Đến nay các sở ngành tại TP.HCM vẫn chưa thể thông được hai thủ tục mà người dân đang rất chờ đợi là tách thửa và đất dân cư xây dựng mới.
Thủ tục hành chính, nhất là về vấn đề đất đai, xây dựng được coi là một trong những "mạch máu" quan trọng, góp phần vào việc phát triển kinh tế, xã hội. Tuy nhiên một số trường hợp, sự ách tắc kéo dài và việc ì ạch tháo gỡ khiến người dân, doanh nghiệp ngóng trông từng ngày.
Đầu tháng 8-2024, giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM Nguyễn Toàn Thắng cho biết sở đang hoàn chỉnh dự thảo quyết định thay thế quyết định 60 năm 2017 (quy định diện tích tối thiểu được tách thửa) để chuyển sang Sở Tư pháp thẩm định, trình UBND TP.HCM ban hành.
Các thủ tục cố gắng hoàn thành trong tháng 8-2024. Tuy nhiên đến nay đã hơn 2 tháng, quyết định thay thế vẫn chưa thể ban hành.
Việc tách thửa đất có hình thành đường giao thông tại TP.HCM đã "tắc nghẽn" từ tháng 4-2021, sau văn bản đề nghị tạm ngừng của Sở Quy hoạch - Kiến trúc.
Lãnh đạo TP.HCM nhiều lần chỉ đạo sớm hoàn thiện và trình dự thảo để xem xét ban hành quyết định thay thế quyết định 60 nhưng hơn 3 năm qua vẫn chưa ban hành, người dân mòn mỏi đợi chờ.
Đáng nói, việc tách thửa đất không hình thành đường giao thông vốn được giải quyết theo luật cũ nay cũng "đứng hình" kể khi Luật Đất đai 2024 có hiệu lực (ngày 1-8-2024), còn thủ tục tách thửa (hợp thửa) đất tại TP.HCM nay "đứng" toàn bộ.
Tới ngày 4-10 vừa qua, Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM mới gửi hồ sơ lần nữa sang Sở Tư pháp giải trình thẩm định dự thảo quyết định, trước khi trình UBND TP xem xét ban hành.
Trước đó, Sở Tư pháp ít nhất đã hai lần gửi công văn góp ý về dự thảo quyết định điều kiện tách thửa, hợp thửa.
Nhiều người đặt câu hỏi: Tại sao trước một vấn đề cấp bách, các sở vẫn "chầm chậm" gửi văn bản trao qua đổi lại với nhau.
Trong khi nếu cần thiết có thể tổ chức một cuộc họp với đầy đủ sở ngành, quận huyện để mổ xẻ, kiến nghị toàn bộ nội dung liên quan, sau đó chỉnh sửa, sớm trình UBND TP ban hành.
Đất dân cư xây dựng mới, từ luật cũ sang luật mới vẫn "tắc"?
"Tắc nghẽn" thủ tục tách (hợp) thửa cho thấy có cả sự khúc mắc với những nỗi lo quản lý và câu chữ trong quy định. Hai nội dung trong dự thảo quyết định thay thế vẫn còn sửa đi chỉnh lại là về điều kiện quy hoạch và quy định lối đi khi cho tách thửa, hợp thửa.
Quy định điều kiện về quy hoạch đã được bỏ khi Luật Đất đai mới có hiệu lực (không còn quy định điều kiện quy hoạch khi tách thửa, hợp thửa) nhưng hiện các sở vẫn đang rất cân nhắc, bàn thảo nhiều lần.
Tương tự, điều kiện "lối đi" trong luật mới đã quy định rõ tách thửa, hợp thửa phải có lối đi.
Ngoài những thửa đất có sẵn lối đi, luật cũng quy định trường hợp người dân dành một phần diện tích đất để làm lối đi (nên được hiểu tách, hợp thửa có hình thành lối đi). Nhưng nội dung này vẫn đang được bàn.
Trong nhiều hội thảo, tọa đàm trước nay, các chuyên gia cũng đã đề xuất cần có quy định quy chuẩn, tiêu chuẩn về hệ thống điện, đường, thoát nước… khi tách thửa, hợp thửa. Những quy chuẩn đó sẽ dễ dàng đưa ra khi gắn với điều kiện về phòng cháy chữa cháy, thoát nước đô thị…
Sự "khúc mắc" này cũng dẫn tới vướng mắc liên quan đến đất dân cư xây dựng mới, dù lãnh đạo các sở chuyên môn và lãnh đạo UBND TP.HCM đều khẳng định người dân có đất trong khu quy hoạch chức năng này được chuyển mục đích để xây nhà ở.
Thế nhưng thực tế đến nay, người dân vẫn chưa được tháo gỡ vướng mắc. Hơn 12.000ha đất dân cư xây dựng mới của người dân vẫn "đứng hình", quyền lợi của người dân đến giờ vẫn chưa tháo gỡ được.
Luật Đất đai 2024 quy định doanh nghiệp chỉ được mua 100% đất ở để làm dự án nhà ở thương mại. Bài toán "con gà quả trứng", nếu chưa cho người dân chuyển mục đích lấy đâu đất ở cho doanh nghiệp nhận chuyển nhượng?
Nhiều chuyên gia quy hoạch, xây dựng và pháp lý nhìn nhận việc sở, ngành TP.HCM bàn luận nhiều lần nhưng chưa tháo gỡ được "tắc nghẽn" thủ tục tách (hợp) thửa và chuyển mục đích, có thể đang tìm kiếm một giải pháp quản lý quy hoạch, xây dựng phù hợp.
Qua bàn luận có thể thấy nỗi lo nhất của sở, ngành TP.HCM nếu không quy định điều kiện tách (hợp) thửa hay chuyển mục đích (đối với đất dân cư xây dựng mới) cẩn thận, sẽ có nguy cơ phá vỡ quy hoạch, hình thành nên những khu dân cư tự phát.
Nỗi lo này hợp lý nhưng đáng lý ra giải pháp đưa ra cần quy định cụ thể, bài bản quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng, hệ thống đường, điện, thoát nước... để quản lý chặt.
Phát hiện con cu li bò vào khách sạn lúc đêm khuya, người dân đã bắt giữ và tự nguyện giao nộp cho cán bộ kiểm lâm TPHCM.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 433/QĐ-TTg ngày 21/5/2024 kiện toàn thành viên Hội đồng thẩm định Quy hoạch Lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Hội đồng).
Sau khi thông tin Thượng tọa Thích Chân Quang nhận bằng tiến sĩ sau hai năm làm nghiên cứu sinh tại Trường Đại học Luật Hà Nội, lãnh đạo trường đại học này cho biết đang rà soát các mốc thời gian học tập của Thượng tọa.
Liên quan đến việc hàng trăm phụ huynh “quây” Trường tiểu học Tây Mỗ 3, quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) vì trường mới xây nhưng học sinh ở gần không được học, Phòng GD&ĐT quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) vừa có thông báo, có thêm 21 em chuyển đi nhưng trường này không đủ điều kiện cơ sở vật chất để tuyển thêm.
Thái Nguyên - Lực lượng chức năng đang điều tra vụ 2 vợ chồng tử vong bất thường trong phòng ngủ tại xã Phấn Mễ (Phú Lương).
TPO - Ngày 17/2, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Trị cho biết do ảnh hưởng của mưa lớn khiến gần 1.500 ha lúa vụ Đông Xuân đang trong thời kỳ ra nhánh bị ngập úng, tập trung ở các xã vùng trũng của huyện Hải Lăng và Triệu Phong.
Ngoài bị phạt 27,5 triệu đồng vì chiếm hơn 2.600m2 đất rừng phòng hộ ở Đắk Nông, người đàn ông còn bị buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp gần 3.000 đồng.
Đắk Lắk - Nhiều người dân ở địa bàn huyện Krông Năng đã kéo đến kho bãi của doanh nghiệp đòi tiền ký gửi nông sản khi đơn vị tuyên...
Hà Nội – Công đoàn ngành Dệt may Hà Nội đến thăm hỏi, động viên và hỗ trợ gia đình chị Nguyễn Thị Huế - công nhân lao động Công...