Tại Khoản 17 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định: Nghiêm cấm bỏ trốn sau khi gây tai nạn để trốn tránh trách nhiệm.
Tại Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định người điều khiển xe thực hiện hành vi “Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn” bị xử phạt như sau:
- Đối với người điều khiển ô tô và các loại xe tương tự ô tô: Phạt tiền từ 16 - 18 triệu đồng; tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 5 - 7 tháng.
- Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy: Phạt tiền từ 6 - 8 triệu đồng; tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 3 - 5 tháng.
- Đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng: Phạt tiền từ 10 - 12 triệu đồng; tước quyền sử dụng giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 5 - 7 tháng.
- Đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác: Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.
Về các trường hợp phải chịu trách nhiệm hình sự, tại Điều 260 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định cụ thể Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ như sau:
1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30 - 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 1 - 5 năm:
a) Làm chết 1 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 1 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 2 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 3 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100 - dưới 500 triệu đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 3 - 10 năm:
a) Không có giấy phép lái xe theo quy định;
b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng chất ma túy hoặc các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng;
c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
d) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;
đ) Làm chết 2 người;
e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
g) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
h) Gây thiệt hại về tài sản từ 500 triệu đồng đến dưới 1,5 tỷ đồng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường sau đây, thì bị phạt tù từ 7 - 15 năm:
a) Làm chết 3 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 3 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 3 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
d) Gây thiệt hại về tài sản 1,5 tỷ đồng trở lên.
4. Người tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 1 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 2 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%, thì bị phạt tiền từ 30 - 100 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm.
5. Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản của người khác nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10 - 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 1 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng - 1 năm.
6. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.
Trường hợp nạn nhân có đơn xin bãi nại nhưng lái xe gây tai nạn có dấu hiệu phạm tội thì vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Nguyễn Thị Ngọc, Nguyễn Lan Anh theo chỉ đạo của Nguyễn Minh Quân - cựu Giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức - đã ký hợp thức hồ sơ, giúp...
Huỳnh Tấn Đạt, 20 tuổi, thừa nhận thấy trong điện thoại mua của cửa hàng có ảnh người phụ nữ khỏa thân nên đăng lên Facebook.
Cần Thơ - Đường dân sinh dọc theo đường dẫn cầu Cần Thơ (quận Cái Răng, TP Cần Thơ) đã xuống cấp nghiêm trọng, ảnh hưởng đến việc đi lại...
Quảng Bình – Với hành động dũng cảm cứu người bị đuối nước , 2 học sinh đang học cấp 2 đã được trao huy hiệu “Tuổi trẻ dũng cảm” của...
Trong 10 năm tổ chức “ Tết Sum vầy ”, các cấp Công đoàn tỉnh An Giang đã hỗ trợ 391.866 người lao động 137,557 tỉ đồng.
Ngày 22/3, theo Sở Giao thông và Vận tải tỉnh Bắc Giang, Công an tỉnh Bắc Giang đang tạm giữ một cán bộ của sở này để tiến hành điều tra liên quan đến cải tạo thiết kế phương tiện xe cơ giới.
Chiều 31/5, Công an TP Thái Bình đã quyết định khởi tố bị can Nguyễn Văn Lâm (SN 1965, tài xế), hai giáo viên Nguyễn Thị Phương (SN 1966) và Đoàn Thị Nhâm (SN 1998) liên quan vụ bé trai 5 tuổi bị bỏ quên trong ô tô dẫn đến tử vong.
Khoảng 15 giờ ngày 30/7, hàng chục khối đất đá sạt lở từ trên đỉnh đồi tràn xuống lấp toàn bộ mặt đường đèo Bảo Lộc khến một phần Trạm Cảnh sát Giao thông bị vùi lấp.
Trong khuôn khổ chương trình chuyến thăm cấp Nhà nước tới CHDCND Lào, sáng 12/7, Chủ tịch nước Tô Lâm và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới thăm Trường song ngữ Lào - Việt Nam Nguyễn Du.