Đến trưa 18/9, trên địa bàn tỉnh Tây Ninh có hơn 140 cán bộ, giáo viên và hơn 6.200 trẻ em, học sinh, sinh viên ở các cấp học bị đau mắt đỏ (viêm kết mạc).
Đến trưa 18/9, trên địa bàn tỉnh Tây Ninh có hơn 140 cán bộ, giáo viên và hơn 6.200 trẻ em, học sinh, sinh viên ở các cấp học bị đau mắt đỏ (viêm kết mạc).
Sở Y tế và Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh vừa có công văn yêu cầu thủ trưởng các đơn vị, trường học trên địa bàn thực hiện ngay công tác tăng cường các biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh này.
Bà Nguyễn Thị Hường, Hiệu trưởng Trường Mầm non Tuổi Ngọc, thành phố Tây Ninh, cho biết để phòng tránh dịch bệnh đau mắt đỏ cho trẻ em, đơn vị đã thực hiện nhiều biện pháp như tuyên truyền đến phụ huynh các biện pháp phòng tránh bệnh đau mắt đỏ; nếu trẻ có các triệu chứng của bệnh sẽ được nghỉ học 7 ngày để được thăm khám, điều trị.
Nhà trường tăng cường thực hiện vệ sinh môi trường, lớp học, đồ dùng và các khu vực sinh hoạt chung của trẻ bằng dung dịch sát khuẩn, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng cho trẻ, không cho trẻ sử dụng chung các vật dụng cá nhân. Đơn vị cũng phối hợp chặt chẽ với nhân viên y tế để giám sát và xử lý bước đầu nếu có trường hợp trẻ bị nhiễm bệnh, để phòng tránh lây lan trong trường học.
Theo ông Nguyễn Đình Thảo, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Kim Đồng, thành phố Tây Ninh, theo các khuyến cáo của ngành Y tế và Giáo dục, nhà trường đã chủ động thông tin đến phụ huynh học sinh qua các nhóm Zalo về diễn biến của dịch bệnh để thực hiện các biện pháp phòng tránh. Trường hợp học sinh bị nhiễm bệnh sẽ được nghỉ học ở nhà để theo dõi, điều trị. Đơn vị cũng chủ động thực hiện các biện pháp như thường xuyên vệ sinh, tẩy rửa trường lớp, nhắc nhở học sinh giữ gìn vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng và hạn chế học sinh tập trung đông để phòng tránh lây lan dịch bệnh đau mắt đỏ.
Trước tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, ngành Giáo dục tỉnh đã triển khai các công tác nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh đau mắt đỏ. Từ ngày 14/9 vừa qua, các đơn vị, trường học đã tăng cường thực hiện các biện pháp chủ động phòng, chống, không để dịch bùng phát, lan rộng; thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu nếu có trường hợp trẻ em, học sinh, sinh viên bị bệnh.
Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Tây Ninh Lưu Thị Thu cho biết đến nay, địa phương ghi nhận 26/48 trường học trên địa bàn xuất hiện các trường hợp bị đau mắt đỏ. Phòng đã phối hợp với Trung tâm Y tế thành phố Tây Ninh tuyên truyền đến tất cả giáo viên để chuẩn bị các công tác phòng tránh và xử lý khi có dịch bệnh xảy ra; đồng thời, thường xuyên kiểm tra công tác phòng, chống dịch tại các trường học, chủ động xử lý khi có các điểm dịch, ổ dịch phát sinh trên địa bàn, giúp các cơ sở giáo dục chủ động trong việc phòng tránh.
Y sỹ Huỳnh Văn Quới, cán bộ phòng, chống dịch bệnh thuộc Trung tâm Y tế thành phố Tây Ninh, cho hay từ ngày 11/9 vừa qua, dịch đau mắt đỏ bắt đầu xuất hiện tại các trường học trên địa bàn. Đến ngày 18/9, thành phố Tây Ninh ghi nhận trên 1.000 ca đau mắt đỏ là trẻ em, học sinh, sinh viên.
Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp tại các trường học, ngành Y tế và ngành Giáo dục đã khẩn trương thành lập tổ công tác, thực hiện việc kiểm tra, giám sát, xử lý ổ dịch; đồng thời, hướng dẫn, hỗ trợ cho từng trường biện pháp khống chế dịch. Ngành chủ động dập dịch ở các trường có số ca bị nhiều; đồng thời, hướng dẫn công tác phòng tránh cho các trường chưa xảy ra dịch bệnh. Tổ công tác đã tiến hành kiểm tra việc đảm bảo vệ sinh của lớp học, công tác xử lý rác thải, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn của các cơ sở bán trú, kiểm tra việc khử khuẩn tại nhà vệ sinh và các khu vực sinh hoạt chung…
Ngành Y tế khuyến khích cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, sinh viên thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và sử dụng nước sạch; không đưa tay lên dụi mắt, mũi, miệng; không dùng chung vật dụng cá nhân như: lọ thuốc nhỏ mắt, khăn mặt, kính mắt, khẩu trang...; vệ sinh mắt, mũi, họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý, thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi thông thường.
Người dân nên sử dụng xà phòng hoặc các chất sát khuẩn thông thường để sát trùng các đồ dùng, vật dụng của người bệnh; hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc nghi bị đau mắt đỏ. Người có các dấu hiệu đau mắt đỏ cần đến cơ sở khám, chữa bệnh để được tư vấn, điều trị kịp thời; không tự ý điều trị khi chưa có hướng dẫn của cán bộ y tế để tránh biến chứng nặng.
Tại các cơ sở trường học, khi phát hiện người dạy, người học có triệu chứng bệnh như: sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, đỏ mắt, nổi hạch trước tai hoặc dưới hàm, cần hướng dẫn đi khám ngay tại cơ sở y tế để được kiểm tra, tư vấn, điều trị kịp thời; đồng thời cho giáo viên và học sinh được nghỉ tại nhà để điều trị nhằm ngăn chặn sự lây lan dịch bệnh trong cộng đồng, trường học.../.
Bùi Vũ Khoa, 23 tuổi, khai giết vợ hờ đang mang thai và cha mẹ của chị này để 'giải thoát cho hai vợ chồng'.
Nhân dịp ông Mikhail Mishustin được bổ nhiệm lại làm Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga, ngày 14/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gửi điện chúc mừng.
Lãnh đạo Việt Nam đã gửi điện mừng đến lãnh đạo Canada nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước.
Ngày 1/7, TAND TP Đà Nẵng mở phiên lưu động xét xử Lê Phú Cao (32 tuổi, quê xã Lộc Trị, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên-Huế, tạm trú phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng) về tội “Cướp tài sản”. Theo nội dung vụ án, nhằm chứng minh năng lực tài chính để được đi xuất khẩu lao động tại New Zealand, Lê Phú Cao nảy sinh ý định cướp tài sản tại ngân hàng. Ngày 18/4, Cao đến Phòng giao dịch Đống Đa - Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi...
Thành phố Buôn Ma Thuột là địa phương đầu tiên của tỉnh Đắk Lắk tổ chức lễ công bố sáp nhập 4 đơn vị hành chính theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Khoảng 10h sáng 27/1, người đàn ông tên Tiểu Trịnh, đến từ Dương Châu (Trung Quốc) trút hơi thở cuối cùng dù được các bác sĩ tận tình cứu chữa. Trước đó, tối 18/1, Tiểu Trịnh (33 tuổi), không may bị tai nạn giao thông khi đang đi xe đạp điện. Sau vụ va chạm, anh bị thương nặng ở đầu và bất tỉnh tại chỗ. Sau đó, Tiểu Trịnh được đưa đến Bệnh viện Nhân dân Tô Bắc, tỉnh Giang Tô để cấp cứu. Theo bác sĩ điều trị, bệnh nhân bị chấn thương đầu nghiêm...
Khu dân cư ở phường Long Bình (Thủ Đức) nhiều năm nay không có lối đi chính thức mà phải đi nhờ đường của bến xe miền Đông mới.
Hà Nội - Bị lực lượng chức năng yêu cầu dừng xe làm việc vì đi vào đường cấm, tài xế đã nhấn ga hất văng một cán bộ công an...
150 điểm xả nước thải sinh hoạt chính ở ven sông Tô Lịch sẽ được thu gom về nhà máy xử lý nước thải Yên Xá để xử lý, đảm bảo quy chuẩn, sau đó mới được đổ trở lại sông Tô Lịch, sông Nhuệ.