Tác động nếu ICC phát lệnh bắt lãnh đạo Israel và Hamas

12:10 26/05/2024

Nếu được ban hành, lệnh bắt của ICC có thể cản trở hoạt động đối ngoại của lãnh đạo Israel và Hamas, đẩy các đối tác phương Tây của Israel vào thế tiến thoái lưỡng nan.

Công tố viên trưởng Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) Karim Khan hôm 20/5 thông báo ông đang xin lệnh bắt Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallant, thủ lĩnh Hamas Yahya Sinwar, chỉ huy lữ đoàn al-Qassam của Hamas Mohammed Deif và lãnh đạo chính trị Hamas Ismail Haniyeh.

Lý do được ông Khan đưa ra là các lãnh đạo Israel và thủ lĩnh Hamas đã phạm "tội ác chiến tranh" và "tội ác chống lại nhân loại" liên quan tới cuộc tấn công ngày 7/10/2023 và xung đột Gaza sau đó.

ICC, có trụ sở tại The Hague, Hà Lan, được thành lập năm 2002 để điều tra các tội ác nghiêm trọng nhất, trong đó có diệt chủng, tội ác chiến tranh và tội ác chống loài người. Không giống Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ), ICC không truy tố các quốc gia mà chỉ nhắm vào các cá nhân. ICC không phải là cơ quan Liên Hợp Quốc nhưng được thành lập thông qua Đại hội đồng LHQ và duy trì thỏa thuận với tổ chức này.

Yêu cầu của ông Khan đang được hội đồng thẩm phán ICC xem xét. Hội đồng gồm ba thẩm phán là Iulia Motoc từ Romania, Maria del Socorro Flores Liera từ Mexico và Reine Alapini-Gansou từ Benin. Không có thời hạn để thẩm phán quyết định có ban hành lệnh bắt hay không. Trong các trường hợp trước đây, họ mất từ một đến vài tháng để ra quyết định.

Nếu các thẩm phán đồng ý rằng có "cơ sở hợp lý" để tin tội ác chiến tranh hoặc tội ác chống lại loài người đã được thực hiện, họ sẽ ban hành lệnh bắt. Thẩm phán có thể chỉ chấp nhận một phần những gì công tố viên đưa ra. Các cáo buộc cũng có thể thay đổi và cập nhật sau.

Các lãnh đạo Israel và thủ lĩnh Hamas đã bác bỏ các cáo buộc, đại diện của cả hai bên chỉ trích quyết định của Khan.

Israel không công nhận thẩm quyền của ICC. Ông Netanyahu cho rằng công tố viên Khan là "một trong những người bài Do Thái nhất trong lịch sử hiện đại" và lệnh bắt sẽ là "vết nhơ lịch sử" của công lý.

Nếu ICC phát lệnh bắt, các nước thành viên có nghĩa vụ thực thi nếu quan chức Israel đặt chân đến lãnh thổ của họ. ICC có 124 quốc gia thành viên, gồm 33 nước châu Phi, 19 nước châu Á-Thái Bình Dương, 28 nước Mỹ Latin và Caribe, 19 nước Đông Âu, 25 nước Tây Âu và các nước khác. Tòa có những thành viên nổi bật như Anh, Pháp, Đức, Italy, Hà Lan, Canada, Australia, Bỉ, Na Uy, Nam Phi...

Anh, Đức, Italy và Pháp đều là những nhà cung cấp vũ khí hàng đầu cho Israel. Nếu lệnh bắt được ban hành, ông Netanyahu và Bộ trưởng Gallant sẽ khó có thể đến thăm các đối tác phương Tây thân cận.

ICC đến nay đã ban hành lệnh bắt với 42 người, trong đó 21 người bị giam với sự hỗ trợ của các quốc gia thành viên. Một số lãnh đạo quốc tế bị ICC phát lệnh bắt gồm cựu tổng thống Sudan Omar al-Bashir, con trai lãnh đạo Libya Moammar Gadhafi là Saif Gadhafi, gần đây nhất là Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Thực tế, chưa lệnh bắt lãnh đạo quốc tế nào được thực thi vì họ sẽ tránh đến các quốc gia thành viên ICC và bản thân một số nước không thực hiện nghĩa vụ vì e ngại khủng hoảng ngoại giao. Ông Omar al-Bashir từng đến một số quốc gia thành viên ICC như Nam Phi và Jordan nhưng không bị bắt.

Tuy nhiên, Chile Eboe-Osuji, cựu chủ tịch ICC, nhấn mạnh "không nên đánh giá thấp nghĩa vụ của các thành viên". "Năm ngoái, ông Putin đã hủy kế hoạch tham dự hội nghị thượng đỉnh BRICS ở Nam Phi trong bối cảnh Pretoria có nghĩa vụ thực hiện lệnh bắt của ICC", Eboe-Osuji nói.

Ông Netanyahu và Bộ trưởng Gallant vẫn có thể đến Mỹ, bên hỗ trợ lớn nhất của Israel. Mỹ không phải là thành viên ICC và Nhà Trắng tin ICC không có thẩm quyền trong cuộc xung đột hiện tại. Tổng thống Mỹ Joe Biden nói hành động xin lệnh bắt là "thái quá". Chủ tịch Hạ viện Mỹ đã đe dọa áp lệnh trừng phạt với ICC.

Dù vậy, Juliette McIntyre, giảng viên luật tại Đại học Nam Australia, nhận xét lệnh bắt sẽ gây áp lực chính trị nặng nề với Israel và các đối tác phương Tây.

"Lệnh bắt sẽ làm suy yếu vị thế trong cộng đồng quốc tế, đó là lý do tại sao điều này có ý nghĩa đối với ông Netanyahu và ông Gallant nhiều hơn là với các thủ lĩnh Hamas, vì một số nước vốn đã chỉ trích kịch liệt Hamas nhiều năm qua", bà nói.

Abdelghany Sayed, cựu nhân viên văn phòng công tố ICC, cho rằng Washington "sẽ vẫn phải chịu áp lực nếu ông Netanyahu hoặc ông Gallant tới Mỹ". Nếu Washington tiếp tục chào đón các quan chức Israel, nước này có thể phải đối mặt với làn sóng phản đối từ các thành viên ICC.

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu (trái) và thủ lĩnh chính trị Hamas Ismail Haniyeh. Ảnh: AFP

Trong số các lãnh đạo Hamas nằm trong yêu cầu xin lệnh bắt của công tố viên Khan, Sinwar và Deif được cho là đang ở Gaza, trong khi Haniyah cư trú tại Qatar, nước không phải là thành viên ICC.

Các lãnh đạo người Palestine đã ký Quy chế Rome năm 2015. Theo đó, ICC có thẩm quyền với các thực thể ở Gaza và vùng lãnh thổ khác của người Palestine, trong đó có Hamas.

Hamas đã yêu cầu công tố viên ICC rút lại các cáo buộc chống lại nhóm lãnh đạo của họ, tuyên bố rằng ông Khan "đánh đồng nạn nhân với kẻ xâm lược". Nhóm vũ trang này cho rằng yêu cầu lệnh bắt lãnh đạo Israel "được đưa ra quá muộn", sau khi Tel Aviv đã gây ra "hàng nghìn tội ác" trong 7 tháng xung đột.

Nếu lệnh bắt được ban hành với Ismail Haniyeh, ông sẽ phải cân nhắc kỹ hơn về các chuyến đi gặp gỡ các lãnh đạo cấp cao Arab. Ông cũng có thể phải dành nhiều thời gian hơn ở Qatar. Jordan, Djibouti và Comoros là các thành viên ICC trong khu vực. Ngoài ra, Algeria, Bahrain, Ai Cập, Iran, Kuwait, Morocco, Oman, Syria, UAE và Yemen đã ký Quy chế Rome nhưng quốc hội chưa phê chuẩn.

Trong khi đó, lệnh bắt không có nhiều ý nghĩa với hai thủ lĩnh còn lại của Hamas ở Gaza, những người vốn đang phải ẩn trốn cuộc săn lùng của Israel suốt 7 tháng qua.

Chuyên gia McIntyre cho rằng lệnh bắt sẽ không có tác động nhanh chóng đến tình hình chiến sự ở Gaza nhưng có thể tăng cường áp lực với các bên trong xung đột, góp phần đưa tới những thay đổi chính trị, giống như việc Tây Ban Nha, Ireland và Na Uy tuần này tuyên bố sẽ công nhận Nhà nước Palestine, và tác động đến các cuộc tranh luận đang diễn ra ở một số nước về dừng bán vũ khí cho Israel.

Vì khả năng các lãnh đạo Israel và thủ lĩnh Hamas bị bắt là rất thấp, ICC khó có thể đưa họ ra xét xử do tòa không cho phép xử vắng mặt. "Lệnh bắt không có nghĩa là họ sẽ vào tù", Shahd Hammouri, giảng viên luật quốc tế tại Đại học Kent ở Anh, nhấn mạnh.

Thanh Tâm (Theo CNN, BBC, Reuters, New Arab)

Có thể bạn quan tâm
Cuộc gọi cuối cùng từ trực thăng chở Tổng thống Iran

Cuộc gọi cuối cùng từ trực thăng chở Tổng thống Iran

20:40 20/05/2024

Trong lúc hấp hối, giáo sĩ thành phố Tabriz đã gọi điện cho giới chức Iran thông tin về số phận chiếc trực thăng chở Tổng thống Ebrahim Raisi.

Ảnh ấn tượng (5-11/8): Ukraine bất ngờ tấn công tỉnh Kursk, Nga họp khẩn; ông Trump đòi ‘quyền hành’ cho Nhà Trắng; Chủ tịch Triều Tiên thăm vùng lũ

Ảnh ấn tượng (5-11/8): Ukraine bất ngờ tấn công tỉnh Kursk, Nga họp khẩn; ông Trump đòi ‘quyền hành’ cho Nhà Trắng; Chủ tịch Triều Tiên thăm vùng lũ

07:00 12/08/2024

Xung đột Nga-Ukraine, Tổng thống Putin triệu tập họp khẩn sau khi Kiev tấn công tỉnh Kursk, bà Kamala Harris nêu lý do chọn Thống đốc Minnesota Tim Walz làm liên danh tranh cử, căng thẳng Hezbollah-Israel, Thế vận hội Paris 2024… là những ảnh ấn tượng trong tuần do CNN, Reuters, The Guardian… tổng hợp.

Hợp tác Nga - Trung giữa vòng vây trừng phạt của phương Tây

Hợp tác Nga - Trung giữa vòng vây trừng phạt của phương Tây

05:40 18/05/2024

Khi nhiều nước quay lưng với Nga vì xung đột Ukraine, ông Putin luôn còn người bạn quyền lực là ông Tập cùng mối quan hệ 'không giới hạn' với Trung Quốc.

Tưởng niệm nữ chiến sĩ cộng sản Raymonde Dien - người bạn thủy chung của nhân dân Việt Nam tại Pháp

Tưởng niệm nữ chiến sĩ cộng sản Raymonde Dien - người bạn thủy chung của nhân dân Việt Nam tại Pháp

19:10 28/04/2024

Ngày 27/4, Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp và Chi bộ Đảng Cộng sản Pháp (PCF) thành phố Saint-Pierre-des-Corps đã tổ chức lễ tưởng niệm nữ chiến sĩ cộng sản Raymonde Dien, người đã sẵn sàng chặn con tàu chở vũ khí sang Đông Dương để phản đối cuộc chiến tranh của Pháp ở Việt Nam.

Hai người thiệt mạng vì bão Yagi ở Trung Quốc

Hai người thiệt mạng vì bão Yagi ở Trung Quốc

14:20 07/09/2024

Bão Yagi làm tê liệt tỉnh đảo Hải Nam, khiến ít nhất hai người thiệt mạng và 92 người bị thương.

Iraq muốn liên quân Mỹ chấm dứt hiện diện

Iraq muốn liên quân Mỹ chấm dứt hiện diện

22:20 05/01/2024

Thủ tướng al-Sudani cho biết sẽ chấm dứt vĩnh viễn hiện diện của liên minh quân sự do Mỹ dẫn đầu tại Iraq sau vụ hạ sát chỉ huy dân quân.

Triều Tiên khoe cặp UAV sao chép phi cơ Mỹ

Triều Tiên khoe cặp UAV sao chép phi cơ Mỹ

15:00 17/01/2024

Triều Tiên công bố hình ảnh lãnh đạo Kim Jong-un thị sát hai mẫu UAV có hình dáng tương đồng với dòng RQ-4 Global Hawk và MQ-9 Reaper của Mỹ.

Chính phủ Venezuela mở rộng chiến dịch chống tham nhũng

Chính phủ Venezuela mở rộng chiến dịch chống tham nhũng

09:30 26/03/2023

Tổng chưởng lý Venezuela Tarek Saab ngày 25/3 cho biết đã có 10 quan chức và 11 doanh nhân bị bắt trong chiến dịch chống tham nhũng mở rộng tại quốc gia Nam Mỹ này.

Điểm tin thế giới sáng 23/2: Israel trình làng UAV đa nhiệm, Anh tới tấp trừng phạt Nga, Mỹ 'rót tiền' cho Đài Loan (Trung Quốc)

Điểm tin thế giới sáng 23/2: Israel trình làng UAV đa nhiệm, Anh tới tấp trừng phạt Nga, Mỹ 'rót tiền' cho Đài Loan (Trung Quốc)

00:30 23/02/2024

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 23/2.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới