Tàu hộ vệ Hessen nhầm UAV Mỹ là mục tiêu thù địch, phóng hai tên lửa SM-2 để bắn hạ nhưng đều trượt, cho thấy nhiều vấn đề với chiến hạm Đức.
Tàu hộ vệ Hessen của Đức đêm 26/2 phóng hai tên lửa phòng không tầm xa SM-2 nhằm vào máy bay không người lái (UAV) khả nghi trên Biển Đỏ, sau khi không xác định được nguồn gốc và lực lượng vận hành nó. Mục tiêu mà hai tên lửa nhắm tới sau đó được xác định là MQ-9 Reaper của Mỹ, cho thấy đây là sự cố bắn nhầm của tàu chiến Đức.
Điều tệ hơn là cả hai tên lửa SM-2, mỗi quả có giá khoảng 2 triệu USD, đều không trúng mục tiêu, gặp trục trặc kỹ thuật và rơi xuống biển. Quân đội Đức đã lãng phí hơn 4 triệu USD trong nỗ lực "bắn nhầm còn trượt" bị tờ Bild của nước này mô tả là "nỗi xấu hổ lớn".
Bild nhấn mạnh sự việc xảy ra trong bối cảnh hải quân Đức gặp vấn đề với kho dự trữ tên lửa cho ba tàu hộ vệ phòng không tối tân lớp Sachsen, loại chiến hạm từng được tư lệnh hải quân Jan Kaack mô tả là "tiêu chuẩn vàng" về năng lực tác chiến.
Một ngày sau vụ bắn nhầm, chiến hạm Hessen đã phải sử dụng pháo hạm 76 mm và tên lửa tầm ngắn RIM-116 để đánh chặn hai UAV của Houthi trong khu vực, cho thấy những UAV này đã đến khá gần chiến hạm Đức và gây ra mối đe dọa không nhỏ.
Sự cố này còn hé lộ một vấn đề lớn hơn đối với tàu Hessen, đó là sau khi phung phí hai tên lửa đắt tiền, kho vũ khí phòng không hiện đại của tàu đang dần cạn kiệt mà không có nguồn bù đắp.
"Chúng tôi mới phát hiện ra rằng không thể mua thêm một số loại vũ khí trang bị trên tàu hộ vệ Hessen, do dây chuyền sản xuất đã đóng cửa. Khi kho dự trữ cạn kiệt, hải quân Đức sẽ mất khả năng nạp lại tên lửa và phải rút chiến hạm về cảng", Florian Hahn, quan chức về chính sách quốc phòng của đảng Liên minh Xã hội Cơ đốc giáo (CSU) tại Hạ viện Đức, nói.
Bộ Quốc phòng Đức thừa nhận dây chuyền chế tạo tên lửa SM-2 Block IIIA của Mỹ đã ngừng hoạt động. Đơn hàng cuối cùng được đặt từ năm 2021, trước khi nhà sản xuất Raytheon tập trung cho dây chuyền SM-2 Block IIIC.
"Hải quân quyết định triển khai tàu Hessen mà không tính đến vấn đề đạn dược của loại chiến hạm này", ông Hahn nói, đồng thời cáo buộc giới chức Đức che giấu tình trạng thiếu hụt tên lửa của lớp Sachsen suốt nhiều tháng trước đó.
Hessen là một trong ba chiếc thuộc lớp tàu hộ vệ phòng không tối tân Sachsen do Đức phát triển, được ứng dụng nhiều công nghệ tàng hình để ẩn mình trước radar đối phương. Mỗi tàu được trang bị hệ thống radar cảnh giới SMART-L và điều khiển hỏa lực APAR, cho phép phát hiện và đánh chặn nhiều loại mục tiêu, bao gồm cả máy bay tàng hình và tên lửa hành trình.
Dù mang định danh là tàu hộ vệ tên lửa, lớp Sachsen sở hữu hỏa lực không thua kém các tàu khu trục của Mỹ. Vũ khí chính của Sachsen là 24 tên lửa phòng không tầm xa SM-2 Block IIIA do Mỹ sản xuất, mỗi quả có giá xuất xưởng khoảng 2 triệu USD và tầm bắn khoảng 160 km.
Cây bút Alex Luck của Naval News nhận định phương án duy nhất để bảo đảm nguồn cung tên lửa phòng không tầm xa cho tàu chiến lớp Sachsen là chuyển sang sử dụng mẫu SM-2 Block IIIC.
"Tuy nhiên, điều này có nghĩa là cả ba chiến hạm phải về nhà máy để hiện đại hóa hệ thống quản lý chiến đấu, cũng như điều chỉnh kết cấu để có thể mang phóng loại tên lửa mới. Dòng SM-2 Block IIIC đang trong giai đoạn chế tạo sơ bộ với sản lượng thấp, khiến Đức không thể nhanh chóng xây dựng kho tên lửa dự trữ cho lớp Sachsen", Luck cho hay.
Hessen không phải chiếc duy nhất của lớp Sachsen gặp vấn đề với tên lửa SM-2.
Tàu hộ vệ Sachsen tháng 12/2023 được lắp bệ phóng thẳng đứng Mark 41 mới, thay cho cụm Mark 41 hư hỏng sau vụ tên lửa SM-2 phát nổ ngay trên bệ phóng khi diễn tập ngoài khơi Na Uy hồi năm 2019. Quá trình thay thế bệ phóng liên tục bị trì hoãn, khiến Sachsen phải làm nhiệm vụ suốt 5 năm mà không có vũ khí chủ lực.
"Đức phải đặt mua bệ Mark 41 với thông số riêng thông qua chương trình Bán vũ khí cho quân đội nước ngoài (FMS) của Mỹ, sau đó chờ Sachsen về cảng bảo dưỡng định kỳ để lắp đặt. Điều này khiến quá trình thay thế kéo dài", Luck nói.
Cả ba tàu hộ vệ lớp Sachsen đang chuẩn bị trải qua đợt nâng cấp giữa vòng đời, trong đó có lắp đặt radar TRS-4D/LR ROT và nâng cấp hệ thống quản lý chiến đấu. Phương án này cho phép chiến hạm Đức phát hiện và bám bắt tên lửa đạn đạo, nhưng vẫn không có khả năng trực tiếp đánh chặn mục tiêu do hạn chế của tên lửa SM-2.
Quá trình nâng cấp dự kiến bắt đầu trong năm nay và kéo dài đến năm 2028, chưa rõ đợt triển khai của Hessen đến Biển Đỏ có tác động đến thời gian biểu này hay không.
Vũ Anh (Theo Naval News, War Zone)
Kết quả khảo sát cho thấy tỷ lệ người Mỹ cảm nhận tiêu cực về bà Harris có xu hướng tăng, có thể tác động xấu đến chiến dịch tranh cử của Phó tổng thống.
Ukraine muốn tiến hành “cuộc tấn công mang tính thuyết phục” nhằm vào các mục tiêu gần Moscow hoặc St. Petersburg bằng tên lửa hành trình Storm Shadow do Anh cung cấp.
Quân đội Pháp cho rằng khẩu đội phòng không Patriot của Ukraine đã khai hỏa và bắn trúng máy bay Il-76 Nga chở tù binh từ khoảng cách 50 km.
Sáng 16/8, Sở Ngoại vụ tỉnh Cao Bằng tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm thành lập (2004-2024) và chào mừng 79 năm Ngày truyền thống ngành Ngoại giao Việt Nam (28/8/1945-28/8/2024). Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc tham dự và phát biểu tại sự kiện.
Ukraine nhiều lần triển khai các toán binh sĩ vượt sông Dnieper để tạo vùng bàn đạp cho chiến dịch phản công tiềm tàng, bất chấp Nga đáp trả dữ dội.
Không đao to búa lớn nhưng những đánh giá và phương pháp luận của chú Vũ Khoan vẫn không ngừng soi rọi cho chúng tôi, cho ngoại giao Việt Nam.
Nhà Trắng tuyên bố thông tin Washington tìm cách can thiệp bầu cử tại Nga 'hoàn toàn sai sự thật' và đưa ra cáo buộc ngược lại với Moskva.
Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 12/6.
Điện Kremlin nói họ không thấy bà Harris có đóng góp cho quan hệ Mỹ - Nga và chỉ trích bà từng dùng lời lẽ 'không thân thiện' với nước này.