Tùy loại tàu, tải trọng, tốc độ, điều kiện vận hành, tàu hỏa cần 700-2.000 m để dừng hẳn.
Theo Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA), một đoàn tàu chở hàng tại Mỹ có chiều dài trung bình 1,6-2 km (90-120 toa), khi di chuyển với tốc độ 88 km/h, tàu phải mất hơn 1,6 km kể từ lúc phanh khẩn cấp mới có thể dừng hẳn. Đây cũng là quãng đường cần thiết để dừng kể từ lúc phanh đối với đoàn tàu 8 toa chở người di chuyển với tốc độ 128 km/h.
Vì sao cần quãng đường dài để dừng tàu?
Lý do chính tàu hỏa cần quãng đường dài để dừng hẳn là vì trọng lượng của cả đoàn tàu lớn, kết hợp với tốc độ cao khiến sinh ra quán tính lớn, do đó cần nhiều năng lượng để có thể hãm tốc độ của tàu.
Ngoài ra, phần bánh và đường ray làm bằng kim loại, vốn không có độ ma sát cao như lốp cao su tiếp xúc với mặt đường trên ôtô, do đó hiệu quả của phanh không cao như những loại xe con. Bên cạnh đó, quãng đường phanh của tàu hỏa phụ thuộc nhiều vào các yếu tố, như tải trọng, tốc độ, điều kiện đường ray, thời tiết, độ dốc...
Để so sánh, ôtô còn cần quãng đường phanh (vận tốc 88 km/h) là 60 m, xe van hoặc bus là 70 m, xe tải/container là 90 m.
Dưới đây là bảng thời gian và quãng đường cần thiết để dừng các loại tàu, được trích xuất từ tập đoàn đường sắt Australia (ARTC) bởi trang Econstruction Careers.
Loại tàu | Tốc độ (km/h) | Thời gian để dừng (giây) | Quãng đường (m) |
Chở hàng: 8.400 tấn, dài 1.500 m | 80 | 70 | 1.320 |
Chở hàng: 2.016 tấn, dài 1.500 m | 80 | 48 | 852 |
Chở hàng: 1.500 tấn, dài 680 m | 110 | 64 | 1.449 |
Chở hàng: 2.760 tấn, dài 1.280 m | 110 | 76 | 1.850 |
Chở hàng: 3.480 tấn, dài 1.600 m | 110 | 83 | 2.025 |
Các đoàn tàu chở hàng tại Việt Nam tuy không có tải trọng lớn và dài bằng những nước có ngành đường sắt phát triển, chỉ khoảng vài trăm tấn, và gần đây nhất là đoàn tàu có tải trọng 900 tấn được thử tải qua hầm tại Phú Yên. Tuy nhiên, tàu vẫn cần quãng đường hàng trăm mét để dừng kể từ lúc phanh.
Do đó, nếu người lái tàu phát hiện vật cản phía trước và dùng phanh khẩn cấp cũng khó có thể tránh khỏi va chạm xảy ra. Vì thế, tất cả người dân cần tuân thủ các quy định về an toàn giao thông đường sắt, không cản trở hoặc lấn chiếm đường ray.
Theo quy định tại Việt Nam, chiều rộng hành lang an toàn giao thông đường sắt được quy định với đường sắt tốc độ cao trong đô thị là 5 m, ngoài đô thị là 15 m, các đường sắt còn lại là 3 m. Có nghĩa là các phương tiện phải luôn duy trì khoảng cách an toàn với đường sắt tối thiểu 3-5 m mọi lúc, không được dừng hoặc đỗ xe trong hành lang an toàn này. Nếu đi ngang đường sắt, phải luôn tuân thủ hiệu lệnh biển báo, rào chắn, đèn hoặc của nhân viên tuần, gác. Nếu giao với đường sắt không có rào chắn, phải quan sát thật kỹ, đảm bảo an toàn mới được vượt.
Phanh khí nén trên tàu hỏa
Phanh khí nén là một hệ thống phanh được áp dụng rộng rãi từ hàng trăm năm nay trên các phương tiện có kích thước lớn như tàu hỏa, xe tải, xe container... và vẫn được sử dụng cho các phương tiện hiện nay vì độ an toàn của nó. Đây là phát minh được ứng dụng đầu tiên cho ngành đường sắt, bởi ông George Westinghouse vào 1869.
Điểm đặc biệt của loại phanh này là chỉ có thể nạp đầy khí, đủ áp suất (có thể lên đến 90 psi theo chia sẻ của ông Greg Udolph, tổng giám đốc Đường sắt bang Texas trên trang Statesman), thì phanh mới có thể nhả. Có nghĩa là phanh khí nén luôn ở trạng thái bó hãm bánh khi tàu không hoạt động, hoặc khi có sự cố khiến đường ống của hệ thống phanh hư hỏng, có rò rỉ áp suất xảy ra.
Phanh khí nén an toàn hơn phanh thủy lực (dùng dầu phanh) thường được sử dụng trên các loại phương tiện nhỏ như xe đạp, xe máy, ôtô vì nếu đường ống thủy lực gặp trục trặc, hoặc rò rỉ dầu phanh thì phanh không còn tác dụng hãm nữa. Ngược lại, việc rò rỉ áp suất trong hệ thống phanh khí nén có thể giúp tàu tự động được hãm lại, khiến giảm thiểu thiệt hại nếu có tai nạn xảy ra. Tuy nhiên, tàu hỏa cần quãng đường dài gấp nhiều lần các phương tiện khác để dừng hẳn kể từ lúc phanh.
Phạm Hải
Khu thương mại tự do Đà Nẵng gắn với cảng biển Liên Chiểu, được thành lập để thực hiện thí điểm các cơ chế, chính sách nhằm mục tiêu thu hút đầu tư, tài chính, thương mại, du lịch...
Luật Nhà ở 2023 dự kiến có hiệu lực ngày 1.8.2024 (thay vì ngày 1.1.2025). Dưới đây là nội dung của phương án bồi thường, tái định cư theo Luật...
Nhiều khu “đất vàng” nằm ở vị trí trung tâm thị xã Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh song bỏ hoang gần 10 năm qua, chưa thể thu hồi, bàn giao cho nhà đầu tư khác. Điều này không chỉ gây lãng phí tài nguyên mà còn làm mất mỹ quan đô thị.
Cục Thuế tỉnh Hà Nam vừa ra thông báo đối với 77 doanh nghiệp nợ thuế, trong đó Trường Đại học Hà Hoa Tiên đứng đầu trong những doanh nghiệp nợ thuế.
Thang máy bị khoá, rác thải không được xử lý Theo phản ánh của các cư dân chung cư Osaka Complex (Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội), từ ngày 17/7, ban quản lý tòa nhà là Công ty TNHH Nam Minh Hoàng (viết tắt là Công ty Nam Minh Hoàng) đã khóa 5 thang máy cư dân cùng với 2 thang máy vận chuyển rác. Theo cư dân, điều này làm ảnh hưởng tới việc đi lại, vệ sinh môi trường trong tòa nhà và tiềm ẩn những rủi ro liên quan tới an toàn cháy nổ, tính...
Dự án cao tốc Hòa Liên-Túy Loan thuộc địa phận Đà Nẵng triển khai từ tháng 8/2023 nhưng đến thời điểm hiện tại, chủ đầu tư-Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh không thể thi công theo dự tính vì không có mặt bằng. Bàn giao mặt bằng quá chậm Đến nay Đà Nẵng mới chỉ bàn giao cho chủ đầu tư khoảng 3km/11,5km mặt bằng toàn bộ dự án. Ghi nhận của PV, toàn tuyến mới chỉ có một vài điểm đang được chủ đầu tư thi công gồm đoạn gần nút giao Hòa Liên và...
Làng Thanh niên lập nghiệp (TNLN) Sông Chàng ở huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa được đầu tư hơn 30 tỉ đồng, đến nay, ngôi làng này đang tồn tại nhiều bất cập, cơ sở vật chất trở nên tan hoang, xuống cấp và hư hỏng.
Sau phiên đấu giá kỷ lục, gây xôn xao dư luận, huyện Thanh Oai, Hà Nội vừa quyết định hoãn tổ chức phiên đấu giá vào ngày mai (17/8) để xác định lại mức giá khởi điểm. Tiền mua hồ sơ và đặt cọc của khách hàng sẽ được trả lại.
Quảng Trị vừa đề nghị Bộ Công thương bổ sung thêm 4.100 - 6.000MW điện gió trên bờ và ngoài khơi vào Quy hoạch điện VIII.