Thái Lan đang xem xét ý tưởng xây bức tường dọc theo một phần biên giới với Campuchia để ngăn tình trạng đưa người vượt biên tham gia các ổ lừa đảo trực tuyến.
Phát ngôn viên chính phủ Thái Lan Jirayu Houngsub hôm nay cho biết ý tưởng xây bức tường biên giới đã được thảo luận tại cuộc họp nội các diễn ra trước đó cùng ngày. Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng được giao nhiệm vụ đàm phán vấn đề này với phía Campuchia.
"Nếu đề xuất này được thực hiện, thì sẽ được tiến hành như thế nào? Kết quả ra sao và bức tường đó sẽ giải quyết vấn đề như thế nào. Tất cả đều sẽ được nghiên cứu", ông Jirayu nói.
Người phát ngôn chính phủ Thái Lan cho hay ý tưởng này cần được đánh giá về mức độ hiệu quả trước khi triển khai. Ông cũng không nêu rõ Thái Lan dự định xây bức tường dài bao nhiêu.
Chính phủ Campuchia hiện chưa lên tiếng về thông tin này.
Thái Lan và Campuchia có chung đường biên giới dài 817 km. Bộ Quốc phòng Thái Lan từng đề xuất xây một bức tường tại đoạn biên giới dài 55 km giữa tỉnh Sa Kaeo của Thái Lan và thị trấn Poipet của Campuchia. Khu vực này hiện chỉ được ngăn cách bằng hàng rào thép gai.
Đề xuất được đưa ra giữa lúc giới chức Thái Lan, Campuchia, Myanmar tăng cường trấn áp nạn lừa đảo trực tuyến xuyên quốc gia, từ lừa tình đến cờ bạc online hay chào mời đầu tư giả mạo. Hoạt động này những năm gần đây phát triển mạnh mẽ ở các khu vực biên giới mà chính quyền khó kiểm soát, đặc biệt là dọc biên giới Thái Lan - Myanmar.
Hoạt động lừa đảo ngày càng trở nên tinh vi, với nạn nhân trên khắp châu Á, châu Phi, Trung Đông và Nam Mỹ. Theo nghiên cứu của Viện Hòa bình Mỹ, các trung tâm lừa đảo tạo ra tới 63,9 tỷ USD doanh thu mỗi năm, phần lớn chúng ở Campuchia, Myanmar.
Liên Hợp Quốc cho biết ít nhất 120.000 người ở Myanmar và 100.000 người ở Campuchia có thể đang bị ép buộc làm công việc phi pháp này.
Cuối tuần qua, cảnh sát Thái Lan đã tiếp nhận 119 công dân được giới chức Campuchia trao trả sau cuộc đột kích giải cứu hơn 215 người khỏi một trung tâm lừa đảo ở thị trấn Poipet.
Huyền Lê (Theo Reuters, Bangkok Post)
Nhiều vụ nổ mạnh đã làm rung chuyển thủ đô Sanaa của Yemen do Houthi kiểm soát.
Ông Putin chấp nhận nhượng bộ nhỏ khi điện đàm với ông Trump, nhưng giữ nguyên các điều kiện mà Nga coi là tiên quyết cho bất kỳ thỏa thuận hòa bình nào.
Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 20/3.
Sáng 19/3, tại trụ sở Bộ Ngoại giao, Tổng Biên tập Báo Thế giới và Việt Nam Nguyễn Trường Sơn đã tiếp và làm việc với đoàn đại biểu Trung tâm truyền thông quốc tế Quảng Tây, thuộc Tập đoàn Truyền thông Nhật báo Quảng Tây (Trung Quốc) do Phó Giám đốc thường trực La Nhuệ dẫn đầu.
Ủy ban châu Âu (EC) đã sẵn sàng mở các nhóm đàm phán với Ukraine về việc kết nạp Kiev, tuy nhiên, quá trình đòi hỏi sự nhất trí từ tất cả 27 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) này đã bị Hungary chặn lại.
Tàu hàng đâm vào tàu chở nhiên liệu của quân đội Mỹ ngoài khơi miền đông nước Anh, khiến cả hai tàu bốc cháy và dầu tràn ra biển.
Tổng thống Trump cho rằng người đồng cấp Putin đã đưa ra 'tuyên bố hứa hẹn' về ngừng bắn ở Ukraine và mong Nga sẽ làm điều đúng đắn.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov kêu gọi Mỹ ngừng các cuộc không kích nhằm vào lực lượng Houthi ở Yemen, tham gia đối thoại để xuống thang căng thẳng.
Tổng thống Macron kêu gọi các nước EU ngừng mua tên lửa, tiêm kích Mỹ, ưu tiên khí tài châu Âu để tăng năng lực sản xuất vũ khí khu vực.