Những cử tri phản đối phe cựu hữu hoang mang về tương lai sắp tới, trong khi những người ủng hộ đảng RN kỳ vọng họ đem đến sự thay đổi.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã cho tổ chức bầu cử quốc hội sớm sau khi đảng của ông bị phe cực hữu đánh bại trong cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu vào tháng trước. Ngay từ đầu, nhiều người đã lo sợ đây là bước đi rủi ro dù ông Macron tính toán rằng cử tri Pháp sẽ giúp ông ngăn đà trỗi dậy của phe cực hữu.
Kết quả bầu cử được Bộ Nội vụ Pháp công bố ngày 1/7 cho thấy đảng cực hữu Mặt trận Quốc gia (RN) của bà Marine Le Pen cùng các đồng minh giành được 33% phiếu bầu, Mặt trận Bình dân Mới (NFP) theo xu hướng cánh tả giành được 28%, còn liên minh trung dung cầm quyền của Tổng thống Macron về thứ ba với 20% phiếu bầu.
Kết quả phần nào cho thấy ván cược của ông Macron đang phản tác dụng, khiến ông có thể "mất cả chì lẫn chài". Cử tri Pháp hôm nay đi bầu vòng hai, được tổ chức tại những khu vực không có ứng viên nào thắng đa số phiếu trong vòng một ngày 30/6.
"Tôi tức giận với chính phủ và đặc biệt là Tổng thống khi họ đã chấp nhận rủi ro vô trách nhiệm này", Frederic Maillard, bác sĩ từ thành phố Tours, miền trung Pháp, ngày 7/7 cho biết sau khi đi bỏ phiếu.
"Đất nước đang phải đối mặt ba quan điểm trái ngược hoàn toàn về xã hội", Olivier Grisal, người dân thành phố Conflans Sainte-Honorine, phía tây thủ đô Paris, nói.
Ranaivoatisan Voahirana, người làm việc trong lĩnh vực y tế, cho hay cô đã bỏ phiếu cho ứng viên của đảng cầm quyền nhưng "gần như chắc chắn" đảng Mặt trận Quốc gia (RN) cực hữu sẽ giành chiến thắng cuối cùng. "Mọi người không còn bận tâm che giấu quan điểm phân biệt chủng tộc của họ nữa", cô nói.
Youssef Mahmoud, 33 tuổi, nhân viên ngân hàng ở Paris, từ chối cho biết anh chọn đảng nào song nhấn mạnh anh không đồng tình với quan điểm chống nhập cư của phe cực hữu. "Nếu họ muốn hạn chế nhập cư, hãy cứ để họ làm, nhưng sau này đừng hối hận", anh nói.
Từng gây ấn tượng xấu do lịch sử phân biệt chủng tộc và bài Do Thái, RN đã tìm cách xây dựng lại hình ảnh và phủ nhận những cáo buộc trước đây. Họ xây dựng nền tảng ủng hộ bằng cách khai thác cơn giận dữ trong công chúng đối với chính quyền Tổng thống Macron về vấn đề ngân sách hộ gia đình, an ninh và nhập cư.
"Chúng ta cần vặn lại đồng hồ", Dorian Garro, đầu bếp 21 tuổi, nói và thêm rằng phiếu bầu của anh chủ yếu được thúc đẩy bởi mong muốn đất nước trở nên trật tự và an ninh hơn.
"Ông Macron đã không làm gì nhiều để cải thiện an ninh", Garro quả quyết song không tiết lộ anh đã bỏ phiếu cho ai.
Một cử tri có tên Jonathan nói rằng anh quan tâm đến các vấn đề an ninh, việc làm cho thanh niên, tăng sức mua, hạ giá xăng. "Chúng ta đã thử mọi cách nhưng không hiệu quả, vậy tại sao không thử chọn RN", anh nói.
Gilles Janiaczyk, chủ hộ kinh doanh 60 tuổi, cũng ủng hộ RN. "Tôi đang chờ đợi chủ tịch RN Jordan Bardella hoặc những người khác xem xét lại mọi thứ và xử lý vấn đề tăng sức mua".
"Có những người sống ở đây mà không thể thích nghi với đất nước chúng ta. Có lẽ chúng ta nên đưa mọi thứ trở lại trật tự", ông nói thêm.
RN ban đầu kỳ vọng chiếm được đa số tuyệt đối, tức đạt 289 ghế trở lên. Tuy nhiên, sau những nỗ lực kìm chân của hai phe còn lại, RN được dự báo không thành công trong nỗ lực này.
Ngay cả khi điều đó xảy ra, số ghế của RN vẫn tăng đáng kể so với mức 88 hiện tại. Đảng này sẽ trở thành thế lực áp đảo, khiến chính quyền Pháp khó đạt đồng thuận trong việc điều hành đất nước hơn.
Frederic Wallet, công nhân xây dựng, cho hay anh bỏ phiếu trắng vì không thể đứng về bất kỳ bên nào. "Chúc may mắn, nước Pháp, mọi thứ sẽ trở thành mớ hỗn độn", anh nói.
"Chúng tôi đang ở một đất nước dân chủ. Và dù cử tri chọn phe cực hữu hay cực tả, quyết định đó cần được tôn trọng. Tổng thống đã nhìn thấy làn sóng cực đoan trỗi dậy và vẫn quyết định cho mọi người có cơ hội thể hiện ý kiến", cử tri Jean-Charles Grasset ở thị trấn Chantilly, phía bắc Paris, nhấn mạnh.
Vũ Hoàng (Theo Reuters)
Sau ngày đầu tiên của Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ở Washington D.C, Mỹ, hôm 10/7 kỷ niệm 75 năm thành lập khối, lãnh đạo các nước thành viên đã ra tuyên bố chung.
Đại sứ Nguyễn Tất Thành đề nghị hai Đại sứ quán tiếp tục phát huy truyền thống hợp tác tốt đẹp thông qua các hoạt động giao lưu, hợp tác.
Ông Trump cho biết chọn JD Vance vào liên danh tranh cử vì họ có 'sự ăn ý tự nhiên' và chung quan điểm về người lao động.
Cựu đặc vụ CIA thừa nhận từng thu thập nhiều thông tin mật về quốc phòng Mỹ và chuyển cho Trung Quốc.
Vụ tấn công chính xác do Lực lượng Không quân Israel (IAF) thực hiện nhằm tiêu diệt thủ lĩnh Hezbollah Hassan Nasrallah vào ngày 27-9 có mã hiệu 'Seder Hadash', nghĩa là 'Trật tự mới' theo tiếng Do Thái.
Hình ảnh tàu sân bay Liêu Ninh rời cảng cho thấy mô hình tiêm kích hạm tàng hình J-35 và J-15 biến thể mới trên boong, dường như là thử nghiệm trước khi biên chế.
Hội nghị thượng đỉnh các nước láng giềng Sudan do Ai Cập đăng cai tổ chức dự kiến diễn ra trong ngày 13/7.
Binh sĩ Ukraine cho biết dùng UAV hỗ trợ pháo binh khai hỏa giúp họ tăng độ chính xác của các phát bắn lên 250%.
Giữa lúc chính phủ Haiti ban bố tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc kéo dài 1 tháng do tình hình tội phạm và bạo lực ngày càng trở nên nghiêm trọng, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken có chuyến thăm hiếm hoi tới quốc gia Caribbean này.