Tạo dòng chảy, lấy nước sông Hồng hồi sinh sông ô nhiễm

11:20 13/04/2024
Sông Tô Lịch bị ô nhiễm nặng nề dù trải qua nhiều lần cải tạo. Ảnh: Hồng Diệp

Theo nhiều chuyên gia, để xử lý tình trạng ô nhiễm sông Tô Lịch, sông Nhuệ, sông Đáy, điều quan trọng nhất là phải xử lý được nguồn thải chảy vào sông và duy trì dòng chảy tối thiểu trên hệ thống sông.

Hồi sinh những dòng sông bị ô nhiễm

Nghị quyết Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được HĐND TP Hà Nội thông qua. Một trong những điểm nhấn của quy hoạch là việc hồi sinh sông Tô Lịch, sông Nhuệ, sông Đáy.

Nhiệm vụ trọng tâm là Hà Nội sẽ phân vùng xử lý nước thải theo khu vực với quy mô phù hợp, đảm bảo hiệu quả trong thu gom và công suất xử lý. Đảm bảo quy mô nhà máy xử lý nước thải đáp ứng yêu cầu phát triển trên địa bàn Thủ đô, tạo dòng chảy các sông Tô Lịch, sông Tích góp phần làm sạch sông, hồ trong đô thị trung tâm.

Đặc biệt, Hà Nội sẽ hạn chế hoặc tạm ngừng việc khai thác cát trên sông Hồng. Việc này nhằm góp phần nâng cao mực nước sông Hồng để tăng khả năng lấy nước vào các sông Đáy - Nhuệ, Tô Lịch và hệ thống công trình thủy lợi khác.

Theo các chuyên gia, đặc điểm của sông Tô Lịch là mùa mưa, dòng chảy mới được lưu thông, mùa khô thì nước sông sẽ trở nên “tù”, có khi cạn trơ đáy nên vẫn phải được bổ cập nước thường xuyên. Khi nước sông Hồng dâng lên sẽ giúp sông Nhuệ, sông Đáy, thậm chí sông Tô Lịch cũng có dòng chảy thường xuyên, khắc phục tình trạng suy kiệt nguồn nước, trả lại khả năng tự làm sạch chất gây ô nhiễm của các dòng sông.

Trao đổi với Lao Động, PGS.TS Trần Đức Hạ - nguyên Viện trưởng Viên Nghiên cứu Cấp thoát nước và Môi trường (Hội Cấp thoát nước Việt Nam) - cho rằng, việc đưa nước sông Hồng vào giải cứu sông Tô Lịch là cần thiết.

"Đã là sông phải có dòng chảy và biện pháp dẫn nước sông Hồng vào bổ cập cho Hồ Tây, từ đó cải thiện chất lượng nước cho sông Tô Lịch là một trong những việc làm cần thiết. Các đơn vị chức năng cũng cần phải chú ý tạo dòng chảy và tăng cường quá trình tự làm sạch trong sông về mùa khô bằng giải pháp bổ sung nước sạch, đặc biệt là mùa khô" - ông Hạ nói.

Giải quyết ô nhiễm phải kết hợp với bổ cập nguồn nước

Còn PGS.TS Đào Trọng Tứ - Trưởng ban Điều hành mạng lưới sông ngòi Việt Nam - cho biết, để có thể hồi sinh các sông trên địa bàn thành phố, trước tiên, cần xác định căn nguyên gây ô nhiễm và lượng nước thải để có giải pháp khả thi, phù hợp từng giai đoạn. Trước tiên ông Tứ cho rằng, phải kiên quyết trong xử lý các vi phạm về bảo vệ môi trường, đẩy mạnh việc tuân thủ chấp hành Luật Bảo vệ môi trường trong các doanh nghiệp, di dời các cơ sở gây ô nhiễm không phù hợp quy hoạch.

Đối với sông Nhuệ, cần xây dựng các công trình lấy nước trực tiếp từ sông Đáy, sông Hồng để bổ sung nguồn nước sạch, tránh nước tù đọng và duy trì dòng chảy thường xuyên. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng cụm công trình đầu mối Liên Mạc để tiếp thêm nguồn cho sông Tô Lịch cấp đủ nước và duy trì dòng chảy tối thiểu trên hệ thống.

Đối với sông Tô Lịch, cần khôi phục dòng chảy sông bằng giải pháp lấy nước từ sông Hồng qua trạm bơm đặt ở cuối ngõ 464 Âu Cơ. Nước sông Hồng sau khi được lắng sơ bộ, sẽ được bơm theo đường ống và đổ vào thượng lưu sông Tô Lịch.

Tháng 10.2016, TP Hà Nội đã khởi công dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá, có tổng mức đầu tư 16.000 tỉ đồng với mục tiêu xử lý nước thải thuộc các quận Ba Đình, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Đống Đa, Hoàng Mai, Hà Đông và huyện Thanh Trì. Đến nay, Dự án Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá (công suất 270.000m3/ngày đêm) đã cơ bản hoàn thành. Dự kiến trong quý II/2024 sẽ vận hành thử nghiệm nhà máy.

Có thể bạn quan tâm
Tai nạn giao thông 2 ngày nghỉ lễ tăng đột biến

Tai nạn giao thông 2 ngày nghỉ lễ tăng đột biến

19:50 02/09/2023

Trong 2 ngày nghỉ lễ , cả nước ghi nhận 18 người chết vì tai nạn giao thông, tăng gần 45% so với cùng kỳ.

Đồng loạt khám xét nhiều địa điểm liên quan chuyên án vàng tặc ở Bình Thuận

Đồng loạt khám xét nhiều địa điểm liên quan chuyên án vàng tặc ở Bình Thuận

08:30 26/12/2023

Bình Thuận - Công an tỉnh Bình Thuận phối hợp với Công an tỉnh Lâm Đồng đồng loạt thực hiện lệnh khám xét một số cơ sở buôn bán hóa...

Giám đốc Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Hậu Giang bị bắt

Giám đốc Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Hậu Giang bị bắt

17:10 22/02/2024

Ông Lê Phước Nhàn, Giám đốc Văn phòng Đăng ký đất đai Hậu Giang, bị cáo buộc tiếp tay cho doanh nghiệp chuyển nhượng 3.500 m2 đất mà UBND tỉnh cho thuê.

Nghiên cứu tuyến cao tốc kết nối Quảng Ngãi với Kon Tum

Nghiên cứu tuyến cao tốc kết nối Quảng Ngãi với Kon Tum

18:30 18/09/2023

Bộ Giao thông Vận tải đang nghiên cứu bổ sung tuyến cao tốc kết nối tỉnh Quảng Ngãi với tỉnh Kon Tum.

Điều động, bổ nhiệm nhân sự chủ chốt ở Lạng Sơn, Quảng Bình, Đồng Tháp

Điều động, bổ nhiệm nhân sự chủ chốt ở Lạng Sơn, Quảng Bình, Đồng Tháp

07:50 18/05/2024

Trong tuần 13.5 - 17.5, các tỉnh, thành phố: Quảng Bình, Đồng Tháp, Bình Dương, Trà Vinh, Lạng Sơn... đã triển khai các quyết định điều động, bổ nhiệm ,...

Đoạn quốc lộ 1 ‘xấu nhất Việt Nam’ qua tỉnh Phú Yên có bộ mặt mới

Đoạn quốc lộ 1 ‘xấu nhất Việt Nam’ qua tỉnh Phú Yên có bộ mặt mới

09:30 27/03/2024

Quốc lộ 1 qua tỉnh Phú Yên có chiều dài 134 km do Khu quản lý đường bộ 3 - Bộ GTVT quản lý. Những năm gần đây, cung đường này là nỗi ám ảnh của tài xế và người dân vì hư hỏng nghiêm trọng. Theo ghi nhận của VTC News, trong những ngày đầu tháng Ba, đường quốc lộ 1 qua tỉnh Phú Yên đã cơ bản khắc phục những chỗ hư hỏng, ổ gà. Hình ảnh đoạn quốc lộ 1 qua tỉnh Phú Yên hiện tại (bên trái) và hình ảnh chụp vào tháng 9/2022 (bên phải). Để khắc phục...

Bị cáo vụ 5 cựu tướng cảnh sát biển tham ô 50 tỉ đồng không thừa nhận hành vi

Bị cáo vụ 5 cựu tướng cảnh sát biển tham ô 50 tỉ đồng không thừa nhận hành vi

19:50 27/06/2023

Bùi Văn Hoè bị cơ quan công tố xác định không thừa nhận hành vi trong vụ án 5 cựu tướng cảnh sát biển tham ô 50 tỉ đồng ngân...

ĐH Công nghệ Swinburne trao học bổng cho thí sinh Đường lên đỉnh Olympia

ĐH Công nghệ Swinburne trao học bổng cho thí sinh Đường lên đỉnh Olympia

10:40 31/10/2023

Đại học Công nghệ Swinburne cấp học bổng cho bốn bạn dự Chung kết, hỗ trợ 50% học phí cho thí sinh nữ có thành tích tốt nhất Đường lên đỉnh Olympia.

Khôi phục nguồn lợi cá đồng ở vùng rừng U Minh

Khôi phục nguồn lợi cá đồng ở vùng rừng U Minh

13:20 01/06/2024

TP - Nguồn lợi cá đồng ở vùng đất rừng U Minh hạ (Cà Mau) đang bị suy giảm nghiêm trọng. Chính quyền và người dân ở đây đang phải khai thác đi kèm với các giải pháp tái tạo, bảo vệ nguồn lợi này.

Co loi xay ra
Co loi xay ra