TPO - Sau khi cho khai thác thêm mỏ cát trên sông Hậu, người dân sống trên cù lao xã Phong Nẫm, huyện Kế Sách lo ngại sẽ gây sạt lở, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sản xuất, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng - Trần Văn Lâu đã trực tiếp đi khảo sát và đối thoại với người dân.
Ngày 17/8, ông Trần Văn Lâu – Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng cùng lãnh đạo các sở, ngành đã có buổi đối thoại với người dân, kiểm tra tình hình khai thác cát trên sông Hậu, thuộc xã Phong Nẫm, huyện Kế Sách.
Theo đó, mỏ cát MS01 (sông Hậu) được UBND tỉnh Sóc Trăng cấp phép cho Công ty CP Bê tông Cửu Long khai thác, diện tích khoảng 34ha, trữ lượng cát được phép khai thác gần 1,2 triệu m3, thời gian khai thác đến hết tháng 8/2028. Mỏ cát được tỉnh Sóc Trăng giao khai thác theo cơ chế đặc thù phục vụ dự án thành phần 4 cao tốc Châu đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng.
Tiền Phong Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng - ông Trần Văn Lâu trao đổi với người dân xã Phong Nẫm, huyện Kế Sách về tình hình khai thác cát. Ảnh: Nhật Huy 1 |
Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng - ông Trần Văn Lâu trao đổi với người dân xã Phong Nẫm, huyện Kế Sách về tình hình khai thác cát. Ảnh: Nhật Huy |
Tuy nhiên, mới đây, một số hộ dân sinh sống cù lao xã Phong Nẫm băn khoăn việc khai thác cát mỏ trên sẽ gây sạt lở bờ sông, ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống người dân địa phương.
“Thời gian khai thác cát đến năm 2028 quá lâu. Việc khai thác cần giám sát chặt chẽ, cát phải được đưa đến dự án cao tốc, không được đem cát ra ngoài”, một số hộ dân nêu ý kiến.
Tiền Phong Đại diện một số hộ dân xã Phong Nẫm bày tỏ băn khoăn về tình hình sạt lở khi đối thoại với lãnh đạo tỉnh Sóc Trăng. 1 |
Đại diện một số hộ dân xã Phong Nẫm bày tỏ băn khoăn về tình hình sạt lở khi đối thoại với lãnh đạo tỉnh Sóc Trăng. |
Trả lời người dân, ông Lâu cho biết, hiện tỉnh đang triển khai xây dựng nhiều công trình, dự án trọng điểm phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội, người dân nên rất cần cát để phục vụ cho các dự án. Trong đó có Dự án thành phần 4 cao tốc Châu đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng. Do đó, ông Lâu mong muốn bà con đồng tình, ủng hộ và có thể tham gia theo dõi, giám sát trong quá trình thực hiện, tất cả vì mục tiêu cao nhất phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Tiền Phong Mỏ cát MS01 trên sông Hậu. Ảnh: Nhật Huy 1 |
Mỏ cát MS01 trên sông Hậu. Ảnh: Nhật Huy |
Lãnh đạo tỉnh Sóc Trăng, dù mỏ cát được cấp phép đến năm 2028, nhưng thời gian khai thác phục vụ dự án cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng đến năm 2026. Do đó, khi lấy đủ 1,2 triệu m3 cho dự án cao tốc sẽ dừng khai thác.
“Để công khai, minh bạch khai thác cát, chúng tôi đã gửi hồ sơ, tài liệu về vị trí, mỗi ngày được phép khai thác bao nhiêu cho người dân biết để giám sát. Người dân cũng có quyền cử người một người ra giám sát việc khai thác cát, chúng tôi sẽ hỗ trợ chi phí 250.000 đồng/người/ngày. Trong ngày, người giám sát có trách nhiệm báo cáo lại với người dân về tình hình khai thác cát. Mong người dân đồng hành, hỗ trợ, chia sẻ vì lợi ích chung", ông Lâu nói.
Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng cam kết với người dân mọi hành vi tư lợi, trục lợi, vi phạm trong khai thác cát sẽ bị xử lý nghiêm.
Tiền Phong Thiết bị giám sát được gắn trên phương tiện khai thác cát. Ảnh: Nhật Huy 1 |
Thiết bị giám sát được gắn trên phương tiện khai thác cát. Ảnh: Nhật Huy |
Chủ tịch UBND Sóc Trăng giao Sở Tài nguyên và Môi trường tiến hành ngay việc quan trắc môi trường, nếu có dấu hiệu sạt lở phải khắc phục ngay, tránh ảnh hưởng đến tình hình sản xuất và đời sống của người dân.
Tới nay, Sóc Trăng đã cấp phép khai thác 5 mỏ cát trên sông Hậu theo cơ chế đặc thù để thi công dự án thành phần 4 cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng. Tổng trữ lượng cát của 5 mỏ hơn 11 triệu m3.
Đường Trường Sa (đoạn từ dạ cầu Bông đến cầu Hoàng Hoa Thám), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM xuất hiện hàng loạt bãi rác ngổn ngang dưới lòng đường xe cộ qua lại.
Đoạn cao tốc Trung Lương - TPHCM qua địa phận xã Thạnh Đức, huyện Bến Lức (tỉnh Long An) khói phủ kín, gây khó khăn cho các tài xế.
TP - Gốm Bồ Bát là làng cụ tổ, nơi hình thành nghề gốm đặc sắc cho làng Bát Tràng ngày nay. Khắc họa lịch sử vĩ đại và những nỗ lực hồi sinh của người thợ gốm, làng gốm Bồ Bát hiện đang nổi lên như một biểu tượng cho sự hồi sinh và khởi sắc của nghệ thuật gốm truyền thống Việt Nam.
TIN NÓNG ngày 30/6: Bắt một nữ luật sư ở Bình Dương; Cô gái trẻ bị giam lỏng, hành hạ nhiều ngày trong căn nhà ở Thủ Đức; Thợ lái máy xúc mang dao chém 3 người thương vong...
Sau khi xảy ra va chạm, chiếc xe máy nằm lọt dưới gầm xe tải và bị kéo lê tại khu vực vòng xoay đường Mỹ Phước Tân Vạn (Bình Dương). Vụ tai nạn khiến cụ ông 82 tuổi tử vong tại chỗ, giao thông qua khu vực bị ùn ứ.
Sau vụ nổ cục nóng điều hòa ở Vĩnh Phúc, một thanh niên (SN 1995) được chuyển xuống Bệnh viện Việt Đức cấp cứu nhưng do vết thương quá nặng nên tử vong trong đêm 21/4.
Trước việc người dân e ngại không tố giác tội phạm xâm hại trẻ em, cảnh sát mở phòng điều tra thân thiện, thêm hình nộm đánh số bộ phận cơ thể để lấy lời khai.
Tháng 7/2021, khi tình hình dịch bệnh COVID-19 ở TP.HCM diễn biến phức tạp, chính quyền thành phố đã trưng dụng 3 khu nhà tái định cư làm bệnh viện dã chiến. Trong đó có khu tái định cư Bình Khánh (thuộc Khu đô thị mới Thủ Thiêm, TP Thủ Đức) và khu tái cư Vĩnh Lộc B (ở huyện Bình Chánh). Sau khi hoàn thành sứ mệnh, hàng chục nghìn căn hộ tại 2 khu tái định cư này tiếp tục bị bỏ trống, các tòa nhà đóng kín cửa khiến cơ sở vật chất xuống cấp. Đến...
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có quyết định phê duyệt dự án Hệ thống công trình điều tiết, bổ sung nước phục vụ nuôi trồng thủy sản vùng Nam quốc lộ 1 thuộc tỉnh Bạc Liêu.