Điện Biên đang gấp rút hoàn thiện hồ sơ đề nghị phê duyệt chủ trương thành lập Trường Đại họcĐiện Biên Phủ để trình Bộ Giáo dục Đào tạo (GDĐT) vào quý I.2024.
Phóng viên Báo Lao Động vừa có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Văn Đoạt - Giám đốc Sở GDĐT Điện Biên - về nội dung này.
- Thưa ông, với vai trò là Phó Trưởng ban chỉ đạo thành lập Trường Đại học Điện Biên Phủ, xin ông cho biết những căn cứ quan trọng để Điện Biên đề xuất Bộ GDĐT ủng hộ chủ trương này?
Trước hết có thể nói, việc đề nghị thành lập Trường Đại học Điện Biên Phủ là chủ trương được tỉnh Điện Biên đặc biệt quan tâm. Đó là mong mỏi của hầu hết con em đồng bào các dân tộc và đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa đội ngũ lao động trình độ cao trong giai đoạn hiện nay.
Điện Biên là một tỉnh nghèo, tỉ lệ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm phần lớn và tỉ lệ hộ nghèo còn ở mức cao. Cùng với đó, hệ thống hạ tầng giao thông chưa đồng bộ nên việc đi lại còn rất nhiều khó khăn, gây không ít trở ngại khi con em đồng bào các dân tộc muốn theo học các trường đại học.
Hiện tại, tỉnh Điện Biên chỉ có 3 trường cao đẳng, trong khi đó hầu hết các ngành nghề đều yêu cầu trình độ chuẩn đại học. Do vậy, việc đề xuất thành lập trường đại học trên cơ sở sáp nhập 3 trường cao đẳng là phù hợp với thực tiễn và yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để phát triển.
- Ông có thể chia sẻ thêm về tiến độ thành lập Trường Đại học Điện Biên Phủ?
Từ tháng 9.2023, UBND tỉnh Điện Biên đã có tờ trình gửi Bộ GDĐT về việc đề nghị bổ sung Trường Đại học Điện Biên Phủ vào quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm, thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Đến tháng 10.2023 vừa qua, UBND tỉnh Điện Biên quyết định thành lập "Ban chỉ đạo, Tổ giúp việc thành lập Trường đại học Điện Biên Phủ". Trong đó 1 đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban; Giám đốc Sở GDĐT làm Phó trưởng ban.
Cũng trong tháng 10 vừa qua, lãnh đạo tỉnh Điện Biên có buổi làm việc với lãnh đạo Bộ GDĐT liên quan đến đề xuất bổ sung Trường Đại học Điện Biên Phủ vào Quy hoạch để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Theo đó, tỉnh Điện Biên dự kiến sẽ hoàn thiện hồ sơ đề nghị phê duyệt chủ trương thành lập Trường Đại học Điện Biên Phủ vào quý I/2024; hoàn thiện hồ sơ đề nghị thành lập trường, trình Bộ GDĐT thẩm định trong quý III/2024.
Tại buổi làm việc, lãnh đạo Bộ GDĐT đều ghi nhận đề xuất thành lập trường đại học của tỉnh Điện Biên sẽ góp phần tăng khả năng tiếp cận giáo dục đại học cho người dân địa phương và các vùng lân cận.
Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn cũng khẳng định, nếu tỉnh Điện Biên thực sự quyết tâm xây dựng một trường đại học thì Bộ GDĐT sẽ ủng hộ, tất nhiên phải đáp ứng các điều kiện cần và đủ. Khi đã thành lập rồi, thì cần có cách đi phù hợp và dành sự quan tâm hợp lý.
- Vậy nếu được thành lập, Trường Đại học Điện Biên Phủ sẽ có gì khác so với các trường đại học ở một số địa phương trong khu vực?
Trường Đại học Điện Biên Phủ sẽ là 1 trường đại học có quy mô vừa phải nhưng tập trung vào chất lượng và đào tạo nhiều ngành, nghề mang tính đặc thù để thu hút các nguồn lực và người học.
Tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Điện Biên, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cũng gợi mở nhiều ý tưởng như, đào tạo một số ngành liên quan đến tiếng của đồng bào dân tộc thiểu số và của nước bạn Lào. Do vậy, tỉnh Điện Biên sẽ tiếp thu để chỉnh sửa, bổ sung vào xây dựng hồ sơ, đề án thành lập Trường Đại học Điện Biên Phủ.
Trong đó, vấn đề đào tạo tiếng của đồng bào dân tộc thiểu số, tiếng Lào và dạy tiếng Việt cho người Lào sẽ được lưu tâm. Ngoài ra, còn một số ngành nghề mang tính đặc thù của tỉnh như thế mạnh về du lịch hay phát triển kinh tế gắn với rừng. Do vậy tỉnh sẽ tiếp tục nghiên cứu để bổ sung vào xây dựng hồ sơ, đề án các ngành đào tạo về du lịch và lâm nghiệp...
- Vâng! Xin cảm ơn ông!
Tối 29/10, Bộ Tình trạng Khẩn cấp Kazakhstan thông báo số người thiệt mạng trong vụ hỏa hoạn hầm mỏ hiện đã lên tới 42 người và vẫn còn 4 thợ mỏ đang mất tích.
Lịch nghỉ hè của học sinh Hà Nội và các tỉnh thành được Báo Lao Động cập nhật đầy đủ, giúp quý phụ huynh và học sinh thuận tiện theo...
Chiều nay, UBND tỉnh Bình Thuận đã tổ chức họp báo thông tin về việc đốn hơn 600ha rừng để xây dựng dự án Hồ chứa nước Ka Pét, thuộc huyện Hàm Thuận Nam. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Nguyễn Hồng Hải chủ trì buổi họp báo. Đại diện UBND tỉnh Bình Thuận cho biết: Bình Thuận cùng với Ninh Thuận là hai tỉnh khô hạn nhất Việt Nam.
Đọc bài gốc tại đây.
Quan chức của Diễn đàn Tunisia về các quyền kinh tế và xã hội, Romadan Ben Omar cho biết chiếc thuyền trên gặp nạn ở ngoài khơi bờ biển phía Nam Sfax khi tìm cách vượt Địa Trung Hải để đến Italy.
Thầy giáo viên đánh học sinh khiến em này sợ hãi, gia đình bức xúc và đã bị buộc thôi việc.
Khi chặt cây trong sân trường, một nhóm học sinh THCS và THPT Vĩnh Thắng bất cẩn khiến dao sút cán, văng ra trúng vào đầu một nữ sinh gần đó.
Một viên chức phòng đào tạo Trường đại học Văn hóa TP.HCM tự ý thu tiền phạt quá hạn thời gian đào tạo của 16 học viên cao học với hơn 272 triệu đồng.
Ngày 20/1, Phòng Cảnh sát Kinh tế Công an TP Đà Nẵng cho biết vừa khởi tố, bắt giam Nguyễn Văn Nam (40 tuổi, trú phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội) để điều tra, xử lý về hành vi buôn lậu. Theo điều tra ban đầu, cơ quan công an xác định Nguyễn Văn Nam mượn giấy tờ của người khác để đăng ký thành lập Công ty TNHH Vận tải VII, địa chỉ tại xã Nghi Phú, TP Vinh, tỉnh Nghệ An. Sau khi thành lập công ty, Nam không hoạt động và cũng không...
Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Hà Nội vừa thông báo các địa điểm tổ chức kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 các trường THPT công lập không...