Gắn bó với Trung tâm Nuôi dưỡng phục hồi chức năng nạn nhân chất độc da cam/dioxin Nghĩa Thắng (tỉnh Quảng Ngãi) từ ngày thành lập, bà Nguyễn Thị Hường (70 tuổi) rất đau lòng khi trung tâm dừng hoạt động.
"Tôi cũng bị chất độc da cam nên rất thấu hiểu. Chỉ mong trung tâm hoạt động trở lại để chăm sóc các cháu cho cha mẹ đỡ vất vả, có thời gian đi làm kiếm tiền nuôi chúng.
Mấy nay trung tâm đóng cửa, bọn trẻ khóc đòi đến lớp mà rát ruột", bà Nguyễn Thị Hường (70 tuổi, ngụ xã Nghĩa Thắng, huyện Tư Nghĩa, Quảng Ngãi) kể lại đầy đau lòng.
* Bà hay tin trung tâm dừng hoạt động khi nào, tâm trạng của bà ra sao?
- Hôm đó là thứ năm ngày 31-10, chú Tiền giám đốc trung tâm bảo họp. Tôi và cháu Dịu (người cùng chăm sóc các cháu da cam) vào họp. Giám đốc đọc quyết định trung tâm ngừng hoạt động, bảo Dịu lo làm hồ sơ quyết toán sổ sách rồi nghỉ.
Hôm đó, tôi và Dịu nói với cha mẹ các cháu mai không chở các cháu đến trung tâm nữa. Các cháu không chịu, khóc đòi mai đi học. Khóc nhiều nhất là cháu Nga (dân tộc Hrê), Nga đòi ở lại không chịu về.
Vỗ về mãi, các cháu mới vừa khóc vừa theo cha mẹ về, tôi và Dịu nhìn theo cũng khóc luôn, thiệt đứt ruột.
* Vì sao bà chọn gắn bó với trẻ em nhiễm chất độc da cam?
- Tôi thoát ly từ năm 18 tuổi, giờ tôi 70 năm tuổi đời, 50 năm tuổi Đảng. Bản thân tôi cũng bị nhiễm chất độc da cam, con tôi cũng bị nhưng may mắn là nhẹ nên cháu vẫn khỏe mạnh để lấy chồng sinh con. Vì chung cảnh nên thấu cảm.
Lúc mở trung tâm này tôi cũng vừa thôi chức chủ tịch Hội phụ nữ xã để nghỉ hưu, thế là qua chăm sóc. Nói về lý do thì đơn giản là yêu thương, hiểu sự cực khổ, đau đớn của cha mẹ và bản thân các cháu bị chất độc da cam.
* Công việc mỗi ngày của bà ra sao?
- Công việc ôi thôi, cực lắm. Mỗi ngày tầm 6h30 là tôi đến dọn dẹp trung tâm, chuẩn bị đón các cháu cho cha mẹ đi làm. Dịu đến là tôi giao lại cho quản lý và tập luyện, dạy dỗ các cháu. Phần tôi đi chợ, rồi về nấu ăn, phân phần ăn và đút cho các cháu. Cháu nào không chịu ăn phải dỗ dành.
Có lúc sức khỏe không cho phép tôi tính nghỉ, nhưng Dịu nói cô Hường nghỉ thì con cũng nghỉ. Rồi nhìn bọn trẻ lại lo uống thuốc khỏe lại để tiếp tục.
Chăm các cháu da cam, thần trí không ổn định, có hôm giận lên nó xô tôi lộn quèo, rồi nói tục, nhưng thương nên tôi chịu được.
* Tiền lo ăn uống cho các cháu thế nào?
- Hiện trung tâm có 10 cháu ở liên tục (trong đó có 9 cháu hộ nghèo, cận nghèo) nên quỹ bảo trợ trẻ em hỗ trợ 20.000 đồng/cháu/ngày. Nhiều hôm đi chợ mua gạo, mắm, rau, thịt, cá… không đủ thế là thâm tiền túi.
Thiệt sự nếu không có tiểu thương ở chợ vừa bán vừa cho và tôi mang rau trồng ở nhà hoặc hàng xóm thấy tôi đi làm lại dúi cho túi rau bảo mang vào nấu cho các cháu thì 200.000 đồng (10 cháu) đó không đủ.
* Trung tâm lo cho các cháu da cam này theo bà giá trị lớn nhất là gì?
- Nói về giá trị thì nhiều lắm. Trung tâm ngoài nuôi dưỡng, phục hồi chức năng thì chẳng khác nào nhà trẻ đặc biệt. Tôi nghĩ giá trị lớn nhất là mình giữ các cháu cho cha mẹ có thời gian đi làm nuôi những đứa con khác nữa chứ không riêng gì cháu bị chất độc da cam. Như 10 cháu đến đây, tôi với Dịu giữ là đủ, nếu ở nhà là 10 người lớn phải giữ.
* Công việc cực vậy, chắc lương và chính sách đãi ngộ ở trung tâm cũng tốt?
- Thôi thôi, đừng nói chuyện lương, ba người gắn bó với trẻ da cam vì tâm huyết và yêu thương. Thực tế lương chú giám đốc là 2 triệu đồng/tháng; tôi 1,7 triệu đồng/tháng; Dịu có bằng cấp và làm cả sổ sách lẫn dạy học được 3 triệu đồng/tháng.
Giữ các cháu cả ngày, mỗi lần có việc đồng áng, tôi thuê người đã 250.000 đồng/ngày rồi. Thiệt sự giữ các cháu vì cái tâm và yêu thương, nếu làm vì lương thì chúng tôi nghỉ lâu rồi. Bởi đi phụ các quán ăn trước trường cấp 3 tháng cũng kiếm 6 triệu mà khỏe hơn.
* Giờ bà mong muốn điều gì?
- Khi mở trung tâm, các ban ngành động viên tôi, bảo tôi cố gắng chăm bọn trẻ, không có tôi thì bọn trẻ khổ. Nhưng rồi dừng thì đột ngột quá. Ít nhất có đóng cửa cũng phải thông báo trước mấy tháng để an ủi tinh thần các cháu, chứ đùng đùng vầy không biết đường nào lần.
Giờ trung tâm đóng cửa, bản thân tôi khỏe, nhưng tội cho bọn trẻ và cha mẹ chúng. Có cháu đã gắn bó trung tâm 5, 7 năm, cháu ít cũng cả năm rồi. Mấy nay cha mẹ các cháu điện thoại nói con đòi đến trung tâm, sáng nào cũng khóc. Tôi nghe xong nát ruột, không nuốt nổi cơm.
Vừa rồi mẹ cháu Nga điện nói hai vợ chồng đi làm, nhốt cháu trong nhà thế là cháu trèo cửa sổ tự đi bộ ra trường. May hàng xóm phát hiện ngăn lại.
Giờ tôi chỉ mong có kinh phí để trung tâm hoạt động trở lại, tôi sẽ tiếp tục chăm tụi nhỏ. 13 năm qua, khổ mấy tôi cũng chịu được, vậy mà mấy ngày qua trung tâm đóng cửa ruột gan cứ bồn chồn.
Cầu treo Kẻ Nính phục vụ hơn 3.000 nhân khẩu xã Châu Hạnh, huyện Quỳ Châu, Nghệ An bất ngờ đổ sập. Tại hiện trường, toàn bộ dây văng, khung thép và các tấm bêtông rơi xuống bãi bồi, một phần khấu kiện rơi xuống sông.
Trung tá Đặng Thành Sang, Phó trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, buôn lậu được điều động giữ chức Phó trưởng Công an thành phố Dĩ An.
Sáng 25/10, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) tổ chức lễ Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng và Ngày truyền thống ngành cao su Việt Nam (28/10/1929 – 28/10/2024).
Lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) Đắk Lắk phát hiện, bắt giữ hai đối tượng vận chuyển 199 hộp pháo hoa với tổng trọng lượng hơn 300kg.
Bộ GD&ĐT yêu cầu các địa phương có phương thức tuyển sinh vào lớp 10 thêm một số nội dung không đúng quy định về tuyển thẳng, chế độ ưu tiên phải thực hiện đúng quy định.
Ngày 17/3, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn công bố quyết định chuyển Trường Đại học Bách khoa (ĐH Bách khoa) Hà Nội thành Đại học Bách khoa Hà Nội.
Trên đường đạp xe đi qua cầu tràn, em Lương Thế Vinh húc trúng trụ bê tông bên mép cầu nên ngã xuống sông mất tích.
Toàn bộ thiệt hại từ sai phạm trong công tác chỉ đạo, điều hành, triển khai dự án Hạc Thành Tower (đường Phan Chu Trinh, phường Điện Biên, TP Thanh Hoá) đã được các bị can là cựu Bí thư Tỉnh uỷ, cựu chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá và các bị can khác nộp tiền khắc phục hậu quả.
Quyết bị công an tại Bình Dương tạm giữ hình sự do lái ô tô cố ý tông người sau khi mâu thuẫn do chơi bida.