Một tàu vũ trụ của Liên Xô cũ vừa bị vỡ vụn trên quỹ đạo cách Trái đất khoảng 1.400km, sau một vụ va chạm với mảnh vụn không gian.
Vụ va chạm dẫn đến tàu vũ trụ Kosmos-2143 (hoặc Kosmos-2145) vỡ nát đã được nhà vật lý thiên văn và chuyên gia về mảnh vỡ không gian Jonathan McDowell thông báo trên X (Twitter) ngày 30-8, theo trang khoa học Space.com.
Tàu vũ trụ Kosmos-2143 được phóng trên một tên lửa của Liên Xô vào năm 1991. Các nhà nghiên cứu không biết và có thể sẽ không bao giờ biết được nguyên nhân khiến nó bị phân mảnh.
Tuy nhiên sự kiện này nêu bật tình hình bấp bênh trên quỹ đạo Trái đất - nơi các mảnh vụn không gian tích lũy trong suốt hơn 60 năm các quốc gia khám phá không gian - hiện đang gây ra mối đe dọa cho các vệ tinh mới vẫn đang hoạt động.
Theo Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA), khoảng 34.550 vật thể như vậy hiện đang tồn tại trên quỹ đạo Trái đất.
Ngoài ra còn có khoảng 1 triệu mảnh vụn có kích thước từ 1 - 10cm và 130 triệu mảnh nhỏ hơn 1cm bay trong không gian, theo ước tính của ESA.
Trong khi đó các radar trên Trái đất chỉ theo dõi được các vật thể lớn hơn 10cm.
Khi radar ghi nhận một trong những vật thể lớn hơn đang tiếp cận một vệ tinh hoặc tàu vũ trụ đang hoạt động, người vận hành sẽ nhận được cảnh báo và có thể di chuyển vệ tinh/tàu vũ trụ của họ ra khỏi vùng nguy hiểm. Nhưng không có cảnh báo nào trước sự xuất hiện của những mảnh rác nhỏ.
Vấn đề là ngay cả một mảnh rác vũ trụ nhỏ tới 1cm cũng có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng.
Vào năm 2016, một mảnh vụn không gian chỉ rộng vài mm đã tạo ra một lỗ rộng 40cm trên một trong các tấm pin mặt trời của vệ tinh quan sát Trái đất Sentinel 2 của châu Âu. Vụ va chạm đã tạo ra một số mảnh vỡ đủ lớn có thể theo dõi được từ Trái đất.
Sentinel 2 sống sót sau sự cố, nhưng các kỹ sư ESA cho biết nếu rác vũ trụ va vào thân chính của tàu thì sứ mệnh có thể đã kết thúc.
Trong nhiều năm, các nhà nghiên cứu đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về lượng rác vũ trụ ngày càng tăng trên quỹ đạo Trái đất.
Một số người lo ngại tình hình đang dần tiến tới một kịch bản được gọi là "Hội chứng Kessler", được đặt theo tên nhà vật lý đã nghỉ hưu của NASA Donald Kessler.
Kịch bản "Hội chứng Kessler" dự đoán rằng số lượng mảnh vỡ ngày càng tăng do những va chạm trên quỹ đạo, cuối cùng sẽ khiến khu vực xung quanh Trái đất không thể sử dụng được. Vì mỗi vụ va chạm lại gây ra vô số mảnh vụn không gian và cứ thế theo cấp số nhân sẽ có vô số chuỗi va chạm tiếp theo.
Sáng ngày 8/3, lãnh đạo Phòng Cảnh sát môi trường Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, đơn vị vừa phối hợp với Hạt kiểm lâm thị xã Hương Thủy thả cá thể khỉ mặt đỏ về rừng tự nhiên. Trước đó, ngày 6/3, anh Nguyễn Văn T (trú tại phường Thủy Phương, TX. Hương Thủy) trong lúc đi làm tình cờ phát hiện 1 cá thể khỉ mặt đỏ lạc đàn đi vào khu dân cư phường Hóp (xã Phong An, huyện Phong Điền) và đem về nhà. Khi lực lượng Cảnh sát môi trường Công an...
Máy bay không người lái (UAV) cảm tử là một thứ vũ khí đáng sợ bậc nhất trong chiến tranh hiện đại.
Tên lửa Chu Tước 2 do công ty tên lửa LandSpace của Trung Quốc phát triển, là tên lừa đầu tiên trên thế giới vận hành bằng nhiên liệu oxygen-methane lỏng và đi thành công vào quĩ đạo dự kiến.
Theo thông tin từ Tập đoàn Tam Hiệp Trung Quốc, Đập Tam Hiệp - công trình thủy điện lớn nhất thế giới đã đón lượng khách du lịch kỷ lục...
Nhà máy thủy điện Tam Hiệp của Trung Quốc trên sông Dương Tử đã tạo ra hơn 1.600 terawatt giờ (TWh) điện sạch từ năm 2003.
Một ngư dân tại thị trấn Lăng Cô (huyện Phú Lộc, TT-Huế) trong lúc đánh bắt thủy sản ở đầm phá bất ngờ phát hiện một cá thể rùa biển bị mắc vào lưới đáy.
UBND TP Đà Nẵng được trao giải thưởng tại hạng mục 'Top tổ chức, địa phương tiêu biểu chủ động thực hiện cách mạng công nghiệp 4.0 và chuyển đổi...
Ấn Độ sở hữu cây cầu đường sắt cao nhất thế giới, cao hơn tháp Eiffel khoảng 29 mét.
Chuyên gia phân tích các khối chủ đạo xét tuyển đại học năm 2023 có số thí sinh đạt 28 - 30 điểm ít hơn năm ngoái. Dự báo điểm...