Lở đất và mưa lớn cản trở nỗ lực cứu hộ động đất Nhật Bản, số người chết vì thảm họa đã tăng lên 62.
Trận động đất 7,6 độ ngày 1/1 làm rung chuyển tỉnh Ishikawa, đảo Honshu, gây sóng thần cao hơn một mét, hỏa hoạn lớn và xé toạc đường sá. Bán đảo Noto của tỉnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất, với hàng trăm tòa nhà bị lửa thiêu rụi và nhà cửa đổ sập.
Quan chức ứng phó thảm họa của chính quyền tỉnh Ishikawa ngày 3/1 cho hay số người chết đã tăng lên 62, số người bị thương là hơn 300, trong đó 20 người bị thương nặng. Hơn 31.800 người đang ở nơi trú ẩn.
Số người thiệt mạng dự kiến tiếp tục tăng lên trong bối cảnh lực lượng cứu hộ đang bị cản trở bởi dư chấn và thời tiết xấu. Cơ quan Khí tượng Nhật Bản (JMA) cảnh báo mưa lớn ở Noto và "hãy đề phòng sạt lở đất cho đến tối 3/1".
"Hơn 40 giờ đã trôi qua kể từ thảm họa. Chúng tôi nhận được rất nhiều thông tin về những người cần được cứu hộ và những người đang chờ được giúp đỡ", Thủ tướng Fumio Kishida hôm nay cho biết sau cuộc họp của tổ công tác khẩn cấp. "Các nỗ lực cứu hộ đang được chính quyền địa phương, cảnh sát, lính cứu hỏa và các đơn vị hoạt động khác thực hiện, số lượng nhân viên và chó cứu hộ được tăng cường".
"Chúng tôi đang chạy đua với thời gian và tiếp tục cố gắng hết sức để cứu mạng sống, đặt mạng sống của mọi người lên hàng đầu", ông Kishida nói.
Tại thành phố ven biển Suzu, thị trưởng Masuhiro Izumiya cho biết "hầu như không còn ngôi nhà nào đứng vững". "Khoảng 90% nhà cửa trong thành phố đã bị phá hủy hoàn toàn hoặc gần như hoàn toàn. Tình hình vô cùng thảm khốc", ông nói.
Một phụ nữ đang ở nơi trú ẩn trong thành phố Shika cho biết "không thể ngủ được" vì dư chấn. "Tôi rất sợ, không biết bao giờ trận động đất tiếp theo xảy ra", cô nói.
Nhật Bản đã dỡ cảnh báo sóng thần sáng 2/1. Gần 34.000 hộ gia đình ở tỉnh Ishikawa vẫn chưa có điện. Nhiều thành phố không có nước sinh hoạt. Tàu cao tốc Shinkansen và các tuyến đường cao tốc đã hoạt động trở lại sau khi hàng nghìn người mắc kẹt suốt nhiều giờ.
Số lượng các trận động đất ở khu vực bán đảo Noto tăng dần từ năm 2018 tới nay, theo báo cáo năm ngoái của chính phủ Nhật Bản. Mỗi năm, quốc gia này hứng chịu hàng trăm trận động đất và phần lớn không gây thiệt hại nặng.
Thảm họa nghiêm trọng nhất xảy ra gần đây là trận động đất 9 độ dưới đáy biển ngoài khơi đông bắc Nhật Bản năm 2011, gây sóng thần khiến 18.500 người chết hoặc mất tích, đồng thời làm ngập nhà máy điện nguyên tử Fukushima, dẫn tới một trong những thảm họa hạt nhân nghiêm trọng nhất thế giới.
Hồng Hạnh (Theo AFP)
Chiến sự Ukraine thúc đẩy nhu cầu vũ khí tăng cao, kể cả những loại đã ngừng sản xuất hàng chục năm trước, buộc phương Tây phải tăng sản lượng.
Lực lượng vũ trang Ba Lan ngày 24/3 cáo buộc Nga đã vi phạm không phận nước này vào sáng sớm cùng ngày bằng một tên lửa hành trình được phóng đi từ lãnh thổ Nga nhằm vào các mục tiêu ở khu vực phía Tây Ukraine.
Quân đội Israel thông báo bắt hai em gái của phó thủ lĩnh Hamas Saleh al-Arouri, người thiệt mạng trong một vụ tập kích ở Lebanon hồi đầu tháng.
Bộ Ngoại giao cho biết đã có 13 người từ Israel về nước an toàn, khuyến cáo các công dân sớm rời khỏi nước này.
Sau cuộc hội đàm với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ ở Ankara, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken ngày 6/11 cho biết việc Thụy Điển xin gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) sẽ có tiến triển.
Mỹ, Hàn Quốc bắt đầu tập trận Lá chắn Tự do dài 11 ngày nhằm tăng cường răn đe, trong bối cảnh căng thẳng bán đảo Triều Tiên gia tăng.
Điện Kremlin nói ý tưởng dời thủ đô của Nga từ Moskva đến Irkutsk ở đông nam vùng Siberia là 'không thực tiễn'.
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Kritenbink quan ngại về hành động 'vô trách nhiệm và nguy hiểm' của Trung Quốc ở Biển Đông, khẳng định Washington sát cánh cùng Manila.
Ông Zelensky nói 14 lữ đoàn Ukraine không có vũ khí và đang phải chờ viện trợ từ phương Tây, để ngỏ khả năng mở thêm chiến dịch phản công.