Hiện dự án cầu Tứ Liên được Hà Nội chuyển phương thức đầu tư PPP (đối tác công tư) sang đầu tư công.
Sở Giao thông Vận tải Hà Nội thông tin với báo chí liên quan tới tiến độ chuẩn bị đầu tư, khởi công dự án xây dựng cầu Tứ Liên (Hà Nội).
Ông Phan Trường Thành, trưởng phòng Tài chính - Kế hoạch, Sở Giao thông vận tải Hà Nội - cho biết vừa qua Sở đã phối hợp với Tập đoàn Thái Bình Dương nghiên cứu dự án cầu Tứ Liên theo phương thức PPP (đối tác công tư).
Qua nghiên cứu, cả hai đơn vị đã cùng nhau đã lập phương án kỹ thuật, trong đó xác định chiều dài toàn tuyến là 11,5km. Phần cầu chính và đường dẫn hai đầu cầu dài khoảng 5,5km, đường nối đến cầu trên địa bàn huyện Đông Anh dài khoảng 6km.
Tổng mức đầu tư toàn dự án là 22.000 tỉ đồng.
Đáng chú ý, trong tháng 9-2024, UBND TP Hà Nội đã có thông báo giao lại cho Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Giao thông vận tải nghiên cứu đầu tư công đối với dự án cầu Tứ Liên.
Trong đó, Sở Giao thông Vận tải và Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông Hà Nội sẽ triển khai phần cầu chính và đường dẫn hai đầu cầu. Huyện Đông Anh sẽ làm chủ đầu tư phần từ Quốc lộ 5 đến cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên.
"Như vậy, theo lộ trình và kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025 của TP thì chưa xác định nguồn vốn để xây dựng cầu Tứ Liên tại thời điểm này. Giai đoạn này cầu Tứ Liên có trong danh mục các dự án đầu tư nhưng mới dừng lại ở bước chuẩn bị"- ông Thành thông tin.
Cũng theo vị này, dự báo nhanh nhất, cũng phải tới cuối năm 2025 mới xong các thủ tục, chủ trương đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên.
Lý giải về mốc thời gian trên, ông Thành cho biết bởi quy trình chuẩn bị đầu tư một dự án lớn rất phức tạp, từ tư vấn thiết kế, thi công, đấu thầu…. Bên cạnh đó, việc cân đối nguồn vốn của TP cũng là một nguyên nhân dẫn tới việc cầu Tứ Liên chưa thể khởi công trong năm 2025.
Trưởng phòng Tài chính - Kế hoạch, Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho biết thêm, hiện TP đang triển khai nhiều dự án hạ tầng giao thông lớn, đặc biệt như dự án Vành đai 4. Ngoài ra, nhiều công trình cầu yếu, cầu tạm cấp bách cần phải đầu tư, nâng cấp, nhất là sau cơn bão số 3 vừa qua.
Ngoài ra, hiện cầu Trần Hưng Đạo cũng đã được Hà Nội Sở Giao thông vận tải đổi chủ trương đầu tư, từ đầu tư PPP sang đầu tư công, cũng cần phải cân đối nguồn vốn.
Công ty cổ phần Him Lam vừa có công văn gửi UBND TP Hà Nội xin dừng công tác lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án xây dựng cầu Trần Hưng Đạo.
Theo đó, trong công văn gửi Hà Nội, ông Dương Công Hùng - tổng giám đốc Công ty cổ phần Him Lam - cho biết công ty (đơn vị tài trợ kinh phí thi tuyển) đã phối hợp Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông Hà Nội (đơn vị tổ chức thi tuyển) và Hội Kiến trúc sư Việt Nam tổ chức thi tuyển rộng rãi phương thức kiến trúc cầu Trần Hưng Đạo theo quy định của Luật Kiến trúc.
Sau khi có phương án kiến trúc cầu được chọn, Công ty cổ phần Him Lam đã phối hợp Liên danh tư vấn Tổng công ty Tư vấn thiết kế giao thông vận tải - CTCP, Công ty TNHH Chodai & Kiso-Jiban Việt Nam, Công ty TNHH Chodai, Công ty TNHH Kiến trúc Niwa, Công ty TNHH Thiết kế kiến trúc NH Vilage nghiên cứu lập xong báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án xây dựng cầu Trần Hưng Đạo.
Hồ sơ cuối cùng đã được Công ty báo cáo UBND TP Hà Nội và các sở ngành liên quan như sau:
Phương án 1: Nếu đầu tư dự án BOT theo đúng quy định, vốn ngân sách nhà nước chiếm 50%, vốn nhà đầu tư 50% thì không có thời hạn hoàn vốn cho nhà đầu tư.
Phương án 2: Nếu thời hạn hoàn vốn 26 năm, tỉ lệ nguồn vốn sẽ là 70,4% ngân sách và 29,6% nhà đầu tư, thì lại trái với quy định hiện hành.
Do vậy, Công ty cổ phần Him Lam nhận thấy việc đầu tư dự án cầu Trần Hưng Đạo theo phương thức PPP (đối tác công - tư), loại hợp đồng BOT không đúng với Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư.
Trước thực tế trên, Công ty cổ phần Him Lam đề nghị TP Hà Nội cho Him Lam dừng việc lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án, và bàn giao lại cho thành phố toàn bộ hồ sơ đã nghiên cứu về dự án cầu Trần Hưng Đạo để thành phố tiếp tục nghiên cứu đầu tư theo hình thức khác khả thi hơn.
Lần đầu tiên thí sinh học chương trình 2018 thi môn tự chọn, giáo viên nhận xét gì về đề thi?
Trưởng Ban Chính sách, chiến lược Trung ương đánh giá cao sự chủ động của phường Phan Rang (Ninh Thuận) và huyện Cam Lâm (Khánh Hòa).
Thông tin từ Đồn Biên phòng Ngọc Vừng (Bộ đội Biên phòng Quảng Ninh) cho biết đơn vị vừa cứu 6 ngư dân gặp nạn trên vùng biển xã Ngọc Vừng, huyện Vân Đồn, đồng thời lai dắt tàu vào bờ để sửa chữa.
Báo Thế giới và Việt Nam cập nhật những tin tức mới nhất về tình hình xung đột tại Trung Đông.
Một vụ sạt lở đất nghiêm trọng xảy ra trong đêm tại phường Đồng Tâm, TP Yên Bái khiến một căn nhà đổ sập, thiếu nữ 15 tuổi bị vùi lấp và tử vong tại chỗ.
Hàng trăm hộ dân bị cô lập ở Lạng Sơn, trong đó có nhiều người cao tuổi và trẻ em đã được lực lượng chức năng đưa đến nơi an toàn.
>> Đáp án đề thi môn Vật lý tốt nghiệp THPT 2025 tất cả mã đề Thầy Lê Văn Trung, giáo viên chuyên ôn thi ở Hà Nội đánh giá, đề thi tốt nghiệp THPT môn Vật lý năm nay khá vừa sức với học sinh, dự đoán nhiều bài thi đạt điểm 9 và dễ có 'mưa điểm 10'. Đề Vật lý tốt nghiệp cấu trúc 28 câu hỏi trắc nghiệm khách quan với 40 lệnh hỏi; thực hiện trong thời gian 50 phút), được chia làm 3 phần: Phần I gồm 18 câu hỏi trắc nghiệm bốn lựa chọn; Phần II gồm 4...
Tây Ninh - Ban Chấp hành LĐLĐ tỉnh Tây Ninh có 28 người, Ban Thường vụ gồm 8 người, do ông Trần Lê Duy làm Chủ tịch.
Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất và Xuất nhập khẩu Nhật Minh Food Đặng Thị Phương bị bắt với cáo buộc biến hàng chục nghìn tấn dầu ăn chăn nuôi thành thực phẩm cho người.