Tăng cường hợp tác quốc tế trong việc khắc phục hậu quả bom mìn ở Quảng Trị

15:20 04/04/2024

Quảng Trị là địa phương đầu tiên trên cả nước ban hành Chương trình hành động khắc phục hậu quả bom mìn 10 năm (2016-2025) và cụ thể hóa thành các kế hoạch hành động 5 năm.

Đại sứ Bonnie Denise Jenkins, Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực kiểm soát vũ khí và an ninh quốc tế, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ thăm và làm việc tại tỉnh Quảng Trị về công tác khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh tại địa phương năm 2022. (Ảnh: Thanh Thủy/TTXVN)

Là một trong những địa phương gánh chịu nhiều thiệt hại nặng nề nhất sau chiến tranh, những năm qua, tỉnh Quảng Trị được biết đến là địa phương đi đầu trong việc nỗ lực khắc phục hậu quả bom mìn, vật liệu nổ.

Để trở thành tỉnh đầu tiên của cả nước an toàn, không chịu tác động của bom mìn và vật nổ, địa phương đang tích cực tăng cường hợp tác quốc tế trong việc khắc phục hậu quả bom mìn.

Chiến tranh qua đi, trên địa bàn Quảng Trị có gần 82% tổng diện tích đất bị ô nhiễm bởi bom mìn, vật nổ. Với một tỉnh trên 70% dân số sống phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp, hậu quả chiến tranh nói chung, hậu quả bom mìn nói riêng đã tác động nặng nề đến mỗi gia đình, cộng đồng và cản trở sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.

Vì vậy, ngay sau khi chiến tranh kết thúc, Quảng Trị đã bắt tay vào khắc phục hậu quả bom mìn để giúp người dân ổn định cuộc sống, đảm bảo hoạt động sản xuất, đồng thời thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Tỉnh đã tích cực, chủ động trong công tác tìm kiếm các nguồn lực hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn.

Quảng Trị là địa phương đầu tiên trên cả nước ban hành Chương trình hành động khắc phục hậu quả bom mìn 10 năm (2016-2025) và cụ thể hóa thành các kế hoạch hành động 5 năm, làm cơ cơ sở quan trọng để huy động, lồng ghép và sử dụng hiệu quả các nguồn lực của Trung ương, tổ chức nước ngoài và địa phương nhằm sớm loại bỏ sự nguy hiểm về bom mìn do chiến tranh để lại.

Những năm qua, tỉnh đã nhận được sự hợp tác, hỗ trợ của 6 tổ chức chính phủ nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực khắc phục hậu quả bom mìn với 47 dự án, viện trợ phi chính phủ nước ngoài cam kết tài trợ 58 triệu USD.

Dưới sự điều hành của Trung tâm QTMAC (Quang Tri Mine Action Center) - cơ quan tham mưu cho Ban Chỉ đạo khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh tỉnh Quảng Trị thực hiện điều phối, giám sát các hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn, các tổ chức đã phối hợp, đồng hành và hợp tác chặt chẽ với tỉnh để triển khai các hoạt động quan trọng.

Cụ thể như triển khai các đội liên lạc cộng đồng để thu thập thông tin về khu vực ô nhiễm bom mìn; thành lập các đội xử lý điểm giải quyết các yêu cầu khẩn nhằm hủy bỏ các vật nổ gây nguy hiểm tức thời cho cộng đồng; khai thác công nghệ và các sáng kiến để thúc đẩy quá trình rà phá bom mìn, bom chùm và vật liệu chưa nổ; triển khai các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế-xã hội; giáo dục phòng tránh bom mìn cho học sinh và người dân…

Ông Hoàng Nam, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Trị, cho biết địa phương đang hướng đến mục tiêu là tỉnh đầu tiên trong cả nước an toàn, không chịu tác động của bom mìn và vật nổ sót lại sau chiến tranh.

Với mục tiêu này, tỉnh hướng đến việc hoàn thành khảo sát, lập bản đồ và phục vụ quản trị tốt nhất hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh trong thời gian tới đối với các khu vực nghi bị ô nhiễm bom mìn. Tất cả người dân được trang bị kiến thức và được cung cấp các hỗ trợ cần thiết để sống và làm việc an toàn.

Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh hy vọng thời gian tới, các tổ chức sẽ tiếp tục đồng hành với tỉnh thực hiện thành công công cuộc khắc phục hậu quả bom mìn và chất độc hóa học sau chiến tranh, qua đó góp phần thúc đẩy hợp tác quốc tế và phát triển kinh tế-xã hội bền vững.

Để đạt được mục tiêu trên, tỉnh phấn đấu hoàn thành 100% khảo sát vào năm 2026 và năm 2027 lập bản đồ hoàn chỉnh các khu vực khẳng định ô nhiễm của tỉnh. Hiện, địa phương đang tăng cường phối hợp với các tổ chức đẩy mạnh triển khai nhiều hoạt động như: giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn; công khai bản đồ ô nhiễm; cắm mốc tại các khu vực khẳng định ô nhiễm chưa được rà phá; triển khai đội phản ứng nhanh giúp xử lý bom mìn, vật nổ do người dân phát hiện; đảm bảo dịch vụ y tế kịp thời đối với các tai nạn có thể xảy ra; ban hành Bộ tiêu chí “tỉnh an toàn” gồm các cấp độ (xã an toàn, huyện an toàn và tỉnh an toàn) để người dân, các tổ chức sống và lao động an toàn trên những vùng đất đã bị ô nhiễm bom mìn trước đó.

Đội rà phá bom, mìn lưu động tỉnh Quảng Trị tiến hành di chuyển quả bom phát hiện trong mùa mưa lũ năm 2013 tại thôn A Ho, xã Thanh, huyện Hướng Hóa. (Ảnh: Hồ Cầu/TTXVN)

Theo ông Đinh Ngọc Vũ, Phó Giám đốc Trung tâm QTMAC, các tổ chức phi chính phủ nước ngoài đã và đang đóng vai trò quan trọng trong nỗ lực chung của chính quyền tỉnh Quảng Trị nhằm giúp địa phương đạt được mục tiêu sớm trở thành tỉnh an toàn, không còn tai nạn, thương tích do bom mìn gây ra.

Thời gian tới, dựa trên kết quả khảo sát, tỉnh sẽ dự thảo chương trình, chiến lược khắc phục hậu quả bom mìn sau năm 2025 và tiếp tục vận động sự tham gia, đồng hành của các tổ chức quốc tế giúp Quảng Trị đạt được các mục tiêu trong chiến lược giai đoạn mới...

Từ năm 2021 đến nay, công tác khắc phục hậu quả bom mìn đã đạt được nhiều kết quả. Cụ thể như khảo sát phi kỹ thuật và khảo sát kỹ thuật đã hoàn thành, chiếm 86% trên tổng số thôn của tỉnh Quảng Trị với tổng diện tích được khảo sát là gần 62ha; diện tích rà phá hiện trường cố định được 12.208ha; xử lý trên 7.842 nhiệm vụ lưu động; phát hiện và xử lý an toàn 818.390 bom mìn và vật liệu nổ các loại; hỗ trợ 101 nạn nhân; 717.509 lượt người được tiếp cận các chương trình giáo dục nguy cơ tai nạn bom mìn.../.

Có thể bạn quan tâm
Trước phiên xét xử Nguyễn Phương Hằng và đồng phạm, TAND TP.HCM lưu ý gì?

Trước phiên xét xử Nguyễn Phương Hằng và đồng phạm, TAND TP.HCM lưu ý gì?

16:20 18/09/2023

Theo dự kiến, ngày 21 - 22/9 TAND TP.HCM mở phiên tòa xét xử vụ án lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do bị cáo Nguyễn Phương Hằng cùng bốn đồng phạm thực hiện. Trả lời VTC News về phiên xử, ông Phạm Ngọc Duy, Chánh Văn phòng TAND TP.HCM nhận định, phiên xử vụ án có điểm 'đặc biệt' vì bị cáo Phương Hằng và nhiều người có nghĩa vụ, quyền lợi liên quan là người nổi tiếng...

Đề xuất tăng cường kiểm tra, thanh tra việc xuất bản sách giáo khoa

Đề xuất tăng cường kiểm tra, thanh tra việc xuất bản sách giáo khoa

07:30 19/03/2023

Đoàn đại biểu Quốc hội TPHCM đã có nhiều kiến nghị với Chính phủ và bộ, ngành liên quan, trong đó có đề xuất phải tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc xuất bản sách giáo khoa; xem xét có chính sách hỗ trợ giá cho sách giáo khoa.

Gia Lai yêu cầu điều tra vụ chặt phá 125 cây rừng

Gia Lai yêu cầu điều tra vụ chặt phá 125 cây rừng

21:00 22/02/2023

125 cây rừng chủng loại căm xe, bằng lăng, xương cá bị cưa hạ, khối lượng thiệt hại ước tính trên 30 m3.

3 bố con lật thuyền đánh cá: Tìm thấy thi thể người bố và con gái

3 bố con lật thuyền đánh cá: Tìm thấy thi thể người bố và con gái

12:00 19/11/2023

Lực lượng cứu hộ đã tìm thấy thi thể người bố và con gái trong vụ lật thuyền đánh cá vào chiều 18/11 trên đập Rào Băng, xã Nam Thanh, huyện Nam Đàn, Nghệ An, khiến 3 bố con tử vong.

Công an khám xét nhà bà Đặng Thị Hàn Ni

Công an khám xét nhà bà Đặng Thị Hàn Ni

11:00 25/02/2023

TPHCM - Sáng 25.2, Công an TPHCM đã khám xét nhà riêng của nhà báo Đặng Thị Hàn Ni trên đường số 14, khu nhà Nam Phú, phường Tân Thuận...

Đà Nẵng khai trương con đường hoa ven biển

Đà Nẵng khai trương con đường hoa ven biển

23:01 05/07/2024

Tuyến đường dài 2 km từ nút giao Võ Văn Kiệt - Võ Nguyên Giáp đến bãi tắm Sao Biển được trang trí 13 điểm check-in cho du khách.

Ngôi làng cổ Trinh Tiết ở ngoại thành Hà Nội có gì đặc biệt?

Ngôi làng cổ Trinh Tiết ở ngoại thành Hà Nội có gì đặc biệt?

09:20 29/06/2024

Làng Trinh Tiết thuộc xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, Hà Nội là ngôi làng cổ nằm bên con sông Đáy nổi tiếng với phiên chợ Sêu sầm uất. Yên bình và mộc mạc như bao làng quê Bắc Bộ khác nhưng ngôi làng này khiến không ít người ấn tượng ngay từ lần đầu tiên nghe tới. Câu chuyện về ngôi làng cổ này gắn liền với hình ảnh người phụ nữ thủ tiết nuôi dạy con thành tài, đã trở thành nguồn cảm hứng của nhiều thế hệ. Theo người dân làng Trinh Tiết, trước đây,...

Ưu tiên mọi hoạt động cấp nước sinh hoạt cho vùng hạn mặn

Ưu tiên mọi hoạt động cấp nước sinh hoạt cho vùng hạn mặn

11:20 11/04/2024

Ngày 11-4, Văn phòng UBND tỉnh Kiên Giang cho biết lãnh đạo tỉnh vừa có chỉ đạo các sở, ngành và chủ tịch các huyện, thành phố về việc tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống nắng nóng, hạn mặn, thiếu nước.

Gọi điện quấy rối đường dây khẩn cấp bị xử phạt thế nào?

Gọi điện quấy rối đường dây khẩn cấp bị xử phạt thế nào?

04:40 31/05/2024

Bạn đọc có email tranxx@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Xin hỏi, cá nhân gọi điện quấy rối đường dây nóng của cơ quan, tổ chức có thể bị xử phạt như thế nào?

Co loi xay ra
Co loi xay ra