Theo Liên hợp quốc, Sudan đang phải đối mặt thảm họa nhân đạo lớn nhất thế giới và nếu xung đột không chấm dứt, hàng trăm nghìn người tại đây có thể thiệt mạng.
![]() |
Hiện có hơn 600.000 người Sudan có nguy cơ lâm vào nạn đói. (Nguồn: UNICEF) |
Ngày 27/2, Cao ủy Nhân quyền của Liên hợp quốc Volker Turk cho biết viễn cảnh ở Sudan rất ảm đạm do nạn đói đang xảy ra và xung đột đã khiến hàng triệu người phải rời bỏ nhà cửa.
Quốc gia Bắc Phi này đã mắc kẹt trong xung đột từ tháng 4/2023 do các cuộc giao tranh giữa quân đội với Lực lượng Hỗ trợ nhanh (RSF) bán quân sự.
Cao ủy Nhân quyền của Liên hợp quốc Volker Turk cảnh báo, Sudan đang đối mặt "thảm họa nhân đạo lớn nhất thế giới" và nếu không chấm dứt xung đột, cung cấp viện trợ khẩn cấp và đưa nông nghiệp trở lại bình thường, hàng trăm nghìn người tại đây có thể thiệt mạng.
Theo quan chức Liên hợp quốc này, hiện có hơn 600.000 người Sudan có nguy cơ lâm vào nạn đói. Tại Sudan đã có 5 khu vực ngấp nghé bờ vực này, trong đó có trại tị nạn Zamzam ở bang Bắc Darfur - nơi Chương trình Lương thực thế giới (WFP) vừa buộc phải tạm dừng các hoạt động cứu người do giao tranh dữ dội.
Ông Turk cũng lưu ý 5 khu vực khác có khả năng rơi vào tình cảnh tương tự trong 3 tháng tới, và tổng số các khu vực bị nạn đói rình rập có thể lên tới con số 17.
Cao ủy Nhân quyền của Liên hợp quốc kêu gọi tất cả các quốc gia thành viên khẩn trương thúc đẩy lệnh ngừng bắn để giảm bớt đau thương cho người dân Sudan.
Về số lượng người phải di dời, ông Turk cho biết đã có khoảng 8,8 triệu người rời bỏ nhà cửa tại Sudan và 3,5 triệu người phải di tản ra nước ngoài. Bên cạnh đó, khoảng 30,4 triệu người cần được hỗ trợ, từ chăm sóc sức khỏe đến thực phẩm và các hình thức nhân đạo khác.
Theo kết quả chính thức gần hoàn chỉnh, đảng Liên minh Dân chủ (AD) theo đường lối trung hữu cầm quyền tại Bồ Đào Nha đã giành được nhiều ghế nhất trong cuộc tổng tuyển cử vào ngày 18/5.
5 ngư dân Peru và Colombia sống sót gần hai tháng trên Thái Bình Dương nhờ uống nước mưa và lấy nước biển nấu cá, trước khi được giải cứu.
Ngày 29/4, trường Khoa học và Nghệ thuật, Đại học Philippines Manila đã tổ chức một buổi thảo luận đặc biệt với sinh viên, tập trung vào cuộc đời, di sản của Chủ tịch Hồ Chí Minh và anh hùng dân tộc Philippines, Tiến sĩ Jose Rizal.
Ngoại trưởng Mỹ cho biết Moskva có thể gửi phác thảo đề xuất ngừng bắn tại Ukraine trong tuần này, với kỳ vọng mở đường cho đàm phán hòa bình.
Ngày 19/5, tại Bắc Kinh, Đảng bộ tại Trung Quốc đã long trọng tổ chức Đại hội đại biểu nhiệm kỳ 2025-2030, đồng thời làm lễ dâng hoa tưởng nhớ tại tượng đài Bác Hồ và thắp hương tại phòng thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Đại sứ Đỗ Đức Thành đã trình bày chuyên sâu về cơ sở hình thành chính sách kinh tế đối ngoại và ngoại giao kinh tế của Việt Nam.
Ngày 6/5, Đại sứ quán Việt Nam tại Thái Lan đã tổ chức trọng thể lễ mít-tinh kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) và 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2025).
Bộ trưởng Quốc phòng Pakistan tuyên bố nước này đã dùng hệ thống tác chiến điện tử vô hiệu hóa biên đội Rafale Ấn Độ hoạt động gần biên giới.
Việc ký hợp đồng tên lửa AMRAAM hơn 300 triệu USD giúp Thổ Nhĩ Kỳ tăng năng lực không quân, trong khi Mỹ củng cố ảnh hưởng chiến lược với đồng minh.