay chưa.

S-300 là "thành phần có năng lực nhất trong lưới phòng không tích hợp (IADS)" của Iran và Tehran "nhiều khả năng sẽ sử dụng S-300 để bảo vệ hạ tầng trọng yếu, ví dụ các cơ sở hạt nhân và thủ đô", DIA cho biết. Chưa rõ hệ thống S-300 có phát hiện được tên lửa và kích hoạt đòn đánh chặn khi tòa nhà của thủ lĩnh Hamas tại Tehran bị tấn công hay không.

Về hệ thống phòng không tầm trung, các tờ rơi quảng bá của Iran tại triển lãm DIMDEX 2024 đề cập tới hai dòng AD-40 và AD-75, lần lượt có tầm bắn 40 và 75 km. Theo những tài liệu này, AD-40 có thể đánh chặn mục tiêu bay ở tốc độ thấp, dường như ám chỉ UAV, trong khi AD-75 được thiết kế để tấn công nhiều mục tiêu cùng lúc.

Tại triển lãm, Iran cũng trưng bày mô hình hệ thống phòng không tầm trung Sevvom Khordad mà nước này tuyên bố đã bắn hạ UAV trinh sát MQ-4C trị giá 180 triệu USD của Mỹ vào năm 2019.

Nhà sản xuất cho biết nó sở hữu radar mảng pha, được thiết kế để "phát hiện, bám bắt và phá hủy các thiết bị gây nhiễu" ở khoảng cách 50 km "bằng tên lửa Taer-2 trong môi trường tác chiến điện tử". Ngoài ra, tổ hợp này còn có thể sử dụng đạn 9 Dey chuyên đối phó tên lửa hành trình, được cho là có thể bắn trúng mục tiêu ở phạm vi 20 km và độ cao 10 km.

Một cái tên đáng chú ý khác là dòng Arman, được gắn trên xe tải quân sự và có thể triển khai chỉ trong vài phút. Arman có hai phiên bản, sử dụng radar mảng pha quét điện tử thụ động hoặc chủ động, có độ chính xác cao và khó bị gây nhiễu. Nó được có thể "đối đầu 6 mục tiêu cùng lúc ở khoảng cách 120-180 km", theo truyền thông Iran.

Kho vũ khí phòng không tầm trung của Iran còn có tổ hợp đời cũ I-HAWK do Mỹ sản xuất và sử dụng lần đầu vào năm 1959. DIA cho biết khí tài này đã được Iran nâng cấp và hiện có tên Mersad. Một số lá chắn tên lửa tầm trung khác của Tehran bao gồm các dòng nội địa Raad, Talash, Sayyad-1 và Sayyad-2.

Iran cũng sở hữu một số hệ thống phòng không tầm ngắn, trong đó có thành viên cuối cùng trong họ AD là AD-08. Tổ hợp này có tầm bắn tối đa 8 km, được thiết kế để đánh chặn 4 mục tiêu cùng lúc, gồm UAV, trực thăng và các vật thể bay thấp.

Azarakhsh, được công bố cùng thời điểm với với Arman, là hệ thống nhỏ gọn hơn, có khả năng bắn hạ các mục tiêu ở độ cao thấp như UAV hay flycam. Nó có thể phát hiện mục tiêu ở khoảng 50 km và bám bắt bằng thiết bị theo dõi quang học trong phạm vi 25 km.

Lớp phòng thủ cuối cùng của Tehran là các hệ thống phòng không nội địa Majid, Zoubin cùng dòng Tor của Nga và Rapier của Anh.

Một điểm đáng chú ý là nhiều hệ thống phòng không của Iran sở hữu khả năng phóng theo phương thẳng đứng, đồng nghĩa chúng có thể được lắp trên tàu chiến. Một quan chức quốc phòng cấp cao của Tehran hồi tháng 3 cho biết nước này dự kiến công bố thêm các lá chắn phòng không mới trong năm nay.

Dù vậy, vụ thủ lĩnh Haniyeh bị ám sát bằng tên lửa ngay tại Tehran làm dấy lên hoài nghi về sự hiệu quả của lưới phòng không "nhiều nhưng kém tinh nhuệ" của nước này.

India Today nhận định việc Iran không thể bảo vệ một thượng khách đang thăm chính thức tới nước này là "cú tát" vào thể diện của Tehran. Trong khi đó, Al Jazeera cho rằng thất bại này sẽ buộc Iran "phải có hành động" nhằm cải thiện năng lực phòng vệ và an ninh.

"Những gì đã xảy ra tại Tehran là điều tồi tệ với bộ máy an ninh của Iran. Tehran sẽ phải có động thái khắc phục", Abas Aslani, chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Trung Đông (ORSAM), cho hay.

Phạm Giang (Theo Breaking Defense, Al Jazeera, India Today)

Có thể bạn quan tâm
Người Anh chọn làn gió mới Công đảng

Người Anh chọn làn gió mới Công đảng

09:40 06/07/2024

Trong bài phát biểu đầu tiên sau khi nhậm chức vào tối 5-7 (giờ VN), tân Thủ tướng Anh Keir Starmer thuộc Công đảng cam kết sẽ vực dậy đất nước và niềm tin của người dân bằng hành động thay vì lời nói.

Áp lực từ các cuộc xung đột đè nặng NATO

Áp lực từ các cuộc xung đột đè nặng NATO

05:41 11/12/2023

NATO đang chạy đua tìm cách giải quyết những vấn đề phức tạp liên quan tới hai cuộc xung đột đồng thời ở Trung Đông và Đông Âu.

Chuyên gia: Mỹ sẽ mất Trung Đông do chính sách của Tổng thống Biden

Chuyên gia: Mỹ sẽ mất Trung Đông do chính sách của Tổng thống Biden

05:30 26/03/2023

Trong bài viết trên 19FortyFive, cựu nghị sĩ quốc hội Mỹ, nhà nghiên cứu Brandon Weichert tại Viện Nghiên cứu và Phân tích Á-Âu bày tỏ quan điểm cho rằng Nga và Trung Quốc sẽ sớm kiểm soát khu vực Trung Đông mà Mỹ sẽ mất đi do các chính sách của Tổng thống Joe Biden.

Giáp xe tăng Abrams Ukraine 'không bảo vệ được tổ lái'

Giáp xe tăng Abrams Ukraine 'không bảo vệ được tổ lái'

07:00 31/05/2024

Các tổ lái Ukraine nói xe tăng Abrams có nhiều nhược điểm, hoài nghi hiệu quả của chúng và thừa nhận đây luôn là mục tiêu hàng đầu của Nga.

Nghị sĩ hàng đầu đảng Dân chủ kêu gọi ông Biden dừng tranh cử

Nghị sĩ hàng đầu đảng Dân chủ kêu gọi ông Biden dừng tranh cử

09:30 18/07/2024

Nghị sĩ Adam Schiff, người có ảnh hưởng hàng đầu trong đảng Dân chủ, nói Tổng thống Biden khó đánh bại Donald Trump và kêu gọi ông ngừng tranh cử.

Nga nói truyền thông Mỹ 'ghen tị' với nhà báo phỏng vấn ông Putin

Nga nói truyền thông Mỹ 'ghen tị' với nhà báo phỏng vấn ông Putin

16:50 10/02/2024

Nga cho rằng phản ứng trên truyền thông Mỹ có thể là 'sự ghen tị nghề nghiệp', khi nhà báo Carlson được phỏng vấn trực tiếp Tổng thống Putin.

LHQ nói cần 14 năm để dọn dẹp 37 triệu tấn gạch vụn ở Gaza

LHQ nói cần 14 năm để dọn dẹp 37 triệu tấn gạch vụn ở Gaza

23:30 27/04/2024

Liên Hợp Quốc ước tính số gạch vụn, mảnh vỡ từ hạ tầng bị phá hủy ở Gaza là 37 triệu tấn và sẽ cần 14 năm để dọn dẹp.

Tin thế giới 5/5: Lính Wagner sớm rời Bakhmut, Ukraine bất ngờ làm việc này; Trung Quốc, Nga cam kết tăng cường quan hệ

Tin thế giới 5/5: Lính Wagner sớm rời Bakhmut, Ukraine bất ngờ làm việc này; Trung Quốc, Nga cam kết tăng cường quan hệ

05:00 06/05/2023

Vũ khí viện trợ Ukraine xuất hiện ở…chợ đen, Indonesia hối thúc chấm dứt bạo lực ở Myanmar… là một số tin quốc tế đáng chú ý 24 giờ qua.

Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản tổ chức buổi nói chuyện về cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản tổ chức buổi nói chuyện về cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh

10:40 17/11/2023

Buổi nói chuyện là một trong những hoạt động bổ ích, ý nghĩa, được Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản tổ chức để lan tỏa những giá trị văn hoá của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại nước ngoài.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới