Hàng chục doanh nhân Nga đã rơi vào lệnh trừng phạt của các quốc gia "không thân thiện" vào tháng 2-3 năm ngoái. Họ bị tịch thu tài sản, phong tỏa tài khoản, cấm nhập cảnh vào châu Âu và Mỹ.
Du thuyền không chỉ là cơ hội để đi du ngoạn khắp thế giới một cách thoải mái mà còn là thước đo vị thế của chủ nhân. Và xung quanh những chiếc du thuyền của các doanh nhân Nga đã có nhiều câu chuyện như trinh thám với những vụ vượt ngục, những cuộc đột kích của cảnh sát và những cái kết bất ngờ.
Những du thuyền bị bắt trong lúc buông neo
Không ai thống kê chính xác số du thuyền bị bắt giữ của các tỉ phú Nga. Rất ít người trong số họ (tối đa 15-20) đã thoát khỏi lệnh trừng phạt.
Du thuyền Dilbar (dài 156 mét, trị giá 750-800 triệu USD)
Chủ sở hữu là tỉ phú Alisher Usmanov, người sáng lập và cổ đông chính của USM Holdings, một trong những công ty khai thác và luyện kim lớn nhất ở Nga có trị giá tài sản 14,4 tỉ USD.
Dilbar được chế tạo trong hơn bốn năm theo đơn đặt hàng riêng. Những người tạo ra nó thừa nhận rằng đây là một trong những du thuyền phức tạp nhất từng được chế tạo - cả về kích thước và công nghệ được sử dụng. Du thuyền có sân bay trực thăng, rạp chiếu phim, phòng tập thể dục, bể bơi, phòng xông hơi khô và phòng thẩm mĩ.
Sailing Yacht A (143 mét, 530 triệu USD)
Chủ sở hữu là Andrey Melnichenko, người sáng lập công ty Eurochem (sản xuất phân khoáng) và SUEK (công ty than). Tài sản 25,2 tỉ USD.
Việc hoàn thiện 1 mét vuông nội thất của du thuyền này có giá trung bình 1 triệu rúp (12.500 USD). Một vòi trong phòng tắm có giá 40.000 USD.
Tango (77,7 mét, 100-120 triệu USD)
Chủ sở hữu là Viktor Vekselberg, Chủ tịch Hội đồng quản trị của tập đoàn kinh doanh tư nhân Renova, tài sản 5,5 tỉ USD.
So với du thuyền của các tỉ phú Nga khác, Tango chỉ dài 77 mét trông có vẻ lép vế hơn. Nhưng nó được gọi là một tác phẩm của nghệ thuật du thuyền.
Lady M (65 mét, 55 triệu USD). Chủ sở hữu là Alexey Mordashov, Chủ tịch Hội đồng quản trị của PJSC Severstal, tài sản 20,9 tỉ USD. Du thuyền bị bắt tại Italy.
Amadea (107 mét, 325 triệu USD). Chủ sở hữu là Suleiman Kerimov. Gia đình người này sở hữu cổ phần trong công ty khai thác vàng Polyus và nắm giữ khối tài sản trị giá 10,5 tỉ USD.
Axioma (72 mét, 68,8 triệu USD). Chủ sở hữu là Dmitry Pumpyansky, cựu thành viên hội đồng quản trị của công ty Luyện kim Đường ống, tài sản 2,4 tỉ USD. Du thuyền bị bắt ở Gibraltar.
Những du thuyền vẫn còn hoạt động
Các bến cảng phổ biến nhất cho các tàu thoát khỏi lệnh trừng phạt là Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất và Thổ Nhĩ Kỳ. Theo Forbes, giá neo đậu và nhiên liệu tăng gấp đôi ngay lập tức. Những con tàu đắt nhất thế giới đã đến đây bằng những con đường bí mật trên đại dương - với bộ phát đáp (thiết bị truyền tín hiệu vị trí) đã tắt để chúng không thể bị theo dõi. Nhiều chiếc đã đến nơi.
Tuy nhiên, chúng cũng được chào đón thân thiện ở Ai Cập, Maldives và Indonesia. Cho đến nay, việc lưu trú du thuyền ở các quốc gia này vẫn an toàn.
Eclipse (162 mét, 427 triệu USD, có thiết bị 1,2-1,5 tỉ USD)
Chủ sở hữu: Roman Abramovich, hiện sở hữu công ty đầu tư Millhouse trị giá 9,2 tỉ USD.
Cho đến năm 2013, Eclipse được coi là siêu du thuyền lớn nhất thế giới, cho đến khi Azzam (180 mét) được chế tạo cho Tổng thống Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất. Tạp chí Forbes ước tính tỉ phú này sở hữu ít nhất 16 du thuyền.
Nord (142 mét, 300 triệu USD)
Du thuyền Nord của nhà tài phiệt Alexei Mordashov đã đến Vladivostok và neo đậu tại cảng biển của thành phố. Du thuyền này đã phải khẩn cấp rời cảng Victoria ở Seychelles do lệnh trừng phạt áp đặt với tỉ phú.
Chủ sở hữu: Alexey Mordashov, Chủ tịch Hội đồng quản trị của PAO Severstal, trị giá 20,9 tỉ USD.
Nord được xếp hạng thứ mười trong danh sách du thuyền lớn nhất thế giới và đứng thứ tư trong số các du thuyền của Nga.
Vào đầu mùa xuân năm ngoái, “tài sản” nổi đã được sơ tán khẩn cấp khỏi cảng Victoria ở Seychelles về bến cảng quê hương của nó và vào ngày 31.3.2022, một trong những chiếc du thuyền đắt nhất thế giới đã neo đậu tại Vladivostok.
Nirvana (88,5 mét, 300 triệu USD)
Chủ sở hữu: Vladimir Potanin, chủ tịch của Interros, tài sản 23,7 tỉ USD.
Những chiếc du thuyền tuyệt vời khác đã thoát khỏi sự bắt giữ
Galactica Super Nova (70 mét, khoảng 100 triệu USD). Chủ sở hữu - Vagit Alekperov, cựu chủ tịch của NK Lukoil, tài sản 20,5 tỉ USD.
Halo (55 mét, 38 triệu USD) và Garcon (67 mét, 20 triệu USD), được cho là của chủ sở hữu Roman Abramovich.
Ocean Victory (140 mét, 400 triệu USD), chủ sở hữu - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Gang thép Magnitogorsk Viktor Rashnikov, tài sản 10,2 tỉ USD.
Quantum Blue (104 mét, 250 triệu USD), chủ sở hữu là người sáng lập Magnit Sergey Galitsky, tài sản 3,2 tỉ USD.
Flying Fox (136 mét, 400 triệu USD), chủ sở hữu - Chủ tịch Hội đồng quản trị của tập đoàn DME (Sân bay Domodedovo Mát xcơva) Dmitry Kamenshchik, tài sản 1,7 tỉ USD.
Sở hữu siêu du thuyền trị giá hàng chục, hàng trăm triệu USD là đỉnh cao nhu cầu tiêu dùng của nhiều tỉ phú Nga. Lệnh trừng phạt của các nước phương Tây đã buộc các nhà tài phiệt không thể lộ diện mà ngược lại, họ phải che giấu những tài sản đắt giá của mình khỏi những con mắt tò mò.
Hà Nội chính thức đồng ý chủ trương thí điểm tổ chức làn đường dành riêng cho xe đạp , tạo điều kiện thuận lợi cho người dân sử dụng...
Ngày 18.4, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tiếp Đại sứ Các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất (UAE), Sri Lanka và Chile trình quốc thư,...
Ngày 21/1, Tỉnh Đoàn Bắc Giang phối hợp với nhà tài trợ tổ chức chương trình “Tết vì người nghèo”, hỗ trợ xã nông thôn mới tại xã Phúc Hòa, huyện Tân Yên.
Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế cho biết Triều Tiên có thể đang vận hành một lò phản ứng nhằm tăng cường lượng plutonium để chế tạo vũ khí hạt nhân.
Trong số 4 nạn nhân vụ tai nạn nổ bồn chứa bụi gỗ ở tỉnh Bình Dương được chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy, vẫn còn một trường hợp nguy kịch, ba người còn lại sức khỏe ổn định.
Kỷ luật cảnh cáo Phó trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Kiên Giang , Trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Kiên Giang; kỷ luật cảnh cáo Giám đốc...
Ngày 7/8, lãnh đạo UBND huyện Sóc Sơn (Hà Nội) cho biết, sáng 6/8, đoàn kiểm tra do Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn đã có buổi làm việc để đánh giá nguyên nhân và hiện trạng hiện trường vụ sạt lở vùi lấp nhiều ô tô tại xã Minh Phú. Theo vị lãnh đạo huyện Sóc Sơn, qua khảo sát thực tế, đoàn đã phát hiện khu vực bên đồi Dõng Chum là con đường cứu hỏa đã được xây dựng cách đây khoảng 7 năm, hai bên rãnh nước chứa nhiều bùn, rác lâu ngày nhưng chưa được...
Thời gian qua, hàng chục hộ dân xã Tú Lý, huyện Đà Bắc, Hòa Bình bức xúc vì đã làm các thủ tục đóng tiền để cấp Giấy Chứng nhận Quyền Sử dụng Đất lâm nghiệp từ năm 2019 nhưng đến nay chưa được nhận.
Huế, Quảng Bình, Quảng Trị đón trận 'mưa vàng' sau đợt nắng nóng kỷ lục lên đến 44 độ C những ngày qua.