Theo đề án sáp nhập huyện Đông Sơn vào TP Thanh Hóa, đơn vị hành chính mới vẫn giữ tên cũ do có ưu điểm về văn hóa lịch sử và tiết kiệm kinh phí.
Ông Đầu Thanh Tùng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, cho biết địa phương đang hoàn thiện thủ tục cuối cùng trước khi trình Chính phủ và Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét thông qua đề án sáp nhập TP Thanh Hóa và huyện Đông Sơn.
Dự kiến trong năm 2024 hoặc nửa đầu 2025, kế hoạch sáp nhập hai đơn vị hành chính cấp huyện này sẽ hoàn thành. Chính quyền huyện Đông Sơn và TP Thanh Hóa cũng vừa hoàn thành bước lấy ý kiến người dân, cơ bản nhận được đồng thuận cao.
Kế hoạch sáp nhập huyện Đông Sơn vào TP Thanh Hóa dự kiến thực hiện tháng 7/2023 song phải lùi lại do vướng mắc một số thủ tục hành chính. Theo dự thảo đề án đang được trình các bộ ngành trung ương, toàn bộ gần 83 km2, dân số hơn 101.000 ở 14 xã, thị trấn của huyện Đông Sơn sẽ nhập vào TP Thanh Hóa.
Sau sáp nhập, thành phố sẽ có diện tích tự nhiên hơn 228 km2, dân số hơn 570.000, với 37 phường và 11 xã. Có 7 phường dự kiến được lập mới gồm Rừng Thông, Hoằng Quang, Hoằng Đại, Đông Tiến, Đông Văn, Đông Khê và Đông Thịnh.
Vấn đề đặt tên gọi cho đơn vị hành chính mới sau sáp nhập thời gian qua nhận được sự quan tâm lớn của người dân, có nhiều ý kiến trái chiều. Một số nhà nghiên cứu lịch sử văn hóa cho rằng cần đặt tên thành phố mới là TP Đông Sơn bởi gắn liền với tên gọi một nền văn hóa nổi tiếng trong lịch sử đất nước. Tuy nhiên, theo Ban soạn thảo đề án, tên gọi này sẽ nảy sinh một số bất cập, lãng phí về mặt kinh tế.
Cụ thể theo đề án, danh xưng Thanh Hóa đã có từ gần 1.000 năm, xuyên suốt quá trình chia tách, mở rộng, thành lập các đơn vị hành chính. Trải qua nhiều thời kỳ phát triển của đất nước cũng như của tỉnh Thanh Hóa thì lỵ sở, đô thị tỉnh lỵ tên gọi Thanh Hóa vẫn không thay đổi. Mặt khác, tên gọi Thanh Hóa "đã được định vị và nhận diện rộng khắp trong nước và quốc tế, gắn liền với quá trình hội nhập, phát triển của tỉnh Thanh Hóa".
Cũng theo phân tích từ đề án, TP Thanh Hóa hiện có quy mô dân số hơn 500.000, hàng nghìn doanh nghiệp đóng chân trên địa bàn, vì vậy giữ tên gọi cũ sẽ hạn chế tác động, ảnh hưởng đến kinh tế xã hội, đời sống người dân so với tên gọi khác.
"Giữ nguyên tên gọi cũ sẽ góp phần tiết kiệm thời gian, chi phí, giảm tải áp lực giải quyết thủ tục hành chính do phải thay đổi thông tin định danh cá nhân, giấy tờ tùy thân, địa chỉ liên lạc của người dân, tổ chức và doanh nghiệp...", đề án viết.
Tên gọi TP Thanh Hóa cũng được cho là phù hợp với định danh đô thị tỉnh lỵ Thanh Hóa trong nhiều văn bản quan trọng của trung ương và của tỉnh như Nghị quyết 58 của Bộ Chính trị; Quy hoạch tỉnh, quy hoạch chung đô thị Thanh Hóa đến năm 2040, Nghị quyết 05 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy (đều sử dụng tên TP Thanh Hóa và đô thị Thanh Hóa).
Ngoài ra theo Ban soạn thảo đề án, tên gọi TP Thanh Hóa cũng đảm bảo quy định của pháp luật và thông lệ hiện nay khi nhập đơn vị hành chính nông thôn vào đơn vị hành chính đô thị thì giữ nguyên tên gọi của đơn vị hành chính đô thị.
Theo khảo sát, toàn quốc có 29/58 thành phố thuộc tỉnh trùng tên với tỉnh, riêng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có 20 thành phố thuộc tỉnh (chiếm gần 69%) trùng tên tỉnh như Nam Định, Thái Bình, Hải Dương, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Yên Bái, Lào Cai... và chưa có thành phố thuộc tỉnh nào đổi tên gần đây.
"Địa danh Đông Sơn, văn hóa Đông Sơn không bị mất đi mà sẽ tiếp tục được duy trì, lưu giữ và phát huy giá trị", đề án nhận định và đi đến thống nhất lựa chọn tên đơn vị hành chính mới sau sáp nhập là TP Thanh Hóa.
TP Thanh Hóa được thành lập năm 1993 từ thị xã Thanh Hóa cũ, trở thành đô thị loại III và đô thị loại II năm 2003, đến năm 2014 được công nhận là đô thị loại I. Thành phố hiện có diện tích tự nhiên 147 km2, 30 phường và 4 xã, quy mô dân số gần 500.000, là thành phố trực thuộc tỉnh có nhiều phường nhất cả nước.
Tháng 7/2023, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua Nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã giai đoạn 2023-2030 nhằm giải quyết bất hợp lý về phân định địa giới, tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế, tạo thuận lợi cho quản lý nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Các huyện xã thuộc diện bắt buộc sáp nhập có diện tích và dân số dưới 70% tiêu chuẩn; huyện có diện tích dưới 20% và dân số dưới 200%; xã có diện tích dưới 20% và dân số dưới 300%. Năm 2025, các huyện xã mới sau sáp nhập sẽ tổ chức đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030. Bản đồ địa giới sau đó được chỉnh lý. Trụ sở huyện xã chưa được sử dụng sẽ thanh lý hoặc chuyển công năng, bán đấu giá tài sản, đất; kinh phí thu được bổ sung ngân sách địa phương.
Theo quy định, tiêu chuẩn huyện miền núi, vùng cao là dân số 80.000 và diện tích 850 km2 trở lên; huyện đồng bằng từ 450 km2; quận từ 35 km2 với dân số ít nhất 150.000. Quy mô dân số của xã là 5.000-8.000, diện tích từ 30 km2 trở lên.
TP Hải Phòng vừa bố trí nơi tạm cư cho gần 100 hộ dân 2 tòa chung cư ở phường Vạn Mỹ, quận Ngô Quyền bị ảnh hưởng do bão...
Sau khi đâm bạn gái 15 nhát dao, Thành bỏ đi, được 10m thì ngoảnh lại thấy cô vẫn còn cử động nên quay lại đâm tiếp 10 nhát.
Hà Giang - Điện thoại phát nổ trong lúc vừa dùng vừa sạc pin khiến em M.T.N bị tổn thương nghiêm trọng ở tay và đùi.
Sở Y tế TPHCM kiến nghị mở rộng danh mục thuốc khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) của trạm y tế để triển khai khám chữa bệnh mạn...
Ngày 25.10, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đắk Nông cho biết, đơn vị đã ra quyết định tạm giữ hình sự đối với Nguyễn Tiến Khoa (SN 1970), phóng...
Video: Nhân chứng bàng hoàng kể lại giây phút sinh tử trong vụ cháy ở Khương Hạ Vụ hỏa hoạn xảy ra vào 23h50 ngày 12/9, tại căn chung cư mini cao 9 tầng ở số 37, ngõ 29/70 phố Khương Hạ, phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Thống kê sơ bộ, đến 5h ngày 13/9, lực lượng chức năng đã cứu hộ được khoảng 70 người dân, đưa đi cấp cứu 54 người, trong đó nhiều người đã tử vong. Thời điểm tiếp cận ngôi nhà cháy, lực lượng cứu hỏa gặp rất nhiều khó...
Sau 1 ngày xét hỏi, TAND tỉnh Hậu Giang quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung, làm rõ vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, xảy ra tại CDC Hậu Giang liên quan Công ty Việt Á.
Ngày 19.6, trao đổi với Lao Động, một lãnh đạo UBND xã Quảng Thanh (Thuỷ Nguyên, Hải Phòng ) cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra vụ tai nạn...
UBND Hải Phòng khởi công xây dựng dự án nhà ở xã hội gần 4.900 tỷ đồng tại tổng kho 3 Lạc Viên, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng, sáng 7/3.