Tên gọi tỉnh Quảng Ninh qua các thời kỳ lịch sử

07:20 23/10/2023
Bác Hồ về ăn Tết với công nhân vùng Mỏ năm 1965. Ảnh tư liệu

Danh xưng “Quảng Ninh” chính thức xuất hiện cách đây tròn 60 năm, sau khi được Quốc hội khoá II phê chuẩn việc hợp nhất tỉnh Hải Ninh và khu Hồng Quảng thành tỉnh Quảng Ninh vào ngày 30.10.1963, tại Kỳ họp thứ 7. Cùng nhìn lại lịch sử hình thành vùng Mỏ Quảng Ninh qua các mốc thời gian.

Năm 1884, sau khi ép triều đình nhà Nguyễn kí hiệp ước Patenôtre, thực dân Pháp tiếp tục ép triều đình nhà Nguyễn làm khế ước bán mỏ Hồng Gai, Cẩm Phả cho một tư bản Pháp tên là Bavie Chauffour với thời hạn 100 năm, với giá 10 vạn đồng Đông Dương. Từ đó nhân dân khu Mỏ chịu sự áp bực, bóc lột của bọn tư bản Pháp.

Vào năm 1888, Công ty mỏ than đầu tiên của người Pháp được thành lập có tên là Công ty mỏ Bắc Kỳ khai thác than ở khu vực Hòn Gai, Cẩm Phả. Kể từ đó dưới thời Pháp thuộc, một vùng rộng lớn từ Mông Dương qua Cẩm Phả đến Hòn Gai rồi Vàng Danh, Mạo Khê trở thành “vùng đất nhượng”, thuộc quyền của các chủ mỏ, có bộ máy bạo lực riêng.

Thực dân Pháp chia vùng Mỏ thành ba địa giới hành chính: Tỉnh Quảng Yên (về cơ bản phạm vi của Quảng Yên vẫn như hiện nay; có thêm huyện Cát Hải, Thủy Nguyên của Hải Phòng và huyện Sơn Động của tỉnh Bắc Giang; huyện Chí Linh, Kinh Môn, Nam Sách của tỉnh Hải Dương); tỉnh Hải Ninh (gồm toàn bộ khu vực miền Đông của tỉnh Quảng Ninh hiện nay và huyện Na Dương, Đình Lập, Lộc Bình của Lạng Sơn) và đặc khu Hòn Gai.

Cách mạng Tháng Tám thành công, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, kể từ đây người dân đã trở thành người tự do và làm chủ chế độ. Địa bàn tỉnh Quảng Ninh khi đó gồm 3 tỉnh: Quảng Yên, Hải Ninh và Đặc khu Hòn Gai. Trung ương quyết định thành lập Ban cán sự (với chức năng tương đương Ban chấp hành Đảng bộ) ở 3 tỉnh.

Tháng 3.1947, Trung ương quyết định sát nhập Đặc khu Hòn Gai với tỉnh Quảng Yên thành Liên tỉnh Quảng Hồng. Như vậy, năm 1947, khu Mỏ có tên gọi là tỉnh Quảng Hồng và tỉnh Hải Ninh. Sau một thời gian sát nhập. đến ngày 26.12.1948, Ủy ban kháng chiến hành chính Liên khu I ra quyết định (số 420 TGY) chia Liên tỉnh Quảng Hồng thành tỉnh Quảng Yên và Khu đặc biệt Hòn Gai.

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, Hiệp định Giơnevơ được kí kết, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng. Ngày 24.4.1955, những tên lính Pháp cuối cùng rút khỏi vùng Mỏ. Sáng ngày 25.4.1955, nhân dân nô nức xuống đường chào mừng Ngày giải phóng Khu mỏ.

Xuất phát từ vị trí quan trọng của vùng Mỏ, mối quan hệ về địa lý và truyền thống lịch sử lâu đời với tỉnh Quảng Yên, ngày 22.2.1955, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 22/SL hợp nhất tỉnh Quảng Yên và Đặc khu Hòn Gai thành khu Hồng Quảng. Khu Hồng Quảng gồm các đơn vị hành chính là 5 thị xã: Hòn Gai, Cẩm Phả, Cửa Ông, Quảng Yên, Cát Bà và 6 huyện: Đông Triều, Yên Hưng, Thủy Nguyên, Cát Hải, Hoành Bồ, Cẩm Phả. Các huyện Chí Linh, Kinh Môn, Nam Sách sáp nhập trở lại Hải Dương; huyện Sơn Động sáp nhập lại tỉnh Bắc Giang. Như vậy, năm 1955, Khu mỏ có hai tên gọi là tỉnh Hải Ninh và khu Hồng Quảng.

Xét thấy việc hợp nhất khu Hồng Quảng và tỉnh Hải Ninh thành một đơn vị hành chính có nhiều điểm thuận lợi về kinh tế, quốc phòng, đầu tháng 7.1963, Ban Thường vụ Khu uỷ Hồng Quảng và Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Hải Ninh tổ chức Hội nghị liên tịch bàn và nhất trí đề nghị Trung ương hợp nhất khu Hồng Quảng và tỉnh Hải Ninh thành một đơn vị hành chính. Ngày 4.10.1963, Ban Bí thư Trung ương Đảng có Công văn gửi Ban Tổ chức Trung ương, Đảng Đoàn Bộ Nội vụ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Thường vụ Khu uỷ Hồng Quảng và Tỉnh ủy Hải Ninh về việc “Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã quyết định thống nhất tỉnh Hải Ninh và khu Hồng Quảng thành một tỉnh” để nghiên cứu kế hoạch thi hành.

Ngày 7.10.1963, Ban Thường vụ Khu ủy Hồng Quảng và Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Ninh họp Hội nghị liên tịch và ra Nghị quyết về việc hợp nhất. Theo nguyện vọng của Đảng bộ và nhân dân khu Hồng Quảng và tỉnh Hải Ninh, ngày 30.10.1963, tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá II đã ra Nghị quyết, Quyết nghị phê chuẩn việc hợp nhất tỉnh Hải Ninh và khu Hồng Quảng thành tỉnh Quảng Ninh.Về sự kiện này, Bác Hồ đã gợi ý gọi là Quảng Ninh, do ghép chữ “Quảng” (của khu Hồng Quảng) và chữ “Ninh” (của tỉnh Hải Ninh) mà thành. Với tên gọi này vừa dễ hiểu, vừa dễ nhớ, lại có nhiều ý nghĩa. “Quảng” là rộng lớn, “Ninh” là yên bình, bền vững. Quảng Ninh ghép vào với nghĩa là một vùng rộng lớn, yên bình, bền vững.

Có thể bạn quan tâm
Kẻ ngáo đá cầm dao xông vào trường mầm non khống chế hai bé trai

Kẻ ngáo đá cầm dao xông vào trường mầm non khống chế hai bé trai

11:20 01/03/2024

Người đàn ông khoảng 50 tuổi trong tình trạng không tỉnh táo, cầm dao rất to xông vào trường mầm non ở TP Mỹ Tho, la hét, khống chế hai bé trai, sáng 1/3.

Dấu hiệu ngoài da cảnh báo bệnh ung thư

Dấu hiệu ngoài da cảnh báo bệnh ung thư

06:30 10/07/2024

Chuyên gia cho biết lông tơ mọc ở những nơi bất thường cảnh báo rối loạn bên trong gây ra do ung thư, tuy nhiên đây là dấu hiệu hiếm gặp.

Tuyên dương 420 thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác năm 2023

Tuyên dương 420 thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác năm 2023

13:30 27/09/2023

Trong khuôn khổ Đại hội Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác lần thứ VII năm 2023, sáng 27/9 tại Thủ đô Hà Nội, T.Ư Đoàn tổ chức tuyên dương 420 thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác toàn quốc.

Tỉnh Đoàn Nghệ An tuyên dương đảng viên trẻ xuất sắc

Tỉnh Đoàn Nghệ An tuyên dương đảng viên trẻ xuất sắc

09:00 19/03/2023

Tối 18/3, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn Nghệ An tổ chức Lễ kỷ niệm 92 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2023) và tuyên dương 16 đảng viên trẻ xuất sắc và 13 cán bộ Đoàn đạt giải thưởng Lý Tự Trọng cấp tỉnh.

Quyết định giữ thai và xem con là động lực, tôi đã có tất cả

Quyết định giữ thai và xem con là động lực, tôi đã có tất cả

05:50 28/03/2024

Tôi không bỏ được con, vì đó là cái giá cho hành vi của tôi, nếu không muốn có thai, tuyệt đối không quan hệ tình dục.

306 thiếu nhi tiêu biểu toàn quốc tham gia phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ II

306 thiếu nhi tiêu biểu toàn quốc tham gia phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ II

12:20 23/09/2024

Tham dự phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ II, năm 2024 có 306 đại biểu là các em đội viên, thiếu nhi tiêu biểu đến từ 63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Các em sẽ thảo luận, chất vấn trực tiếp tại Hội trường Diên Hồng toà nhà Quốc hội về 2 chủ đề nóng liên quan đến trẻ em.

Hải Phòng có nữ Phó Ban Tuyên giáo Thành ủy

Hải Phòng có nữ Phó Ban Tuyên giáo Thành ủy

15:40 30/07/2024

Chị Vương Toàn Thu Thủy - Bí thư Thành Đoàn vừa được Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ Phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hải Phòng.

Học Bác sự nỗ lực không ngừng nghỉ

Học Bác sự nỗ lực không ngừng nghỉ

10:00 18/05/2023

Có những bạn trẻ vẫn âm thầm mỗi ngày học Bác, làm theo Bác từ những điều bình dị, đơn giản nhất với sự nỗ lực không ngừng nghỉ và luôn nghĩ đến người khác.

Cảnh báo nguy cơ nhiễm độc hóa chất methanol trong nhiều lĩnh vực

Cảnh báo nguy cơ nhiễm độc hóa chất methanol trong nhiều lĩnh vực

05:30 14/03/2023

Liên quan đến vụ việc hàng chục công nhân làm việc trong một công ty tại tỉnh Bắc Ninh bị nhiễm độc methanol , chuyên gia Trung tâm Chống độc,...

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới