Chiều 25/9, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ đã chủ trì cuộc họp thường kỳ của Ban Chỉ đạo Bộ Ngoại giao về phòng, chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực nhằm rà soát, đánh giá công tác PCTN, tiêu cực của Bộ trong 9 tháng đầu năm 2024 và đề ra phương hướng nhiệm vụ trong những tháng cuối năm 2024 và trong thời gian tới.
Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát nội bộ, tuyệt đối không để xảy ra tham nhũng, tiêu cực |
Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ chủ trì cuộc họp thường kỳ của Ban Chỉ đạo Bộ Ngoại giao về phòng, chống tham nhũng. (Ảnh: Anh Sơn) |
Phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực “toàn diện, đồng bộ, không ngừng, không nghỉ”
Báo cáo về công tác PCTN, tiêu cực của Bộ Ngoại giao 9 tháng đầu năm 2024, nhất là từ sau cuộc họp Ban Chỉ đạo ngày 13/3/2024 đến nay, Chánh Thanh tra Bộ Ngoại giao Nguyễn Xuân Ánh, Ủy viên Thường trực Ban Chỉ đạo cho biết, Bộ Ngoại giao xác định rõ, PCTN, tiêu cực là cuộc đấu tranh lâu dài, khó khăn, phức tạp theo tinh thần “toàn diện, đồng bộ, không ngừng, không nghỉ”.
Tin liên quan |
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực sẽ được đẩy mạnh Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực sẽ được đẩy mạnh |
Theo đó, các đơn vị chức năng của Bộ Ngoại giao đã nghiên cứu xây dựng và tham mưu cho Ban cán sự đảng Bộ ban hành Nghị quyết về tiếp tục tăng cường công tác PCTN, tiêu cực; phát huy văn hóa liêm chính, đạo đức công vụ, tinh thần phụng sự, thái độ phục vụ; hoàn thiện hệ thống quy chế, quy trình; cải cách hành chính và chuyển đổi số; nắm bắt thông tin, dư luận; kết hợp thanh tra với kiểm tra, giám sát…
“Đây là định hướng, là cơ sở quan trọng, tạo khuôn khổ để các đơn vị, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài tổ chức triển khai hiệu quả các nhiệm vụ PCTN, tiêu cực của Ngành”, Chánh Thanh tra Bộ Ngoại giao nhấn mạnh.
Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị đã quan tâm, chi đạo xây dựng cơ quan, đơn vị trong sạch, vững mạnh; nhận thức ngày càng sâu sắc việc gắn công tác PCTN, tiêu cực với công tác chuyên môn; từ đó, thực hiện nghiêm túc việc triển khai thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực.
Đặc biệt, thông qua việc duy trì cơ chế trao đổi, phối hợp thông tin thường xuyên, chặt chẽ giữa các thành viên Ban Chỉ đạo, Thanh tra Bộ - Thường trực Ban Chỉ đạo, đã chủ động, tích cực tham mưu cho Ban cán sự đảng, Lãnh đạo Bộ Ngoại giao trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện công tác PCTN, tiêu cực kịp thời và hiệu quả.
Tuy nhiên, Chánh Thanh tra cũng thẳng thắn chỉ ra một số điểm còn hạn chế như một số cấp ủy, tổ chức đảng và người đứng đầu cơ quan, đơn vị còn chưa thực sự quyết liệt, sâu sát, chưa làm tốt vai trò, trách nhiệm nêu gương; việc rà soát, hoàn thiện thể chế, hệ thống quy chế, quy trình, quy định nội bộ... còn chưa kịp thời.
Công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số chưa mang tính đột phá thực sự, chưa đạt hiệu quả mong muốn; mức độ chuyển biến sang “tư duy phục vụ” trong giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công phục vụ người dân, doanh nghiệp đôi lúc, đôi chỗ còn chậm.
Chánh Thanh tra Bộ Ngoại giao Nguyễn Xuân Ánh, Ủy viên Thường trực Ban Chỉ đạo báo cáo tại cuộc họp. (Ảnh: Anh Sơn) |
Bên cạnh đó, lực lượng làm công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát còn mỏng, trình độ, năng lực chưa đồng đều nên vẫn còn một số cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài chưa được thanh tra, kiểm tra thường xuyên, chất lượng, hiệu quả công tác thanh tra chưa cao. Vì vậy, việc củng cố và kiện toàn đội ngũ cán bộ làm công tác này cần tiếp tục quan tâm, tăng cường nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới, Chánh Thanh tra nêu rõ.
Không được chủ quan, lơ là trong công tác PCTN, tiêu cực
Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ nhấn mạnh, thời gian tới đây, Ban Chỉ đạo cần tiếp tục phát huy vai trò trong việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ theo phân công; đồng thời, xây dựng và tham mưu cho Ban cán sự đảng, Lãnh đạo Bộ ban hành các chương trình, kế hoạch thực hiện công tác PCTN, tiêu cực năm 2025.
Thứ trưởng Thường trực cũng lưu ý: “Muốn làm tốt công tác phòng ngừa tham nhũng tiêu cực thì phải nâng cao nhận thức, trách nhiệm của đảng viên, công chức, viên chức, nhất là người đứng đầu các cơ quan, đơn vị”; cần đa dạng hóa hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCTN, tiêu cực; xây dựng văn hóa liêm chính của đảng viên, công chức viên chức; không chủ quan, lơ là trong công tác PCTN, tiêu cực, nhất là đối với các lĩnh vực, cơ quan, đơn vị dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực; đồng thời, xử lý nghiêm đảng viên, công chức, viên chức vi phạm quy định để tăng cường răn đe.
Toàn cảnh cuộc họp. (Ảnh: Anh Sơn) |
Thứ trưởng Thường trực đề nghị triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị quyết của Ban cán sự đảng Bộ về tiếp tục tăng cường công tác PCTN, tiêu cực tại Bộ Ngoại giao, trong đó, tập trung vào các nhiệm vụ, giải pháp chủ yểu trong đẩy mạnh cải cách hành chính và chuyển đổi sổ, đổi mới thực hiện, giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công.
Theo Thứ trưởng Thường trực, phải quán triệt sâu rộng tư duy phục vụ, “lấy sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp làm thước đo chất lượng phục vụ”, nhưng cũng phải quan tâm thực hiện kịp thời và đầy đủ chế độ, chính sách theo quy định để cán bộ yên tâm công tác và phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Cùng với đó là tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát nội bộ; tiếp tục kết hợp thanh tra với kiểm tra, giám sát; nghiêm túc thực hiện các kết luận, kiến nghị của các đoàn thanh tra, kiểm tra, kiểm toán; đồng thời, theo dõi, nắm bắt dư luận, tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của người dân để phát hiện, xử lý, kịp thời không để tích tụ thành sai phạm lớn, nghiêm trọng.
Ngày 26/7, Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen - một trong các nhà lãnh đạo có thời gian nắm quyền dài nhất trên thế giới đã tuyên bố sẽ từ chức và nhường lại “ngôi vị” cho con trai cả trong thời gian tới.
Ngày 7/11, Quốc hội Nicaragua thông qua sắc lệnh của Tổng thống Daniel Ortega cho phép quân đội, tàu và máy bay quân sự của Nga, Mỹ, Cuba, Venezuela và Mexico vào nước này trong nửa đầu năm 2025.
Ngày 19/6, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova khẳng định, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã đặt ra một điều kiện bất khả thi đối với chính quyền Ukraine nếu muốn gia nhập liên minh, đó là đánh bại Moscow.
Một sân bay ở phía tây nam Nhật Bản phải đóng cửa khi một quả bom Mỹ có thể có từ thời Thế chiến 2 phát nổ.
Video từ UAV cho thấy bom dẫn đường FAB-1500 UMPK của Nga lao xuống cầu đường sắt gần thành phố Kurakhovo do Ukraine kiểm soát tại tỉnh Donetsk.
Đại sứ Trung Quốc tại Nga Trương Hán Huy khẳng định mối quan hệ Trung-Nga vững mạnh có ý nghĩa rất quan trọng trong bối cảnh tình hình thế giới bất ổn như hiện nay.
Chỉ huy hàng đầu của Hezbollah phụ trách hoạt động quân sự đã chết gần thủ đô Beirut của Lebanon, sau đòn không kích của Israel.
Phó thủ tướng Campuchia cho rằng chiến thắng trước Pol Pot với sự giúp đỡ của Việt Nam đã chấm dứt kỷ nguyên cay đắng, mở ra thời kỳ mới cho đất nước.
Ngày 28/8, tại Bắc Kinh, Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 79 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945-2/9/2024).