Một trong những vấn đề gây tranh cãi với quy định xử phạt nồng độ cồn vượt mức quy định là chứng thực một người có uống rượu hay không.
Câu chuyện khá gây chú ý xảy ra ở Nhật Bản. Một tài xế xe buýt đã bị cấm lái xe vì đo được nồng độ cồn vượt mức cho phép.
Yomiuri Shimbun, 1 trong 5 tờ báo lớn nhất Nhật Bản, từng đưa tin: Một tài xế xe buýt thành phố Takatsuki, tỉnh Osaka, đã ăn sáng với bánh mushipan, một loại bánh bông lan nhân đậu đỏ.
Sau khi ăn xong khoảng 15 phút, ông kiểm tra nồng độ cồn trước khi vào ca. Kết quả là máy đo xác nhận nồng độ cồn của tài xế này đạt 0,11mg/lít khí thở.
Mặc dù con số này dưới mức quy định pháp luật là 0,15mg/lít, nhưng lại vượt quá mức 0,07mg/lít của công ty xe buýt.
Dù giải thích không hề uống rượu, chỉ ăn bánh, ông vẫn bị cấm lái xe và bị kỷ luật. Sự việc xảy ra vào cuối tháng 10.
Theo báo chí Nhật Bản, trường hợp này không hề hiếm gặp. Không chỉ mushipan mà cả sandwich, bánh mì, kim chi hay nước tăng lực đều khiến hơi thở có nồng độ cồn lớn hơn 0. Ngay cả nước súc miệng cũng có thể gây ra hiện tượng này.
Hầu hết các thực phẩm có thể khiến hơi thở có cồn. Bởi việc lên men rất phổ biến. Khi tinh bột bị lên men sẽ biến thành đường, rồi thành rượu.
Lượng rượu thực phẩm này rất nhỏ, gần như không thể khiến người ăn bị say. Tuy nhiên các mảnh vụn vẫn có thể dắt răng. Điều đó lý giải vì sao máy đo phát hiện ra hơi thở có nồng độ cồn.
Hầu hết các trường hợp có thể loại bỏ nồng độ cồn trong khí thở bằng cách đánh răng và súc miệng. Nhưng với trường hợp của tài xế xe buýt trên, dù súc miệng hai lần và kiểm tra lại, máy đo vẫn phát hiện vượt mức cho phép.
Người ta cho rằng có thể do thời gian quá lâu, bánh đã lên men trong cơ thể chứ không chỉ còn bám răng như bình thường.
Dù thế nào, tài xế xe buýt không tránh khỏi bị cấm lái và xử phạt theo quy định công ty.
Đây là kiến thức phổ thông trong ngành vận tải. Nhưng nhiều người không biết, nên cộng đồng mạng Nhật Bản rất ngạc nhiên khi câu chuyện được lan truyền.
- Có rượu trong bánh à?
- Một tài xế nói với tôi rằng bánh có thể biến thành "rượu". Thậm chí chỉ cần đánh răng quá gần thời gian kiểm tra cũng có thể bị báo động.
- Có lần sếp tôi quyết định khử trùng máy kiểm tra bằng cồn. Kết quả là hôm đó ai kiểm tra cũng dương tính.
- Vậy là tài xế không thể ăn mushipan à? Tệ quá…
- Tôi làm nghề lái xe tải và được yêu cầu không ăn những thứ như vậy trước khi làm việc.
- Không ngờ tài xế phải cẩn thận với đồ ăn đến vậy.
Theo thống kê, chỉ trong 7 tháng đầu năm 2024, 67 cơ sở giáo dục đại học đã công bố hơn 10.000 bài báo khoa học trên Scopus, chiếm 84,45% số bài báo của cả nước.
TP Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh thành phía Nam đang bước vào mùa mưa dông và thường xảy ra các đợt mưa lớn gây ngập sâu bất ngờ khiến...
Băng tan ở Tây Nam Cực sẽ giải phóng lượng nước lớn, nâng mực nước biển trung bình toàn cầu lên khoảng 16 ft, đủ để một số thành phố trên khắp thế giới biến mất hoàn toàn.
Cá thể rùa Hoàn Kiếm ở hồ Đồng Mô, được phát hiện chết vào sáng 23/4 đã được vận chuyển về Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam (18 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội) trong chiều nay. Cá thể sẽ được bảo quản ở phòng lạnh sâu trong khi chờ phương án xử lý của UBND thành phố Hà Nội.
Nghiên cứu từ mẫu vật các nhà khoa học xác định có bốn loài rắn hổ mang chúa mới thay vì chỉ một loài duy nhất như trước đây.
Hôm 30/4, tại toà nhà Loeb House, Đại học Harvard, Diễn đàn Toàn cầu Boston đã tổ chức Hội nghị 'Quản trị tương lai: Trí tuệ nhân tạo, dân chủ và nhân ái'. Hội nghị vinh danh Tiến sỹ Alondra Nelson, Nhà lãnh đạo Khoa học Công nghệ của Nhà Trắng với giải thưởng Nhà lãnh đạo thế giới trong Xã hội Trí tuệ nhân tạo. Tại sự kiện, bà Alondra đã trình bày Diễn văn danh dự Xã hội Trí tuệ nhân tạo với chủ đề 'Quản trị tương lai: Trí tuệ nhân tạo, Chính...
Thông tin từ Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng sẽ tiến hành huấn luyện trực tuyến từ xa từ ngày 17-28/7 cho lực lượng an ninh mạng.
Vật liệu không có phóng xạ được đưa đến Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt chiếu xạ, sau đó sẽ tách chiết để lấy hạt nhân phóng xạ cần cho chẩn đoán và điều trị ung thư.
Được thiết kế giống như “con rồng bay', robot này được tạo ra để giải quyết các đám cháy được coi là quá nguy hiểm mà lính cứu hỏa là con người không thể đối đầu. Thiết kế robot vòi chữa cháy trên không mang tên Dragon Firefighter vừa được công bố chính thức trên tạp chí Frontiers in Robotics and AI. Một nhóm các nhà nghiên cứu đến từ phòng thí nghiệm của Giáo sư Satoshi Tadokoro tại Đại học Tohoku đã khởi xướng việc phát triển dự án robot này....