Hai sự cố đứt cáp viễn thông nối Thụy Điển-Lithuania và Phần Lan-Đức hồi cuối tuần trước làm dấy lên những đồn đoán về hành vi phá hoại cũng như chủ mưu phía sau.
Sự cố đứt cáp viễn thông ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến trah hỗn hợp' |
Hai tuyến cáp ngầm chạy dưới biển Baltic đã bị đứt hồi cuối tuần trước. Ảnh minh họa. (Nguồn: EU Today) |
Hãng thông tấn TASS đưa tin, khoảng 10h sáng ngày 17/11, theo thông tin từ Telia Lietuva, công ty viễn thông Thụy Điển hoạt động tại Lithuania, tuyến cáp Arelion dưới biển, nối giữa hai nước này, đã bị đứt. Tuy nhiên, nhà điều hành Telia khẳng định sự cố không ảnh hưởng đến khách hàng.
Tin liên quan |
EU rốt ráo hành động khẩn, tăng cường năng lực quân sự, một nước Baltic hối thúc gửi quân đến Ukraine EU rốt ráo hành động khẩn, tăng cường năng lực quân sự, một nước Baltic hối thúc gửi quân đến Ukraine |
Theo Giám đốc công nghệ Andrius Semeskevicius của Telia Lietuva, các sự cố liên quan cáp dưới biển thường xảy ra do tàu thuyền, đặc biệt là khi tàu thả neo sai cách làm đứt cáp ở khu vực nông gần bờ.
Tuy nhiên, ông cũng cho rằng, sự cố lần này có thể nghiêm trọng hơn, vì khu vực cáp Lithuania-Thụy Điển giao nhau với cáp nối Đức-Phần Lan trong một diện tích chỉ vỏn vẹn 10 m².
Đặc biệt, vào ngày 18/11, một sự cố tương tự cũng xảy ra với tuyến cáp C-Lion1 dài 1.172 km, nối thủ đô Helsinki của Phần Lan đến thành phố cảng Rostock của Đức, khiến tất cả các dịch vụ do tuyến cáp cung cấp phải ngừng hoạt động.
Tuyến cáp này, do công ty Cinia của Phần Lan sở hữu và vận hành, đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tải dữ liệu giữa các quốc gia Bắc Âu và Trung Âu.
Sự cố của tuyến cáp C-Lion, hiện bị hư hại và ngừng hoạt động, xảy ra cách khu vực sự cố của tuyến cáp Thụy Điển-Lithuania chỉ vài chục hải lý, làm dấy lên những đồn đoán về mối liên hệ giữa hai sự việc này, cũng như những nghi ngờ rằng, đây không phải chỉ là một tai nạn đơn thuần, mà có thể là một sự cố có chủ đích.
Người phát ngôn của Cinia khẳng định, những vụ đứt cáp như vậy "không thể xảy ra ở vùng biển này nếu không có tác động từ bên ngoài".
Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius bác bỏ khả năng tuyến C-Lion bị cắt đứt một cách tình cờ, cho rằng cần coi đây là hành vi phá hoại, mặc dù hiện vẫn chưa rõ ai phải chịu trách nhiệm cho vụ việc.
Tuy nhiên, Thủ tướng Phần Lan Petteri Orpo cho biết, hiện tại chưa thể vội vàng kết luận nguyên nhân của sự cố hư hỏng cáp C-Lion1.
Đức và Phần Lan đang tiến hành điều tra sự cố đối với tuyến cáp C-Lion, đồng thời cảnh báo về mối đe dọa của cuộc "chiến tranh hỗn hợp" (kết hợp biện pháp quân sự và phi quân sự).
Đối với tuyến cáp Arelion nối Thụy Điển-Lithuania, hai quốc gia này cũng đang tiến hành thu thập thông tin và tiến hành cuộc điều tra để xác định nguyên nhân vụ việc, trong đó không loại trừ khả năng phá hoại.
Tổng thống Lithuan Gitanas Nauseda nhấn mạnh sự thận trọng trong việc đưa ra kết luận, lưu ý rằng các vụ việc liên quan cơ sở hạ tầng quan trọng trong khu vực Biển Baltic trước đây đã từng xảy ra do cả hoạt động phá hoại lẫn sự thiếu sót vô ý.
Trong khi đó, Giám đốc điều tra của Cục điều tra quốc gia Phần Lan Timo Kilpelainen cho biết, cảnh sát Phần Lan và Thụy Điển sẽ hợp tác làm rõ vụ việc. Một tàu sửa chữa từ Pháp dự kiến sẽ tới hiện trường vào cuối tuần này để khắc phục sự cố.
Hôm 19/11, dù không trực tiếp cáo buộc Nga về hai tuyến cáp ngầm ở biển Baltic, nhiều nước châu Âu đã tố Moscow gia tăng các cuộc tấn công phối hợp nhằm vào các đồng minh phương Tây của Ukraine.
Ngày 20/11, khi được hỏi về vấn đề này trong cuộc họp báo thường kỳ, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói: "Việc tiếp tục đổ lỗi cho Nga về mọi thứ mà không có lý do gì là hoàn toàn phi lý".
Ông nhấn mạnh: "Có lẽ thật đáng cười khi không hề có phản ứng nào đối với các hoạt động phá hoại của Ukraine ở biển Baltic", ám chỉ vụ nổ đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc vào tháng 9/2022 mà Moscow đổ lỗi cho Kiev và các nước phương Tây gây ra.
Ngày 22/11, Đại sứ quán Nga tại Đan Mạch tiếp tục khẳng định, Moscow quan tâm đến an ninh của cơ sở hạ tầng dưới nước ở Biển Baltic "hơn bất kỳ nơi nào khác".
Cơ quan đại diện ngoại giao Nga nói rõ: "Điều quan trọng là phải bảo đảm một cuộc điều tra kỹ lưỡng và làm rõ lý do tại sao các tuyến cáp ngầm dưới biển Baltic hiện không hoạt động. Những suy đoán về vấn đề này sẽ không tạo điều kiện cho nỗ lực khám phá sự thật".
Trong khi đó, hãng thông tấn TASS cùng ngày dẫn lời Thư ký báo chí Nhà Trắng Karine Jean-Pierre cho biết, chính quyền của ông Joe Biden sẽ không đưa ra bất kỳ "lý thuyết chung" hay suy đoán nào về cách các tuyến cáp ngầm bị hư hại.
Chính phủ Colombia đang nỗ lực nối lại đàm phán với Lực lượng vũ trang cách mạng Colombia (FARC) và các nhóm tách ra từ tổ chức này nhằm chấm dứt cuộc xung đột kéo dài sáu thập kỷ qua.
Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân tạm thời không đến các khu vực xảy ra xung đột, khi căng thẳng Israel - Iran leo thang với vụ tập kích của Tehran.
Nghi phạm bắn Thủ tướng Slovakia Robert Fico được cho là một cựu cận vệ 71 tuổi.
Quân đội Israel cho biết đã đưa về nước thi thể của 6 con tin ở Dải Gaza. Các cuộc đàm phán vẫn tiếp tục để đưa hơn 100 con tin còn lại trở về.
Quân đội Ukraine phóng loạt 4 tên lửa ATACMS vào điểm tập kết quân cách tiền tuyến 80 km, dường như khiến hàng chục lính Nga thiệt mạng.
Thông báo của sân bay Brussels ngày 27/9 cho hay, tất cả các chuyến bay khởi hành từ sân bay này vào ngày 1/10 tới đây sẽ bị hủy do cuộc đình công trên toàn quốc của các nhân viên an ninh, vệ sinh và dịch vụ khách sạn tại Bỉ.
Bộ Ngoại giao Nga ngày 28/2 cảnh báo sự hiện diện của quân đội phương Tây ở Ukraine dưới bất kỳ hình thức nào đều sẽ dẫn đến tình hình “leo thang trực tiếp”.
Ngày 7/8, ông Muhammad Yunus, người được chỉ định đứng đầu chính phủ lâm thời tại Bangladesh sau khi Thủ tướng Sheikh Hasina từ chức, đã lên máy bay tại Pháp về nước chuẩn bị nhậm chức.
Cảnh sát bang Alabama cho biết vụ nổ súng ở thành phố Birmingham có thể là một vụ tấn công có chủ đích khiến một số người đi đường cũng thiệt mạng.