Thanh niên Ấn Độ bế tắc tìm bạn đời

05:20 20/06/2024

Chiều cuối tháng 4, Bhushan Unde cùng nhóm thanh niên ngồi trên băng ghế ở làng Raveri để xem bức ảnh chế 'tự cưới chính mình' trên Instagram.

Trong ảnh, người đàn ông trạc tuổi 30 như Bhushan Unde đã mặc vest chú rể và tự đặt vòng hoa lên cổ mình. Người đăng chú thích: "Giải pháp cho ai không thể tìm được cô dâu". Những thanh niên cười phá lên nhưng đằng sau đó là sự cay đắng, bởi trò đùa đánh trúng tâm lý.

Jadhav, 36 tuổi, cùng làng, nói khi gặp các gia đình cô dâu tiềm năng, anh phải nói dối mình 30 tuổi. "Đó là cách duy nhất", anh kể. "Không có cách nào khác để người đàn ông 36 tuổi ở vùng nông thôn Maharashtra có thể tìm được vợ".

Unde cũng không ngoại lệ, dù anh đang làm nông và nhận hỗ trợ kỹ thuật cho bệnh viện địa phương, mức lương 108 USD mỗi tháng. Bạn bè khuyên Unde muốn gây ấn tượng với phụ nữ phải có nhà nhưng thu nhập của anh chỉ đủ trang trải chi phí gia đình.

Mẹ Unde vẫn đang bận rộn việc đồng áng còn em trai đang học đại học. Do đó, anh đã bán mảnh đất gia đình nhưng việc xây dựng nhà làm cạn kiệt tiền anh dành dụm, thậm chí còn không đủ cho một đám cưới.

Mỗi năm, Unde tin rằng mùa tới mình sẽ bội thu nhưng chỉ toàn thất vọng. "Mưa quá nhiều khiến mùa màng thất bát", anh nói.

Nếu mùa màng tốt thì giá thị trường lại giảm. Cụ thể, vụ thu hoạch năm 2023, Unde chỉ bán được sản phẩm bông của mình với giá hơn 78 USD mỗi tạ, thấp hơn đáng kể so với 120 USD của năm trước.

Mơ ước có vợ của Unde bị lùi lại vô thời hạn.

Unde và Jadhav là hai ví dụ cho tình trạng khó tìm bạn đời của thanh niên vùng nông thôn. Bên cạnh kinh tế, các nhà xã hội học Ấn Độ đã đề cập đến nguyên do yêu cầu của phụ nữ và gia đình họ ngày càng cao.

"Họ cần tương lai an toàn và chắc chắn sau khi nhận thức được sự bấp bênh của cuộc sống nông nghiệp", nhà xã hội học Aarti Bais, nói.

Bais, thành viên tổ chức việc làm thanh niên Swarajya Mitra, cho rằng với người làm công sở, các gia đình muốn họ sở hữu đất nông nghiệp, phòng trường hợp mất việc.

"Cả nam và nữ đều không thể kết hôn, thường đến cuối những năm 30 tuổi", bà kết luận.

Rekha Gaikwad, 28 tuổi, ở quận Wardha, là một trong số đó. Cô nói trình độ học vấn của phụ nữ đang tăng lên và họ muốn có cuộc sống tốt đẹp hơn.

"Hầu hết các cô gái ở vùng nông thôn sau khi chứng kiến gia đình mình vật lộn để kiếm sống từ nông nghiệp, họ không muốn kết hôn với nông dân", cô nói. Họ muốn được gả vào gia đình giàu có hơn.

Dnyaneshwar Rathod, 31 tuổi, vẫn chưa kết hôn và quyết không để số phận mình dựa vào nông nghiệp.

Ông Prakash Rathod, bố anh, đã mắc sai lầm đó. Ông là nông dân nhiều năm gặp mùa màng thất bát khiến số nợ tăng lên. Năm 2013, ông trở về nhà từ nông trại và uống thuốc độc tự tử.

Dnyaneshwar cố lấy bằng thạc sĩ giáo dục nhưng không thể tìm thấy gì ngoài những công việc không cần trình độ học vấn. Họ trả lương rất thấp mỗi tháng, cụ thể, vận hành máy tính trả 48 USD, thu thập đơn đặt hàng 180 USD. Anh chuyển hướng các việc trong chính phủ bao gồm giáo viên, trợ lý y tế, nhân viên văn phòng và thanh tra thuế.

Dnyaneshwar đã nộp đơn cho mọi vị trí có chỗ trống nhưng vẫn dậm chân tại chỗ sau 6 năm. Điều này đồng nghĩa anh chưa thể kết hôn.

"Nếu tôi không kiếm được đồng nào làm sao tôi có thể nuôi vợ mình?", anh nói.

Hiện tượng thanh niên độc thân sau 30 tuổi ngày càng phổ biến ở khu vực Vidarbha, bang Maharashtra dù độ tuổi kết hôn trung bình của nam giới Ấn Độ đang là 26, theo dữ liệu mới nhất của Ngân hàng Thế giới.

Ashish Jadhav, 36 tuổi, đã tìm vợ trong 5 năm nhưng thất bại. Bạn đại học của anh chỉ có 30% đã kết hôn. Các gia đình làng anh muốn con rể có ít nhất 20 mẫu đất hoặc việc làm ổn định.

"Tôi không có cả hai", Ashish Jadhav nói. Do đó, anh và những thanh niên đồng lứa vẫn lang thang, cô độc.

Ngọc Ngân (Theo Aljazeera)

Có thể bạn quan tâm
Thanh niên Đại học Huế lên đường hỗ trợ các tỉnh phía Bắc khắc phục hậu quả bão số 3

Thanh niên Đại học Huế lên đường hỗ trợ các tỉnh phía Bắc khắc phục hậu quả bão số 3

18:00 08/09/2024

Theo Tỉnh Đoàn Thừa Thiên-Huế (TT-Huế), đơn vị sẽ phối hợp với Đại học Huế chuẩn bị lực lượng, quân số huy động từ mỗi trường thành viên từ 5 đến 10 sinh viên để sẵn sàng lên đường giúp người dân các tỉnh phía Bắc khắc phục hậu quả thiên tai.

Cuộc chiến ung thư của mẹ con cậu bé mồ côi

Cuộc chiến ung thư của mẹ con cậu bé mồ côi

06:50 15/01/2024

Từng hứa lớn lên sẽ thay cha chăm sóc mẹ nhưng khi căn bệnh ung thư ập tới, Thiện không biết mình còn giữ được lời hứa hay không.

Mới lái xe dễ tấp lề ẩu, lùi xe hoang mang trái phải, rất đau tim

Mới lái xe dễ tấp lề ẩu, lùi xe hoang mang trái phải, rất đau tim

06:20 08/09/2024

Khi qua ngã tư, giáo viên dạy lái xe nhắc đạp thắng nhưng học viên quýnh quá đạp lộn chân ga.

Việt Nam đề nghị Thái Lan cung cấp thông tin về vụ nhóm công dân bị đầu độc

Việt Nam đề nghị Thái Lan cung cấp thông tin về vụ nhóm công dân bị đầu độc

17:40 18/07/2024

Bộ Ngoại giao cho biết Việt Nam đang phối hợp điều tra và đề nghị Thái Lan cung cấp thêm thông tin về vụ nhóm người Việt chết tại khách sạn ở Bangkok.

Tuổi trẻ Đắk Lắk mang mùa đông ấm đến vùng đất khó

Tuổi trẻ Đắk Lắk mang mùa đông ấm đến vùng đất khó

08:30 10/12/2023

Chương trình “Tình nguyện mùa đông” năm nay, tuổi trẻ Đắk Lắk về với vùng đất anh hùng xã Ea Hiao, huyện Ea H’Leo. Tại đây, đã diễn ra nhiều hoạt động ý nghĩa thiết thực, thu hút đông đảo đoàn viên, thanh niên và nhân dân cùng tham gia.

Thanh niên Cần Thơ tình nguyện tiếp sức mùa thi tốt nghiệp THPT

Thanh niên Cần Thơ tình nguyện tiếp sức mùa thi tốt nghiệp THPT

11:20 25/06/2024

Sáng 25/6, Thành Đoàn và Hội Sinh viên Thành phố Cần Thơ tổ chức lễ ra quân chương trình Tiếp sức mùa thi năm 2024. Năm nay, Thành Đoàn huy động hơn 800 tình nguyện viên tham gia hỗ trợ hơn 12.800 thí sinh thi tốt nghiệp THPT.

Hành động dễ thương của bé trai khi thấy điện thoại để quên

Hành động dễ thương của bé trai khi thấy điện thoại để quên

13:50 21/06/2024

Thấy chiếc điện thoại trên quầy bán bánh, bé trai cầm lên, giơ về phía camera như thông báo 'quên điện thoại rồi', và tìm cách cất giấu giúp.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Hùng Vỹ: “Trộm sắc phong để bán là hành động vô đạo lý“

Nhà nghiên cứu Nguyễn Hùng Vỹ: “Trộm sắc phong để bán là hành động vô đạo lý“

07:30 14/04/2023

Sắc phong là bảo vật cần gìn giữ Hàng loạt sắc phong của đền Quốc Tế (xã Dị Nậu, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ) bị đánh cắp năm 2021 được cho là đang bị rao bán công khai trên mạng ở Trung Quốc. Là một nhà nghiên cứu văn hóa truyền thống, ông có suy nghĩ gì về việc này, thưa TS. Nguyễn Hùng Vỹ? Kiến ThứcNhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Hùng Vỹ.1 Thật là đáng tiếc. Việc mất những di vật của văn hóa truyền thống thì nước nào và đời nào cũng có cả....

Cao Bằng: Phát động phong trào 'Thiếu nhi thi đua làm theo 5 điều Bác Hồ dạy'

Cao Bằng: Phát động phong trào 'Thiếu nhi thi đua làm theo 5 điều Bác Hồ dạy'

10:30 28/11/2023

Chiều 27/11, Tỉnh Đoàn- Hội đồng Đội tỉnh Cao Bằng tổ chức phát động phong trào “Thiếu nhi Việt Nam thi đua làm theo 5 điều Bác Hồ dạy” giai đoạn 2023 - 2027 trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới